chan_dung-ke_si

VĂN CHƯƠNG

  • MỘT VỤ BẮT RƯỢU LẬU - Truyện ngắn Nguyễn Tuân

    MỘT VỤ BẮT RƯỢU LẬU - Truyện ngắn Nguyễn Tuân

    Lượt xem: 2322
    (0)
    Chân Dung Kẻ Sĩ: "Truyện ngắn của Nguyễn Tuân “Một vụ bắt rượu lậu” kể bác nhiêu Tìn mưu trí vờ bê chĩnh tương chạy rồi nhảy xuống ao để Tây đoan và lính tráng đuổi theo bắt, đánh lạc hướng cho bà vợ ôm vò cơm rượu thật tẩu thoát. Tên làng trong truyện là Phong Cốc, đúng tên làng tôi. Lần tìm, tôi được biết Nguyễn Tuân viết dựa vào một vụ việc có thật nổi tiếng toàn xứ Ðông Dương xảy ra ngày 14/9/1936, khi tên Tây phụ trách thuế vụ Bernardet cùng lính tráng vào Phong Cốc quê tôi mượn cớ bắt rượu lậu để lùng sục những người cách mạng. Khi những người cách mạng tập trung dân làng để phản đối, Bernardet nổ súng khiến lý trưởng Trần Văn Hoàng thiệt mạng. Vụ việc khiến cho mười chiến sĩ cách mạng người trong làng bị bắt, nhưng cũng biến thành một vụ kiện đình đám khiến Bernardet bị phạt 5 tháng tù án treo và bị trục xuất khỏi xứ Trung Kỳ. Chính luật sư Trần Văn Chương (sau trở thành đại sứ chế độ họ Ngô tại Mỹ, bố của Trần Lệ Xuân) bào chữa cho những người làng bị bắt." Trích trong bài Quê hương có khi mà ta không biết của Lê Xuân Sơn.
  • MƠ VỀ MỘT CUỘC CHỌI TRÂU – Truyện ngắn Vũ Bằng

    MƠ VỀ MỘT CUỘC CHỌI TRÂU – Truyện ngắn Vũ Bằng

    Lượt xem: 1630
    (0)
    Chân Dung Kẻ Sĩ: Vũ Bằng hoạt động sôi nổi trong lĩnh vực báo chí từ những năm 1930-1940 khi tuổi đời còn rất trẻ. Ông là chủ bút tờ Tiểu Thuyết Thứ Bảy, thư ký tòa soạn tờ Trung Bắc Chủ Nhật khi mới hơn hai mươi tuổi. Khi Nhật-Pháp so kè với nhau chiếm nước ta, dưới áp lực kinh người của những kẻ xâm lược, Vũ Bằng vẫn giữ tư thế của tờ Trung Bắc Chủ Nhật là phục vụ người Việt, vì quốc gia dân tộc, khiến cả chính quyền Pháp và Nhật đều phải kiêng nể.  Trước 1945, Vũ Bằng nổi tiếng trong việc giúp đỡ các nhà văn khác cả tiền bạc lẫn kinh nghiệm viết lách. Rất nhiều nhà văn nhận những lời khuyên của Vũ Bằng sau này đều trở thành những nhà văn lớn của Việt Nam. Thế nhưng, một thời gian dài kể từ khi Vũ Bằng di cư vào Nam năm 1954, các tác phẩm của ông biến mất không còn dấu vết, không được nhắc tới trong nhà trường, bị đưa vào danh mục cấm do cái tiếng "dinh tê, về thành", nhà văn "quay lưng lại với Kháng chiến"... gây ra. Ông lâm trọng bệnh và mất ở TP. Hồ Chí Minh năm 1984 trong cảnh vô cùng túng thiếu. Mãi sau này, ông mới được minh oan rằng không phải ông quay lưng với kháng chiến mà là ông đã nhận nhiệm vụ hoạt động bí mật trong giới trí thức nội thành từ năm 1952 và vào Nam năm 1954 theo lệnh của tổ chức. Tháng 3 năm 2000, Cục Chính trị thuộc Tổng cục 2 - Bộ Quốc phòng Việt Nam đã có văn bản xác nhận nhà văn Vũ Bằng là chiến sĩ quân báo.
  • CON MÃ MÁI - Truyện ngắn Kim Lân

    CON MÃ MÁI - Truyện ngắn Kim Lân

    Lượt xem: 1856
    (1)
    Chân Dung Kẻ Sĩ: Truyện ngắn Con Mã Mái của nhà văn Kim Lân (1920-2007) in lần đầu trên Tiểu Thuyết Thứ Bảy, Số 1, ngày 1 tháng Sáu năm 1944. Đây là truyện ngắn mô tả về thú nuôi và chơi gà chọi trong dân gian. Truyện ngắn này được Kim Lân viết theo lời khuyên của nhà văn đàn anh Vũ Bằng bảo ông lúc đó: “Ông viết về nông thôn không bằng cụ Tố (Ngô Tất Tố), Nam Cao, ông nên viết về nông thôn kiểu Đôi Chim Thành." Sẵn có bố là người chơi gà chọi có tiếng, Kim Lân viết ngay Con Mã Mái, dựa trên câu chuyện của chính gia đình ông. Nhân vật Cả Chuẩn chính là bố nhà văn, còn thằng cu Trạm, là Kim Lân. Giới thiệu truyện ngắn Chó Săn của Kim Lân, Tiểu Thuyết Thứ Bảy viết: “Những truyện ngắn phóng sự này sẽ đưa bạn đọc sống trong giây lát với những cái cầu kỳ, tẩn mẩn mà không thiếu vẻ thông minh đó; ngoài ra chúng còn có thể có ích cho những người lớp sau đây muốn tìm tòi, khảo cứu về tính tình phong tục dân Việt Nam ta vậy”. Lời khuyên cách đây 80 năm của Vũ Bằng ở Tiểu Thuyết Thứ Bảy đã khiến một loạt truyện ngắn về thú chơi dân gian của Kim Lân ra đời và được gọi là truyện ngắn phóng sự. Nhờ đó ngày nay chúng ta biết được vào thời bị thực dân Pháp cai trị, dân ta dù bị áp bức nhưng vẫn có những kiến thức sâu sắc như thế nào trong những thú chơi dân gian.
  • NGÔI SAO VÔ DANH - Truyện ngắn Bảo Ninh

    NGÔI SAO VÔ DANH - Truyện ngắn Bảo Ninh

    Lượt xem: 1833
    (0)
    Từ đấy tới nay non ba chục năm trời. Các nhân viên trên đoàn tàu đêm nay không ai biết ga Mả Phu Tàu. Có thể vì họ không biết hết tên các ga xép. Thành thử tôi cứ chong mắt nhìn ra đêm trăng.
  • TẦM TÃ MƯA ƠI - Truyện ngắn Nguyễn Bản

    TẦM TÃ MƯA ƠI - Truyện ngắn Nguyễn Bản

    Lượt xem: 1522
    (1)
    Chân Dung Kẻ Sĩ: Tầm tã mưa ơi là truyện ngắn đạt giải thưởng của Tạp chí Sông Hương năm 1994 của nhà văn NGuyễn Bản.
  • BƯỚC QUA LỜI NGUYỀN - Truyện ngắn Tạ Duy Anh

    BƯỚC QUA LỜI NGUYỀN - Truyện ngắn Tạ Duy Anh

    Lượt xem: 1336
    (0)
    Chân Dung Kẻ Sĩ: Bước Qua Lời Nguyền là truyện ngắn tạo dựng tên tuổi của nhà văn Tạ Duy Anh ngay khi nó tiếp cận độc giả trên Báo Văn nghệ năm 1989.
  • NGƯỜI KHÁC - Truyện ngắn Tạ Duy Anh

    NGƯỜI KHÁC - Truyện ngắn Tạ Duy Anh

    Lượt xem: 926
    (0)
    - Nếu quả đúng như vậy thì cũng muộn rồi ông ạ. Ông thật là người có lương tâm nhưng thôi, để cái lương tâm ấy sau này đi gặp Phật, còn bây giờ ông chỉ còn cách duy nhất là đeo cái mặt nạ son phấn ấy và cố quên đi nó là mặt giả. Mà theo tôi hình như nó cũng có khó chịu lắm đâu!
  • HƯƠNG RỪNG - Truyện ngắn Sơn Nam

    HƯƠNG RỪNG - Truyện ngắn Sơn Nam

    Lượt xem: 1359
    (1)
    Chân Dung Kẻ Sĩ: Hương Rừng là truyện ngắn trong Hương Rừng Cà Mau, tập truyện nổi tiếng nhất của nhà văn Sơn Nam, do Phù Sa in lần đầu năm 1962. Những năm 1958–1959, Sơn Nam bắt đầu viết các truyện in trên tập san văn nghệ Nhân Loại tại Sài Gòn. Nội dung những câu truyện khắc họa sinh động và chân thực hình ảnh những người lưu dân ở vùng U Minh vào những năm 1930–1940. Đó là những thiếu nữ vùng quê miệt vườn, thằng bé len trâu, tay giết người hảo hớn, kẻ săn bắt heo rừng, thầy bắt rắn, thầy tu chùa Khmer hay kẻ “đâm hà bá, phá sơn lâm”...
« 18 19 20 21 23 25 26 27 28 » ( 61 )