chan_dung-ke_si

VĂN CHƯƠNG

  • GIẤC MƠ ÔNG LÃO VƯỜN CHIM - Truyện ngắn Anh Đức

    GIẤC MƠ ÔNG LÃO VƯỜN CHIM - Truyện ngắn Anh Đức

    Lượt xem: 1879
    (0)
    Chân Dung Kẻ Sĩ: Giấc mơ ông lão vườn chim là truyện ngắn rút từ trong tác phẩm Bức Thư Cà Mau của nhà văn Anh Đức.
  • NHỮNG PHÚT CHIA LY - Truyện ngắn Bà Tùng Long

    NHỮNG PHÚT CHIA LY - Truyện ngắn Bà Tùng Long

    Lượt xem: 2029
    (2)
    Chân Dung Kẻ Sĩ: Trong vòng 40 năm, Bà Tùng Long (Lê Thị Bạch Vân) đã viết gần 400 truyện ngắn và 60 truyện dài, tiểu thuyết, chưa kể rất nhiều các bài báo. Bà Tùng Long, mẹ của nhà văn Nguyễn Đông Thức, không nhận mình là nhà văn. Bà bảo viết chỉ là nghề để nuôi chồng và nuôi con, khi nào đứa lớn lo được cho đứa nhỏ, bà sẽ ngừng viết. Năm 1972, bà ngừng viết thật. Thời sung mãn, bà kiếm được cả chục cây vàng mỗi tháng nhờ viết lách. Nhờ đó, bà có đủ tiền để nuôi chồng và 9 người con, mua căn cư xá Chu Mạnh Trinh, nơi tập trung rất nhiều văn nghệ sĩ nổi tiếng Sài Gòn thời bấy giờ. Có tiền, bà có thể mua thang thuốc “Thập toàn đại bổ” có giá cả lượng vàng ngâm rượu cho chồng uống, mua trà Thiết Quan Âm đắt tiền cho chồng thưởng thức hoặc chiều những thói quen phong lưu khác của ông.
  • NGHĨA ĐỊA XÓM CHÙA - Truyện ngắn Đoàn Lê

    NGHĨA ĐỊA XÓM CHÙA - Truyện ngắn Đoàn Lê

    Lượt xem: 1797
    (1)
    Nhà văn Đoàn Lê là tác giả của tiểu thuyết Gia phả để lại, đạt giải thưởng lớn của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1990. Bà còn thắng Giải nhất văn xuôi của Tạp chí Tác phẩm mới với tác phẩm Hạt vừng, Giải thưởng văn xuôi của Tạp chí Sông Hương với Đêm ngâu vào. Ngoài sáng tác văn chương, Đoàn Lê còn là biên kịch, đạo diễn, diễn viên. Kịch bản Làng Vũ Đại ngày ấy do bà viết đã trở thành một tác phẩm điện ảnh kinh điển của Việt Nam. 
  • ĐẦM MA - Truyện ngắn Trần Quang Vinh

    ĐẦM MA - Truyện ngắn Trần Quang Vinh

    Lượt xem: 1338
    (4)
    Chân Dung Kẻ Sĩ: Nhà văn Trần Quang Vinh sinh năm 1949, học chuyên toán nhưng lại gắn bó với nghiệp văn bằng truyện ngắn đầu tay “Đầm ma” in trên Báo Văn nghệ Hạ Long cuối năm 1989. Ngay lập tức, “Đầm ma” đã gây xôn xao dư luận vùng mỏ Quảng Ninh. Câu chuyện vừa thực vừa ảo nhưng lại phơi bày sự thật trần trụi về nhân vật lãnh đạo của một thị xã. Đầm Ma đã thành công và được độc giả yêu mến nhưng cũng khiến nhà văn phải chịu hệ lụy. Ông đã phải rời xa quê hương vào Vũng Tàu và đi tiếp con đường văn chương tại đây. 
  • NHỮNG NGƯỜI ĐI Ở - Truyện ngắn Bùi Ngọc Tấn

    NHỮNG NGƯỜI ĐI Ở - Truyện ngắn Bùi Ngọc Tấn

    Lượt xem: 1767
    (0)
    Mẹ nuôi con biển hồ lai láng Con nuôi mẹ kể tháng kể ngày Chân Dung Kẻ Sĩ: Những người đi ở của Bùi Ngọc Tấn hóa ra là cha là mẹ của những đứa con ở trong thành phố. Đó là ba nhân vật ông Hào, ông Huyên, bà Tuyết, vì thương con phải rời xa quê nhà, đi chăm con cho những đứa con trai con gái của họ. Vẫn im lặng. Rồi như nghĩ ra điều gì, ông Hào bỗng hạ giọng thì thào, làm ra vẻ bí mật, sợ sệt: - Thế thế bây giờ nhà chủ có đứa nào ở nhà không? - Cái gì? Nói to lên nào. Ông Hào thì thào khẽ hơn trước: - Chủ nó đã có đứa nào về chưa? Bà Tuyết đã hiểu. Bà phá lên cười: - Chủ nó chưa về!
  • CHIỀU SƯƠNG - Truyện ngắn Bùi Hiển

    CHIỀU SƯƠNG - Truyện ngắn Bùi Hiển

    Lượt xem: 1087
    (0)
    Ông Phó Nhụy hỏi bạn chài: - Tiếng ai nhỉ? Nghe giọng lạ gớm. Mà sao họ biết thuyền mình? Đoạn cất cao tiếng: - Tôi Phó Nhụy đây. Thuyền bên ấy cũng vừa tháo tố đó phải không? Có biết đây là đâu không? Bên kia đáp: - Ngang Cương Gián. Giờ phải đi xế lên mà vô lạch. Trên thuyền ông Phó Nhụy, người bàn cãi lao xao. Gió thổi từ phía nam, sao thuyền lại giạt xuống ngang Hà Tĩnh được?
  • LIỄU CHƯƠNG ĐÀI- Truyện ngắn Bão Vũ

    LIỄU CHƯƠNG ĐÀI- Truyện ngắn Bão Vũ

    Lượt xem: 1028
    (1)
    Sinh nhớ cái đêm Thục rời bỏ Nghĩa trở lại với mình. Anh đứng ngoài hiên nhà Nghĩa phấp phỏng chờ. Sinh bị ướt sũng khi đội mưa đến đây. Anh đứng run cầm cập, nghe rõ tiếng trong nhà đang thu dọn gì đó. - Thục đem cái màn đôi đi. Tôi vẫn còn cái màn cá nhân - Tiếng Nghĩa. - Biết làm sao bây giờ, hả trời? Sao chưa đích xác mà họ đã báo tử, để bây giờ ra nông nỗi này - Thục như kêu lên. - Ngày xưa thì bảo tại trời. Bây giờ thì chẳng biết tại ai. Thôi thì Thục cứ về với người ta. May mà chúng mình chưa có con, đỡ phiền toái. Giấy hủy bỏ hôn ước tôi làm xong rồi đây. Thục cầm lấy. - Anh... Để rồi em nói với anh Sinh. - Anh sẽ là anh cả của chúng em. Thỉnh thoảng anh sang chơi. - Thế sao tiện. Thục đừng bận tâm về tôi nữa. Rồi tôi sẽ đi khỏi đây. Tôi đã đổi nhà cho chú Quýnh ngoài bãi rồi. Mà chưa biết chừng tôi sẽ lên chỗ bà cô ở Thái Nguyên. Thục cố quên chuyện cũ đi. - Sao anh phải khổ thế? Anh làm thế chúng em có tội... - Thục khóc. - Thôi Thục về đi. Tôi không thể đưa tiễn được. Cánh cửa hé mở. Thục đầu trần khoác túi vải, ào ra ngoài trời mưa, như trốn chạy. Sinh đuổi theo đến đường cái, giữ Thục lại, ôm xiết lấy cô. Anh đã tìm lại được Thục của anh, không phải Thục trong những giấc mơ giữa rừng lạnh, dưới những trận bom rải thảm; với cảm giác của một người đói đến phát sốt trong cơn ngủ mê ăn ngấu nghiến những thức ngon nhưng vô vị như nhai giấy; mà là Thục với thân hình ấm mềm ngày trước. Nhưng Thục gỡ tay anh, thở hổn hển: "Giữa đường, người ta thấy, dơ lắm". Rồi cô xách cái túi chạy lên trước.
  • CON CÁ SONG - Truyện ngắn Anh Đức

    CON CÁ SONG - Truyện ngắn Anh Đức

    Lượt xem: 1632
    (0)
    Chân Dung Kẻ Sĩ: Nhà văn An Giang Anh Đức (Bùi Đức Ái, 1935-2014) được nhiều người biết đến với Một chuyện chép ở bệnh viện, được dựng thành phim Chị Tư Hậu năm 1962, Hòn Đất, được dựng thành phim cùng tên năm 1983. Năm 2000, nhà văn Anh Đức đã được nhà nước trao Giải thưởng Hồ Chí Minh, gồm hai tác phẩm kể trên cùng với Bức thư Cà Mau. Chân Dung Kẻ Sĩ trân trọng giới thiệu tác phẩm Con Cá Song của nhà văn Anh Đức, giải nhất cuộc thi truyện ngắn Tạp chí Văn Nghệ năm 1958.
« 23 24 25 26 28 30 31 32 33 » ( 60 )