chan_dung-ke_si

VĂN CHƯƠNG

  • ANH GẮNG NUÔI CON - Truyện ngắn Ngọc Giao

    ANH GẮNG NUÔI CON - Truyện ngắn Ngọc Giao

    Lượt xem: 1139
    (0)
    Nỗi sầu khổ vì vợ cũng nguôi dần: người đàn bà ấy đã nằm yên dưới mộ rồi. Trước khi trút hơi thở cuối cùng, nàng còn cầm tay anh dặn dò: "Anh gắng... nuôi... con", và không lúc nào tâm trí anh không vang vọng lời dặn dò khắc khoải ấy. Bây giờ, anh chỉ biết có yêu con. Nó là lẽ sống của anh, cho nên, những khi con ốm, anh ôm chặt nó vào lòng và run sợ: Nếu nó làm sao... thì anh tự sát, vì không nó anh còn biết yêu thương ai trên cái cõi đời gớm ghiếc này!
  • AI PHẢI - Truyện ngắn Trần Tiêu

    AI PHẢI - Truyện ngắn Trần Tiêu

    Lượt xem: 1108
    (1)
    - Phải, số. Cứ nằm dài ra mà ăn, mà chơi rồi đợi số. Không để ý đến nỗi bực dọc của chồng, vợ tủm tỉm cười trả lời tiếp luôn bằng một câu ca dao nữa: "Này mình ơi! Số giầu lấy khó cũng giầu; Số nghèo chín đụn mười trâu cũng nghèo".
  • MỘT NGƯỜI RƠI XUỐNG HỐ - Truyện ngắn Vũ Bằng

    MỘT NGƯỜI RƠI XUỐNG HỐ - Truyện ngắn Vũ Bằng

    Lượt xem: 1311
    (1)
    Chân Dung Kẻ Sĩ: Năm 1931, Vũ Bằng mới 17 tuổi nhưng đã  xuất bản tác phẩm đầu tay Lọ Văn. Không chỉ viết văn, Vũ Bằng còn hoạt động cực kỳ sôi nổi trong lĩnh vực báo chí. Những năm 1930-1940, ông đã là chủ bút tờ Tiểu Thuyết Thứ Bảy, thư ký tòa soạn tờ Trung Bắc Chủ Nhật khi tuổi còn rất trẻ. Không những thế, lúc Nhật-Pháp đang so kè với nhau chiếm nước ta, dưới áp lực kinh người của những kẻ xâm lược, Vũ Bằng vẫn giữ tư thế của tờ Trung Bắc Chủ Nhật là phục vụ người Việt, vì quốc gia dân tộc, khiến cả chính quyền Pháp và Nhật đều phải kiêng nể.  Chuyện này được nhà văn kể lại trong Bốn mươi năm nói láo như sau: "Tôi còn nhớ mãi câu chuyện liên quan tới phụ bản in vào dịp báo xuân lúc đó. "Tiểu Thuyết Thứ Bảy" in một bức tranh lụa của Lê Văn Đệ. Muốn chơi "trội", "Trung Bắc Chủ Nhật" điều đình với họa sĩ Foujita, đến thăm Hà Nội vào một ngày tháng chạp, vẽ riêng cho một bức tranh để làm phụ bản "Trung Bắc Chủ Nhật". Thế là Pháp không bằng lòng. Thiếu tá Robb phàn nàn với cụ Luận và nhờ khuyên Vượng thay đổi phụ bản đi; nhưng đã lỡ quảng cáo rồi, Vượng cứ in phụ bản Foujita một mặt, và lo đối phó với Pháp mặt khác. Rút cục, Pháp cũng chịu luận cứ của Vượng đưa ra là hợp lý và cũng kể từ lúc đó, Pháp và Nhật cùng thi đua mua lòng "Trung Bắc Chủ Nhật" bằng cách này hay bằng cách khác, và có một lúc đại sứ Nhật đã không ngại bảo viên Tổng Lãnh Sự của ông là Ogawa đưa ra một túi bạc để lỳ sì "Trung Bắc Chủ Nhật" nhân dịp Tết."
  • NẮNG CHIỀU VÀNG - Truyện ngắn Nguyễn Thị Thụy Vũ

    NẮNG CHIỀU VÀNG - Truyện ngắn Nguyễn Thị Thụy Vũ

    Lượt xem: 2900
    (1)
    Chân Dung Kẻ Sĩ: Nguyễn Thị Thụy Vũ đang lúc là cô giáo miệt Vĩnh Long thì bỏ lên Sài Gòn. Tới hồi tiền đem theo đã hết mà việc vẫn chưa có, thì may sao một người trong giới chơi bời bảo bà đi dạy Tiếng Anh cho các cô gái làm đĩ ở Sài Gòn. Tiếng Anh chưa rành, thế là bà đăng ký học Tiếng Anh. Bà cứ vừa học vừa dạy, cần mẫn, chăm chỉ và quan sát mấy năm trời như thế... Đâu đó là những chua chát của các cô gái điếm:  "Giấu làm gì hén cô ? Đi đâu ai mà chẳng biết danh tụi tui là mẹ Tây me Mỹ. Người ta lúc nào cũng kêu mình là “con đĩ” chở có ai tôn làm “bà đĩ” bao giờ đâu. Thà nhận phức đi cho thiên hạ còn thương hại. Tui ghét cái lối nói văn huê mỹ. Thứ như tụi tui chỉ để ăn nói tục tằn mới có duyên." Hay một hoàng hôn đã xuất hiện ngay khi một cô gái vừa thấy ánh bình minh? "Nàng là ánh hoàng hôn lộng lẫy. Ánh nắng đỏ đã lên màu rực rỡ tột độ, chỉ đợi giây phút sẫm dần rồi thỏn mỏn tắt đi. Thịt da nàng đã rã rời với từng cơn ân ái miễn cưỡng. Tâm hồn nàng lúc nào cũng bị dày vò bởi khao khát. Tôi liên tưởng đến những cô gái đĩ về già xoay qua nghề tào kê. Nhưng Mi-sen thiếu tài đảm đương đó. Ngày mai là một ngày khác. Bây giờ nàng sống xa hoa, ngày khác sẽ là ngày thế nào khi nàng già xấu đi? Khách tìm hoa thường cạn cợt, thích làm xoa dịu cơn nổi loạn của tế bào, chớ mấy ai đi tìm được cái đẹp huyền nhiệm tiềm ẩn trong người đàn bà." Chân Dung Kẻ Sĩ trân trọng giới thiệu Nắng Chiều Vàng, một truyện ngắn xuất sắc trong tập Mèo Đêm, xuất bản năm 1967 của Nguyễn Thị Thụy Vũ. Đây là truyện ngắn xứng đáng đại diện cho các truyện bà viết về cuộc sống của các cô gái bán hoa ở Sài Gòn những năm 1960.
  • MÙA “LEN” TRÂU - Truyện ngắn Sơn Nam

    MÙA “LEN” TRÂU - Truyện ngắn Sơn Nam

    Lượt xem: 2095
    (0)
    Chân Dung Kẻ Sĩ: Truyện ngắn "Mùa len trâu" của nhà văn Sơn Nam in trong tập Hương Rừng Cà Mau, Phù Sa xuất bản lần đầu năm 1962. Kể từ đó, tập truyện được tái bản nhiều lần và được Nhà xuất bản trẻ mua bản quyền tron đời, coi đó là bảo vật trấn sơn của họ. Câu chuyện kể về những người làm nghề đưa trâu đi tìm cỏ để sống qua mùa lũ đã được chuyển thể thành phim điện ảnh Mùa len trâu vào năm 2003 bởi đạo diễn Nguyễn Võ Nghiêm Minh.
  • CÁI MẶT KHÔNG CHƠI ĐƯỢC - Truyện ngắn Nam Cao

    CÁI MẶT KHÔNG CHƠI ĐƯỢC - Truyện ngắn Nam Cao

    Lượt xem: 1315
    (0)
    Hỡi Thượng đế mà người ta đồn là rất công bình và chỉ làm toàn những điều nhân, sao Ngươi lại cho tôi một cái mặt tai hại cho tôi đến thế? Một cái mặt... nó thế nào! Ai chỉ gặp tôi có một lần cũng phải có một cảm tưởng khó chịu về tôi, mặc dù tôi gặp ai cũng cố làm mình không đến nỗi là một thằng đáng ghét.
  • TÔI ĐI HỌC - Truyện ngắn Thanh Tịnh

    TÔI ĐI HỌC - Truyện ngắn Thanh Tịnh

    Lượt xem: 1211
    (0)
    Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và đầy gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tôi tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học. Tôi không lội qua sông thả diều như thằng Quý và không đi ra đồng nô đùa như thằng Sơn nữa. Trong chiếc áo vải dù đen dài tôi cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn.
  • ĐÊM TỐI BAO LA - Truyện ngắn Nguyễn Thị Thụy Vũ

    ĐÊM TỐI BAO LA - Truyện ngắn Nguyễn Thị Thụy Vũ

    Lượt xem: 1778
    (0)
    Nguyễn Thị Thụy Vũ là nữ nhà văn người Vĩnh Long, cùng với bốn nữ nhà văn khác được xem là năm nữ tác giả viết văn hay nhất Miền Nam trước năm 1975. Sau năm 1975, chồng bà là nhà thơ Tô Thùy Yên, người có bài thơ phổ nhạc thành bài hát nổi tiếng Chiều về trên phá Tam Giang qua Mỹ với chánh thất. Bà ở lại Lộc Ninh nuôi các con, trong đó có người con gái út bị liệt não từ khi hai tuổi. Bà ngừng viết văn do tác phẩm bị quy là đồi trụy. Để có tiền nuôi các con, nữ nhà văn tất tả ngược xuôi, buôn bán vặt, làm lơ xe đò, làm rẫy, chăn dê, trồng cà phê…
« 30 31 32 33 35 37 38 39 40 » ( 61 )