chan_dung-ke_si

VĂN CHƯƠNG

  • HÈN ĐẠI NHÂN - Truyện ngắn Lê Đạt

    HÈN ĐẠI NHÂN - Truyện ngắn Lê Đạt

    Lượt xem: 1789
    (0)
    Chân Dung Kẻ Sĩ: Nhà văn Lê Đạt từng bị cấm viết ba mươi năm, từ 1958 đến năm 1988, năm ông được phục hồi tư cách hội viên Hội nhà văn Việt Nam, không lâu sau thời đất nước mở cửa và văn chương Việt Nam xuất hiện cơn bão do nhà văn Nguyến Huy Thiệp tạo ra với Tướng Về Hưu năm 1987. Năm 2007, Nhà văn Lê Đạt được trao Giải thưởng Nhà nước với các tập thơ: Bóng chữ, Ngỏ lời và tập truyện ngắn Hèn đại nhân. Một năm sau ông mất.
  • MỘT LOÀI CHIM TRÊN SÓNG - Truyện ngắn Đỗ Chu

    MỘT LOÀI CHIM TRÊN SÓNG - Truyện ngắn Đỗ Chu

    Lượt xem: 1731
    (1)
    Chân Dung Kẻ Sĩ: Có thể coi Một loài chim trên sóng là tác phẩm hay nhất của nhà văn Đỗ Chu. Câu chuyện như dòng Sông Cầu quê hương của nhà văn, lúc lững thững trôi, lúc cuồn cuộn nổi sóng, lúc nên thơ trong buồn tẻ, lúc hừng hực xao xác những phận người. Một loài chim trên sóng là tác phẩm hội tụ những gì tinh hoa nhất của Đỗ Chu. Ông từng có những bài tùy bút hay, những truyện ngắn đã được trao Giải thưởng nhà nước. Còn Một loài chim trên sóng có cả hai, như một tùy bút, như một truyện ngắn, có khi là cả hồi ức của chính nhà văn.  “Họ kể chuyện quân ta hết bò vào lại bò ra, quân địch chui rúc như nhím như chuột. Bà tôi buông gọn một câu chắc là trên đó phải có lắm người chết. Người chết chẳng kể gì được với ai, nhưng đấy mới là những người đáng thờ.”
  • MỘT CÁI CHẾT - Truyện ngắn Vũ Trọng Phụng

    MỘT CÁI CHẾT - Truyện ngắn Vũ Trọng Phụng

    Lượt xem: 1209
    (0)
    Anh tính, người ta đang đuổi thế mà mình lại cho tiền chả hoá ra chửi mát người ta hay sao? Nghĩ thế, tôi đành khoanh tay ngồi nín lặng xem cái tấn kịch ấy nó diễn ra trong ba, bốn phút.
  • DAO CẦU THUYỀN TÁN - Phóng Sự Ngô Tất Tố

    DAO CẦU THUYỀN TÁN - Phóng Sự Ngô Tất Tố

    Lượt xem: 1653
    (0)
    Ngô Tất Tố với tác phẩm Tắt Đèn là một nhà văn tiêu biểu của dòng văn chương hiện thực phê phán. Ông được Vũ Trọng Phụng, một nhà văn hiện thực phê phán xuất sắc khác, từng ca ngợi Tắt Đèn là  "một tiểu thuyết có luận đề xã hội hoàn toàn phụng sự dân quê, một áng văn có thể gọi là kiệt tác, tòng lai chưa từng thấy". Bên cạnh văn chương, Ngô Tất Tố còn là một bậc thầy về báo chí, đặc biệt là ở thể loại phóng sự. Nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ trong một công bố cho biết đã tìm thấy 1350 bài báo của Ngô Tất Tố, dài gần 4500 trang.  Nhà văn nhà báo kỳ cựu Vũ Bằng, tác giả của Bốn mươi năm nói láo thì tôn vinh Ngô Tất Tố "là một huấn luyện viên của tôi trong nghề báo".
  • KÒN TRÔ - Truyện ngắn Lý Văn Sâm

    KÒN TRÔ - Truyện ngắn Lý Văn Sâm

    Lượt xem: 1398
    (0)
    Chân Dung Kẻ Sĩ: Kòn Trô là truyện ngắn đầu tay của nhà văn Lý Văn Sâm viết năm 1941, in trên Tiểu thuyết thứ bảy năm 1942. Ông là người cuối cùng của làng văn viết truyện đường rừng thời Pháp thuộc, nhưng là nhà văn đầu tiên của Nam Bộ viết thể loại này và để lại dấu ấn sâu đậm.
  • NGƯỜI SƠN NHÂN - Truyện ngắn Lưu Trọng Lư

    NGƯỜI SƠN NHÂN - Truyện ngắn Lưu Trọng Lư

    Lượt xem: 1558
    (1)
    Chân Dung Kẻ Sĩ: Nhắc tới Lưu Trọng Lư, người ta chỉ nghĩ đến ngay một nhà thơ tài hoa nổi tiếng vơi những câu thơ Em không nghe rừng thu/ lá thu kêu xào xạc/ con nai vàng ngơ ngác/ đạp trên lá vàng khô? trong Thi nhân Việt Nam do Hoài Thanh và Hoài Chân biên soạn. Hiểu biết về Lưu Trọng Lư chỉ thay đổi cho đến năm 2011. Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông, các tác phẩm văn xuôi của ông đã được sưu tầm và xuất bản lại đầy đủ, giúp độc giả có cái nhìn toàn vẹn và đầy đủ nhất về văn chương của ông, không chỉ là nhà thơ mà còn là một nhà văn tài năng. Truyện ngắn Người Sơn Nhân trong tập truyện cùng tên dưới đây được Phan Khôi xếp chung với Hồn bướm mơ tiên là hai tác phẩm hay nhất năm 1933.
  • LẦM THAN - Truyện dài Lan Khai Phần 2

    LẦM THAN - Truyện dài Lan Khai Phần 2

    Lượt xem: 1943
    (1)
    Chân Dung Kẻ Sĩ: Nhà văn Lan Khai tên thật là Nguyễn Đình Khải sinh ra tại Tuyên Quang nhưng thuộc dòng dõi nhà nho ở Huế. Cha của nhà văn là cụ Nguyễn Đình Chức cùng hai người anh từ Huế ra bắc hưởng ứng Chiếu Cần Vương và tham gia khởi nghĩa Hương Khê Hà Tĩnh. Khởi nghĩa thất bại, cụ Nguyễn Đình Chức cùng các anh lưu lạc lên vùng Tuyên Quang. Lan Khai thông minh, học rất giỏi Hán văn, Pháp văn, làm thơ viết văn từ 12 tuổi. Năm 1924, ông về Hà Nội học trường Bưởi, đến năm học thứ ba thì ông bị đuổi học do tham gia bãi khóa đòi thả Phan Bội Châu và để tang Phan Châu Trinh. Bị đuổi học, ông thi vào trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, thuộc lớp sau của các họa sĩ Tô Ngọc Vân, Bạch Yến, Lê Thị Diệu. Học hết hai năm, ông bỏ về Tuyên Quang dạy học, dịch sách, viết văn, do bị mật thám theo dõi. Sau đó, từ Việt Bắc, ông hành trình tới Tây Nguyên và các tỉnh Nam Kỳ để vẽ tranh phong cảnh và sưu tầm văn học dân gian. Năm 1930, Lan Khai bị thực dân Pháp bắt và tuyên án tử hình, bị nhốt tại Hỏa Lò do tham gia phong trào yêu nước kháng Pháp. Gia đình ông phải bán hết gia sản để chuộc tội ông mới được tha. Năm 1938, nhà văn Lan Khai đã vượt qua bộ máy kiểm duyệt của thực dân Pháp để xuất bản cuốn tiểu thuyết Lầm Than. Đây được coi là cuốn tiểu thuyết đầu tiên viết về đề tài công nhân của Việt Nam. Trong tác phẩm, Lan Khai đã mô tả đời sống lầm than cơ cực và chết chóc của những người thợ do sự áp bức bóc lột của thực dân Pháp. Cuối năm 1939, lần thứ hai Lan Khai bị thực dân Pháp bắt giam. Lần này là vì tội viết cuốn Lầm Than, đã vạch mặt những tội ác của người Pháp tại Việt Nam. Tới tận năm 1943 ông mới được chúng thả. Chân Dung Kẻ Sĩ trân trọng giới thiệu, Lầm Than của nhà văn Lan Khai, TÂN DÂN xuất bản 1938.
  • LẦM THAN - Truyện dài Lan Khai Phần 1

    LẦM THAN - Truyện dài Lan Khai Phần 1

    Lượt xem: 1735
    (1)
    Chân Dung Kẻ Sĩ:
    Nhà văn Lan Khai tên thật là Nguyễn Đình Khải sinh ra tại Tuyên Quang nhưng thuộc dòng dõi nhà nho ở Huế. Cha của nhà văn là cụ Nguyễn Đình Chức cùng hai người anh từ Huế ra bắc hưởng ứng Chiếu Cần Vương và tham gia khởi nghĩa Hương Khê Hà Tĩnh. Khởi nghĩa thất bại, cụ Nguyễn Đình Chức cùng các anh lưu lạc lên vùng Tuyên Quang.
    Lan Khai thông minh, học rất giỏi Hán văn, Pháp văn, làm thơ viết văn từ 12 tuổi. Năm 1924, ông về Hà Nội học trường Bưởi, đến năm học thứ ba thì ông bị đuổi học do tham gia bãi khóa đòi thả Phan Bội Châu và để tang Phan Châu Trinh. Bị đuổi học, ông thi vào trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, thuộc lớp sau của các họa sĩ Tô Ngọc Vân, Bạch Yến, Lê Thị Diệu. Học hết hai năm, ông bỏ về Tuyên Quang dạy học, dịch sách, viết văn, do bị mật thám theo dõi. Sau đó, từ Việt Bắc, ông hành trình tới Tây Nguyên và các tỉnh Nam Kỳ để vẽ tranh phong cảnh và sưu tầm văn học dân gian.
    Năm 1930, Lan Khai bị thực dân Pháp bắt và tuyên án tử hình, bị nhốt tại Hỏa Lò do tham gia phong trào yêu nước kháng Pháp. Gia đình ông phải bán hết gia sản để chuộc tội ông mới được tha.
    Năm 1938, nhà văn Lan Khai đã vượt qua bộ máy kiểm duyệt của thực dân Pháp để xuất bản cuốn tiểu thuyết Lầm Than. Đây được coi là cuốn tiểu thuyết đầu tiên viết về đề tài công nhân của Việt Nam. Trong tác phẩm, Lan Khai đã mô tả đời sống lầm than cơ cực và chết chóc của những người thợ do sự áp bức bóc lột của thực dân Pháp.
    Cuối năm 1939, lần thứ hai Lan Khai bị thực dân Pháp bắt giam. Lần này là vì tội viết cuốn Lầm Than, đã vạch mặt những tội ác của người Pháp tại Việt Nam. Tới tận năm 1943 ông mới được chúng thả.
    Chân Dung Kẻ Sĩ trân trọng giới thiệu, Lầm Than của nhà văn Lan Khai.
« 26 27 28 29 31 33 34 35 36 » ( 66 )