chan_dung-ke_si

Văn Hóa

  • Biên kịch Phạm Sông Đông nhận Giải thưởng nhà nước về Văn học Nghệ thuật

    Biên kịch Phạm Sông Đông nhận Giải thưởng nhà nước về Văn học Nghệ thuật

    Lượt xem: 1142
    (1)
    Là con gái út của cố nhà văn, nhà thơ Phạm Hổ, ở nữ biên kịch Phạm Sông Đông có nét tinh tế, nhẹ nhàng của người phụ nữ truyền thống, đặc biệt khi chị theo đuổi văn chương. Chính chất trong sáng, nhẹ nhàng thấm đẫm trong phong cách riêng đã đưa lối chị đến với hoạt hình và chìm đắm cả đời trong thế giới cổ tích ấy.
  • Trò chuyện với hoa thủy tiên và những nhầm lẫn của nhà văn

    Trò chuyện với hoa thủy tiên và những nhầm lẫn của nhà văn

    Lượt xem: 2381
    (6)
    Chân Dung Kẻ Sĩ: Năm 1986, Nguyễn Huy Thiệp lúc ấy ở tuổi 36, bỗng nhiên ở đâu sa xuống bầu trời văn chương nước Việt. Từ Báo Văn Nghệ, ông vụt chói lòa khiến “quần hùng nháo nhác”. Một năm sau, Tướng Về Hưu ra đời. Sau đó là một loạt tác phẩm như Không có vua, Tuổi 20 yêu dấu, Những ngọn gió Hua Tát, Những người thợ xẻ, Chảy đi sông ơi, Con gái thủy thần, Kiếm sắc, Vàng lửa... đã chở theo những quyết liệt, độc đáo vào hàng độc nhất và đã neo chặt cái tên Nguyễn Huy Thiệp lên văn đàn. Bạn đọc trong và ngoài nước gọi ông là Vua truyện ngắn, ấy thế mà các giải thưởng văn chương trong nước đều xem Nguyễn Huy Thiệp là người vô hình.
  • Hầu đồng có được mang trình diễn không?

    Hầu đồng có được mang trình diễn không?

    Lượt xem: 819
    (0)
    Đại học Huế cho trình diễn hầu đồng trong một hội thảo vừa bị Cục Di sản văn hóa nhắc nhở. Việc này gây tranh cãi và tiếp tục làm nóng hội thảo ngày 26-8 với câu hỏi: liệu có được trình diễn hầu đồng ở ngoài không gian thiêng?
  • Giải mã Hà Hương phong nguyệt sau hơn 100 năm

    Giải mã Hà Hương phong nguyệt sau hơn 100 năm

    Lượt xem: 999
    (0)
    Hà Hương phong nguyệt, một trong những cuốn tiểu thuyết quốc ngữ được cho là đầu tiên của Nam bộ do Lê Hoằng Mưu sáng tác theo lối văn biền ngẫu, từng gây ra trận bút chiến dữ dội buộc chính quyền thuộc địa phải tịch thu và cho tiêu hủy. Sau hơn một thế kỷ đã hồi sinh nhờ sự truy tìm ròng rã trong hơn 10 năm của một tiến sĩ văn chương.
  • Uyên thâm Đào Đăng Vỹ

    Uyên thâm Đào Đăng Vỹ

    Lượt xem: 1094
    (0)
    Đào Đăng Vỹ sinh ngày 1-2-1908 tại Huế (có tài liệu nói ông mất ngày 7-4-1987 tại California - Mỹ). Thuở nhỏ học ở Huế, sau đó học Đại học Y khoa, Luật khoa Hà Nội. Tốt nghiệp, ông trở về Huế làm giáo sư rồi hiệu trưởng Trường Việt Anh, Hồng Đức (Huế). Với kiến thức uyên bác, ông viết rất sung sức và để lại cho đời nhiều công trình, tác phẩm giá trị cả tiếng Việt, tiếng Pháp.
  • Việt Nam yêu cầu bảo tàng Mỹ trả cổ vật

    Việt Nam yêu cầu bảo tàng Mỹ trả cổ vật

    Lượt xem: 2552
    (0)
    Theo tạp chí ARTnews, đại diện chính phủ Việt Nam, Thái Lan và Campuchia đã gửi thư đến Bảo tàng Nghệ thuật Denver - Mỹ vào tháng 5 và tháng 6, yêu cầu điều tra tám cổ vật không có giấy phép hợp pháp. Bảo tàng Denver nắm giữ hơn 200 món cổ vật của một số nước Đông Nam Á.
  • Đâu là sự thật lịch sử?

    Đâu là sự thật lịch sử?

    Lượt xem: 1556
    (0)
    Chân Dung Kẻ Sĩ: Trong truyện ngắn Truyện thầy Lazaro Phiền (1887) của nhà văn Nguyễn Trọng Quản mà Chân Dung Kẻ Sĩ giới thiệu gần đây, có chi tiết về việc cấm đạo vào thời Nhà Nguyễn. Chi tiết này được nhà văn Nguyễn Trọng Quản mô tả khá dài, thông qua cuộc đời của nhân vật chính là thầy Lazaro Phiền, cùng với lời kể từ chính mẹ của nhà văn. Các thông tin về cấm đạo này chiếm tới một phần ba số chữ của truyện. Gần đây, một số tác giả, phóng viên, trong đó có Nguyễn Văn Trung, trong cuốn "Những vấn đề ngữ văn" (Tuyển tập 40 năm nghiên cứu khoa học của Khoa VH&NN) đều chép lại câu chuyện giống như trong tác phẩm Truyện thầy Lazaro Phiền, trong đó nói rằng quan quân Nhà Nguyễn đã bỏ chạy và đã thiêu chết hàng trăm tù nhân trước khi thực dân Pháp chiếm được thành Biên Hòa, từ đây để thực dân Pháp mở ra cánh cổng biến Nam Kỳ nước ta thành thuộc địa. Tuy nhiên, các bài viết đều dựa trên các lời truyền miệng, hoặc như của Nguyễn Văn Trung, dựa trên các tài liệu của các xứ đạo, đều không khác cách nhà văn Nguyễn Trọng Quản tiếp nhận được thông tin và đưa vào tác phẩm hư cấu của ông là mấy. Vậy, thực hư câu chuyện nói trên ra sao? Nhằm cung cấp thêm một cách tiếp cận khác, Chân Dung Kẻ Sĩ giới thiệu lại bài viết Đâu là sự thật lịch sử đăng trên Tạp chí Xưa và Nay của tác giả Tôn Thất Thọ (Tôn Châu Quân), nói về sự kiện trên. Bài viết có các cứ liệu gồm sách sử của Nhà Nguyễn ghi chép lại, và đặc biệt là báo chí đương thời của thực dân Pháp đưa tin về sự kiện chỉ vài tháng sau khi họ đánh phá thành Biên Hòa.
  • Tác giả 'Nhà văn An-nam khổ như chó' cuộc đời thực ra sao?

    Tác giả 'Nhà văn An-nam khổ như chó' cuộc đời thực ra sao?

    Lượt xem: 1102
    (1)
    Chân Dung Kẻ Sĩ: Nhà thơ Tản Đà than thở; Văn chương hạ giới rẻ như bèo trong bài thơ Hầu Giời của ông. Còn đây, thêm một nhà văn tiếng tăm vào hàng kiệt xuất trong buổi sớm mai của văn chương Việt Nam bằng chữ Quốc Ngữ nữa; Bây giờ thời thế vẫn thấy khó/ Nhà văn An-nam khổ như chó!/ Mỗi lần cầm bút viết văn chương/ Nhìn đàn chó đói gặm trơ xương/ Rồi nhìn chúng mình hì hục viết/ Suốt mấy năm trời kiết vẫn kiết/ Mà thương cho tôi, thương cho anh/ Ðã rụng bao nhiêu mái tóc xanh!
« 12 13 14 15 17 19 20 21 22 » ( 26 )