chan_dung-ke_si

VĂN CHƯƠNG

  • MỢ DU - Truyện ngắn Nguyên Hồng

    MỢ DU - Truyện ngắn Nguyên Hồng

    Lượt xem: 1743
    (2)
    Nhà văn Nguyên Hồng (1918-1982) bắt đầu viết văn từ năm 1936 với truyện ngắn "Linh Hồn" đăng trên Tiểu thuyết thứ 7. Đến năm 1937, ông thực sự gây được tiếng vang trên văn đàn với tiểu thuyết "Bỉ vỏ". Tiểu thuyết "Bỉ vỏ" là bức tranh xã hội sinh động về thân phận những "con người nhỏ bé dưới đáy" như Tám Bính, Năm Sài Gòn... Nguyên Hồng tham gia phong trào Mặt trận Dân chủ (1936-1939) ở Hải Phòng. Tháng 9 năm 1939, ông bị mật thám bắt và bị đưa đi trại tập trung ở Bắc Mê (Hà Giang) năm 1940. Năm 1943, Nguyên Hồng tham gia Hội Văn hóa Cứu quốc bí mật cùng với Nam Cao, Tô Hoài, Nguyễn Huy Tưởng...
  • HAI CHỊ EM - Truyện ngắn Nhất Linh

    HAI CHỊ EM - Truyện ngắn Nhất Linh

    Lượt xem: 1264
    (1)
     Chân Dung Kẻ Sĩ: Nhà văn Nhất Linh tên thật là Nguyễn Tường Tam, có thơ đăng báo từ năm 16 tuổi. Ông còn có hai người em trai cũng là nhà văn rất nổi tiếng là Nguyễn Tường Long, tức nhà văn Hoàng Đạo; Nguyễn Tường Lân, tức nhà văn Thạch Lam.
  • ÔNG LÃO ĂN MÀY - Truyện ngắn Nguyễn Khắc Mẫn

    ÔNG LÃO ĂN MÀY - Truyện ngắn Nguyễn Khắc Mẫn

    Lượt xem: 2039
    (0)
    Chân Dung Kẻ Sĩ: Nguyễn Khắc Mẫn là nhà văn quê Tiên Du, Bắc Ninh. So với các nhà văn trước 1945, ông ít được biết đến hơn. Trong ba lần Tự Lực văn đoàn trao giải thưởng, nhà văn Nguyễn Khắc Mẫn là người duy nhất được vinh danh tới hai lần. Lần thứ nhất, do Tự lực văn đoàn thấy không có cuốn sách nào xứng đáng trao giải nhất và nhì, nên đã trao cho cuốn Cô Thúy của ông cùng với ba tác giả khác, mỗi giải ba trị giá 25 đồng. Lần thứ hai, ông được trao một giải không chính thức của Tự Lực Văn Đoàn, đó là giải thưởng LD- 30 đồng, của một người phụ nữ vô danh trao tặng cho cuốn tiểu thuyết Nỗi Lòng của ông. Ông Lão Ăn Mày là truyện ngắn ông viết sau các giải thưởng nói trên, đăng trên Ngày Nay số 109, 8-5-1938.
  • CÁI XÓ BẾP - Truyện ngắn Lê Văn Trương

    CÁI XÓ BẾP - Truyện ngắn Lê Văn Trương

    Lượt xem: 1208
    (1)
    Chân Dung Kẻ Sĩ: Lê Văn Trương sinh tại Hà Nội, học tiểu học ở Bắc Giang (phố Nghĩa Long này nay) rồi trở về Hà Nội học và thi đậu vào Sở dây thép. Ông được đưa sang Campuchia làm bưu điện. Làm cho người Pháp ít lâu, chán, ông bỏ và lăn lộn đủ thứ nghề, từ đi làm thầu khoán, nhận thầu xây cả đường xe lửa nối Battambang với Phnompenh, tới đi buôn bò... Khủng hoảng kinh tế những năm 1930, ông phá sản và trở về Việt Nam. Từ đây, vốn sống không thể mua được bằng tiền của ông đã khiến một Lê Văn Trương nhà văn ra đời đánh dấu bằng tập truyện đầu tay Trước Cảnh Hoang Tàn Đế Thiên Đế Thích – nxb Trung Bắc, 1935. Truyện ngắn Cái xó bếp dưới đây in trong tập truyện ngắn nói trên của ông.
  • THẰNG ĂN CẮP - Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan

    THẰNG ĂN CẮP - Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan

    Lượt xem: 1301
    (0)
    Chân Dung Kẻ Sĩ: THẰNG ĂN CẮP là truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Công Hoan rút từ tập Kép Tư Bền - Tiểu thuyết thứ bảy xuất bản, 1935. Người ta gờm mặt nó! Người ta sợ nó! Hễ nó lảng vảng đến, người ta ngờ, người ta canh, người ta giữ, coi nó như một con chó đói. Một hôm, nó vơ vẩn giữa đám hàng bán rong. Thấy nó, bà hàng rau đứng dậy, quẩy gánh lên vai, đi chỗ khác. Bà hàng thịt sờ lại ruột tượng. Bà hàng bún riêu nắn lại túi tiền. Bà hàng lê bấm cô hàng bánh đúc. Chị bán bánh rán sốt đưa mắt cho bác bán khoai. Họ thì thào: - Thằng ăn cắp.
  • ÔNG NĂM CHUỘT - Truyện ngắn Phan Khôi

    ÔNG NĂM CHUỘT - Truyện ngắn Phan Khôi

    Lượt xem: 1236
    (1)
    Chân Dung Kẻ Sĩ: Phan Khôi (1887-1959) là cháu ngoại của Tổng đốc Hà Nội Hoàng Diệu, là một học giả tên tuổi, một nhà thơ, nhà văn, thành viên của nhóm Nhân Văn - Giai Phẩm. Ông cũng là người tiên phong của phong trào Thơ Mới 1930-1945. Ông còn nổi tiếng vì sự trực ngôn, trước 1945 được mang danh là Ngự sử văn đàn, phê phán chính sách cai trị của thực dân Pháp, hay đối thoại không kiêng dè với bất cứ học giả nào từ Nam chí Bắc. Ông cũng tham gia các phong trào như Đông Kinh Nghĩa Thục, sau đó là Văn Thân cùng cụ Huỳnh Thúc Kháng. Ông từng bị thực dân Pháp bắt trong vụ biểu tình Trung Kỳ dân biến năm 1908, mãi tới năm 1914 mới được ân xá.
  • MỘT ĐÊM VUI - Truyện ngắn Ngọc Giao

    MỘT ĐÊM VUI - Truyện ngắn Ngọc Giao

    Lượt xem: 1184
    (1)
    Chân Dung Kẻ Sĩ: Nhà văn Ngọc Giao không chỉ là một nhà văn có các tác phẩm được nhiều người tìm đọc, mà ông còn là thư ký tòa soạn của Tiểu thuyết thứ bảy, là bà đỡ văn chương cho rất nhiều nhà văn thời đó. Tuy vậy, vẫn có một chuyện mà ông giữ mãi trong lòng cho tới tận năm 80 tuổi ông mới công khai, liên quan tới bài thơ nổi tiếng Hai Sắc Hoa Tigon. Bài thơ suýt nữa đã không bao giờ được độc giả biết tới, nếu không nhờ một đám ma đi qua tòa soạn. Ông sợ cảnh đám ma, đành ngồi lại, chờ, nhân đó nhặt một tờ giấy học trò có nét bút chì nguệch ngoạc. Và đó chính là bài Hai Sắc Hoa Tigon nổi tiếng. Ông viết: “... Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh bị bỏ rơi sọt rác như vậy đó. Nó càng được bạn đọc nhắc đến bao nhiêu, tôi càng ân hận về lỗi làm ăn cẩu thả, sơ xuất bấy nhiêu... Nếu không có cái đám ma qua phố thổi kèn rầu rĩ đó thì tôi đã đội mũ lên đầu, không cúi xuống sọt rác... thì đóa hải đường Hai sắc hoa ti gôn đành an phận nằm trong đó, rồi người ta mang đi theo thường lệ, người ta phóng lửa đốt cả... Trong đó, rất có thể cả những áng văn hay mà cái anh thư ký tòa soạn quan liêu, nhác lười, cẩu thả đã ném đi!...”.
  • NGƯỜI CON GÁI TỈNH BẮC - Truyện ngắn Phạm Cao Củng

    NGƯỜI CON GÁI TỈNH BẮC - Truyện ngắn Phạm Cao Củng

    Lượt xem: 4269
    (1)
    Chân Dung Kẻ Sĩ: Phạm Cao Củng (1913–2012) là nhà văn chuyên viết truyện trinh thám, nổi tiếng trước năm 1945. Ông được xem là "Vua truyện trinh thám Việt Nam" và cũng được coi là người viết truyện trinh thám đầu tiên của Việt Nam. Giới văn học xem ông là tác giả đầu tiên đã cắm cột mốc cho thể loại tiểu thuyết trinh thám Việt Nam. Không những thế, ngành công an non trẻ của Việt Minh hồi bấy giờ thán phục sự hiểu biết của Phạm Cao Củng đến nỗi mời ông về làm phản gián tình báo, giảng viên cho ngành. Tuy vậy, không ít người trong giới nghiên cứu lại có cái nhìn không thiện cảm về tiểu thuyết trinh thám và coi đó không phải là văn chương. Câu "tiểu thuyết ba xu" cũng là từ Phạm Cao Củng mà ra, do ông in những cuốn tiểu thuyết chỉ dày có mười sáu trang, bán với giá ba xu mỗi cuốn để dễ bán và bán được nhiều hơn. Về phần mình, Phạm Cao Củng tự nhận ông chỉ là anh thợ viết. Nhưng làm "anh thợ viết" được như Phạm Cao Củng, một tác giả tiểu thuyết trinh thám mà cho tới tận ngày nay, chưa có một tác giả nào của Việt Nam có thể vượt qua được, thì chắc có lẽ ít ai sẽ chối từ.
« 35 36 37 38 40 42 43 44 45 » ( 61 )