chan_dung-ke_si

VĂN CHƯƠNG

  • CÂU CHUYỆN DƯỚI TÁN LÁ RỢP - Truyện ngắn Nguyễn Thị Ngọc Tú

    CÂU CHUYỆN DƯỚI TÁN LÁ RỢP - Truyện ngắn Nguyễn Thị Ngọc Tú

    Lượt xem: 2356
    (2)
    Chân Dung Kẻ Sĩ: Nguyễn Thị Ngọc Tú là nhà văn nổi danh trên văn đàn Việt Nam vào những thập kỷ 60, 70, 80 của thế kỷ trước. Bà viết CÂU CHUYỆN DƯỚI TÁN LÁ RỢP năm 1980, sau này được dựng thành phim Dưới tán lá rợp. Năm 2001, bà đã đoạt Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật đợt I. Bà cũng có một con gái theo nghiệp văn chương và nổi tiếng không kém mẹ là nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ.
  • LẶNG LẼ SA PA - Truyện ngắn Nguyễn Thành Long

    LẶNG LẼ SA PA - Truyện ngắn Nguyễn Thành Long

    Lượt xem: 1221
    (0)
    Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa viết năm 1970 sau chuyến đi thực tế Lào Cai của nhà văn Nguyễn Thành Long. Đây là truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách Nguyễn Thành Long và được Bộ giáo dục đưa vào môn Ngữ văn lớp 9.
  • CON NGỰA GIÀ CỦA CHÚA TRỊNH - Truyện ngắn Phùng Cung

    CON NGỰA GIÀ CỦA CHÚA TRỊNH - Truyện ngắn Phùng Cung

    Lượt xem: 1887
    (1)
    "Con ngựa già của chúa Trịnh" là truyện ngắn đầu tay nổi tiếng của nhà văn Phùng Cung đăng trên báo Nhân Văn số 4, tháng Mười 1956. Với ngụ ý chê trách một số nhà văn viết lách theo định hướng, đương nhiên, ông bị đình chỉ công tác. Mặc dù vậy, ông vẫn viết truyện dù không in ở đâu. Tới năm 1961, ông tập hợp bản thảo vài chục truyện ngắn đưa cho một số bạn văn chương đọc. Thật không may, tập bản thảo tới tay lãnh đạo. Ông bị bắt và bị giam mất 12 năm trong các nhà tù Hỏa Lò, Bất Bạt, Yên Bái, Phong Quang. Năm 1973, nhà văn Phùng Cung được trả tự do. Thời điểm này, dù cuộc sống cơ cực nhưng ông vẫn sáng tác. Chuyện sáng tác của ông được nhà văn Phùng Quán mô tả lại như sau: “Sau mười hai năm cách ly đời thường, Phùng Cung như xa lạ với môi trường văn nghệ. Được trả lại tự do, việc đầu tiên là anh cùng với vợ sửa lễ "Tạ ơn cao rộng cho được sống để trở về quê quán". Rồi yên phận hẩm hiu, anh tránh thật xa mùi bút mực. Anh xoay trần làm nghề đập đinh, phụ với vợ thêm nghề bánh rán, nuôi ba đứa con trai đang sức ăn, sức lớn. Song hình như mùi dầu nhờn, gỉ sắt, mỡ rán vẫn không át được mùi bút mực. Những lúc rảnh tay, anh ngồi buồn thiu, thỉnh thoảng chấm ngón tay vào đáy chén trà cặn, viết một từ gì đó lên mặt bàn". Chân Dung Kẻ Sĩ trân trọng giới thiệu lại Con ngựa già của chúa Trịnh của nhà văn Phùng Cung dưới đây
  • THƯƠNG NHỚ ĐỒNG QUÊ - Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp

    THƯƠNG NHỚ ĐỒNG QUÊ - Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp

    Lượt xem: 3332
    (0)
    Thương nhớ đồng quê là truyện ngắn xuất sắc của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp viết năm 1992. Đến năm 1995, Đài NHK của Nhật Bản đã tài trợ toàn bộ kinh phí để đạo diễn Đặng Nhật Minh chuyển thể truyện thành kịch bản phim điện ảnh. Bộ phim sau đó thắng nhiều giải thưởng danh giá của Việt Nam cũng như một số liên hoan phim quốc tế khác.
  • TIẾNG ĐÀN - Truyện ngắn Hoàng Đạo

    TIẾNG ĐÀN - Truyện ngắn Hoàng Đạo

    Lượt xem: 1316
    (0)
    Chân Dung Kẻ Sĩ: Hoàng Đạo (Nguyễn Tường Long) cùng với Thạch Lam là hai người em của nhà văn Nhất Linh (Nguyễn Tường Tam). Với chủ trương chống Pháp và lật đổ triều đình Huế. Ông tham gia viết cho tờ Phong Hóa của anh trai Nhất Linh. Năm 1936, tờ Phong Hóa bị thực dân Pháp đóng cửa do Hoàng Đạo viết bài đả kích Tổng đốc Hà Đông Hà Trọng Phu. Đến năm 1940, Hoàng Đạo, Khái Hưng và Nguyễn Gia Trí bị thực dân Pháp bắt đày lên Sơn La. Truyện ngắn Tiếng Đàn sau đây rút từ tập truyện cùng tên của nhà văn Hoàng Đạo xuất bản năm 1941.
  • LÀM NŨNG - Truyện ngắn Mộng Sơn

    LÀM NŨNG - Truyện ngắn Mộng Sơn

    Lượt xem: 1018
    (1)
    Làm Nũng là truyện ngắn đăng trên Tiểu thuyết thứ bảy (Tập mới) của nữ nhà văn tiền chiến Mộng Sơn (1916-1992). Nhà văn Nguyễn Vỹ kể: Mộng Sơn, bước chân vào làng văn một lượt với Anh Thơ, nhưng lớn hơn tác giả "Bức tranh quê" vài ba tuổi. Lúc đầu, nàng lấy bút hiệu là Sơn Tiên, Vũ Thị Mai, rồi đổi lại là Mộng Sơn sau khi đã đăng vài ba bài thơ khả ái trên báo Đông Phương của Lan Khai... Nàng là con gái thứ hai của một ông quản lý đồn điền ở Chũ (Phủ Lạng Thương), và có một căn bản học thức tạm đầy đủ. Nàng có vẻ đẹp rắn rỏi...Tuy là một gái trẻ trung nhưng thích ở miền rừng núi hoang dã hơn là ở thành thị, thích văn thơ, đọc sách và tư tưởng triết lý hơn là trang điểm và các thú vui vật chất nơi phồn hoa. Mộng Sơn rất thông minh, nhưng không phóng túng, mà cũng không giản dị ngây thơ như Anh Thơ. Nàng không đùa cợt với ái tình và không để tình cảm làm chủ lý trí. Lý tưởng của nàng là đem nữ tính đa cảm của mình ra phụng sự cho nhân loại...Mộng Sơn khác hẳn các thiếu nữ "lãng mạn" của thế hệ tiền chiến là ở chỗ đó.
  • TRĂNG NƠI ĐÁY GIẾNG - Truyện ngắn Trần Thùy Mai

    TRĂNG NƠI ĐÁY GIẾNG - Truyện ngắn Trần Thùy Mai

    Lượt xem: 1386
    (2)
    Trăng nơi đáy giếng là truyện ngắn của nhà văn xứ Huế Trần Thuỳ Mai. Dựa trên truyện ngắn này, biên kịch Châu Thổ đã chuyển thể thành kịch bản của bộ phim điện ảnh cùng tên Trăng Nơi Đáy Giếng vào năm 2008. 
  • QUÁN TRỌ - Truyện ngắn Nguyễn Thị Minh Ngọc

    QUÁN TRỌ - Truyện ngắn Nguyễn Thị Minh Ngọc

    Lượt xem: 3980
    (4)
    Chân Dung Kẻ Sĩ: Nguyễn Thị Minh Ngọc là cây bút bạc tỷ người Bà Rịa của ngành viết lách. Văn chương, kịch bản phim hay kịch bản sân khấu, chị viết bất cứ thể loại nào miễn là có người yêu cầu chị viết, dù đó là bà bầu sân khấu như Kim Cương, hay đạo diễn điện ảnh Bùi Thạc Chuyên. Từ Việt Nam tới Pháp, Mỹ, thậm chí kịch bản của chị có mặt tận sân khấu Broadway danh tiếng.
    Chị cũng viết văn và viết rất hay. Truyện ngắn Kính thưa anh tổng thư ký thắng giải của Thành đoàn, báo Tuổi Trẻ năm 1981. Quán trọ thắng Giải truyện ngắn hay của Kiến Thức Ngày Nay năm 1993. Nắng chiều thắng Giải truyện ngắn của báo Phụ Nữ TP.HCM năm 1986. Chung vách thắng Giải truyện ngắn của báo Văn Nghệ TP.HCM năm 1988. Trinh Tiên thắng Giải Văn học tuổi 20 của NXB Trẻ và Hội Nhà văn TP.HCM năm 1995. Đặc biệt, tập truyện Năm đêm với bé Su thắng Giải A Văn học thiếu nhi của NXB Kim Ðồng và Hội Nhà văn Việt Nam năm 1996. Tiền thưởng của Năm đêm với bé Su trị giá 15 cây vàng, đủ để chị mua được một căn hộ nhỏ tại TPHCM.
« 31 32 33 34 36 38 39 40 41 » ( 61 )