chan_dung-ke_si

Văn Hóa

  • Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp: Tôi viết truyện "Tướng về hưu"

    Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp: Tôi viết truyện "Tướng về hưu"

    Lượt xem: 1417
    (0)
    Chân Dung Kẻ Sĩ: Năm 1987, truyện ngắn Tướng về hưu của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã công phá tan tành cánh cửa văn chương Việt Nam đang đóng im ỉm và hen gỉ, gây chấn động giới viết lách cả nước. Tác phẩm xuất sắc của ông có đoạn: "Tôi đặt báo hàng ngày cho ông. Cha tôi không thích văn học. Văn chương nghệ thuật bây giờ đọc rất khó vào." Tới mãi năm 2015 nhà văn mới chia sẻ: Tôi gửi bản thảo truyện Tướng về hưu cho báo Văn Nghệ khoảng tháng 4-1987. Biên tập viên bấy giờ là Ngô Ngọc Bội nhận bản thảo. Báo Văn Nghệ in truyện này ngày 20-6-1987 (gộp ba số 24, 25, 26 lại thành một số). Trong truyện, Ngô Ngọc Bội sửa chữ “tếu” thành chữ “láo” trong câu thoại: “Cái Vy hỏi: “Đường ra trận mùa này đẹp lắm có phải không ông?”. Cha tôi chửi: “Mẹ mày! Láo!”. Bài viết dưới đây của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đăng trên Tuổi Trẻ cuối tuần năm 2015, nói về quá trình sáng tác truyện ngắn Tướng Về Hưu của ông. 
  • Nhà văn Vũ Bằng: Người hay kể “tội” mình

    Nhà văn Vũ Bằng: Người hay kể “tội” mình

    Lượt xem: 1657
    (0)
    Nếu như đây đó chúng ta vẫn bắt gặp những cuốn gọi là "hồi ký", song nội dung chủ yếu là để thanh minh thanh nga, hoặc khoe khoang công tích, đánh bóng tên tuổi tác giả, thì điều đó chúng ta sẽ rất khó gặp ở Vũ Bằng.
  • Gặp lại Sao Trên Rừng

    Gặp lại Sao Trên Rừng

    Lượt xem: 1533
    (1)
    Chân Dung Kẻ Sĩ: Sao Trên Rừng là bút danh của nhà thơ Nguyễn Đức Sơn (1937-2020), một trong ba kỳ nhân của làng văn, tức ba người có cá tính kỳ dị bậc nhất làng văn. Về tài năng, giới văn chương xếp Nguyễn Đức Sơn cùng với Bùi Giáng, Thanh Tâm Tuyền, Tô Thuỳ Yên là tứ trụ thi ca miền Nam. Trong lý lịch trích ngang ở tập thơ Những Bài Tình Đầu, ông viết: " Sống vô gia cư, chết vô địa táng..." Đang học Đại học Văn khoa Sài Gòn, ông nghỉ ngang và tuyên bố: "Nếu trường Đại học Văn khoa Sài Gòn sản sinh ra được một nhà văn nhà thơ nổi tiếng tôi xin chịu chặt đầu." Năm 1979, Nguyễn Đức Sơn đưa vợ con lên đồi Phương Bối, Bảo Lộc, Lâm Đồng lập nghiệp. Trên quả đồi do nhà sư Nhất Hạnh tặng, ông trải qua bốn mươi năm cùng vợ con sống như những sơn nhân. Năm 2020, ông ra đi và để lại cho Bảo Lộc một đồi thông Phương Bối tuyệt đẹp rộng 15ha do chính tay ông trồng, canh giữ, và thậm chí đổ máu để bảo vệ. Chân Dung Kẻ Sĩ đưa lại bài của nhà văn TRẦN TRUNG SÁNG viết năm 2016, bốn năm trước khi nhà thơ Nguyễn Đức Sơn qua đời.
  • Nhớ về “Bức thư Cà Mau”

    Nhớ về “Bức thư Cà Mau”

    Lượt xem: 934
    (0)
    Người ta nói nhà văn Anh Đức là một tài năng. Một tài năng không đợi tuổi. Ba tác phẩm được Giải thưởng Hồ Chí Minh được nhà văn Anh Đức viết khi chưa đầy 30 tuổi. Riêng “Một chuyện chép ở bệnh viện” ông viết khi mới 23 tuổi (năm 1958). Anh Đức trở thành hội viên Hội Nhà văn Việt Nam trẻ nhất năm 22 tuổi, khi hội ra đời (năm 1957). Ông được xem như một nhà văn thuộc lớp sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam.
  • Cuộc trưng bày lớn nhất về danh họa Nguyễn Tư Nghiêm

    Cuộc trưng bày lớn nhất về danh họa Nguyễn Tư Nghiêm

    Lượt xem: 920
    (0)
    Từ ngày 23.9 - 1.10 tại không gian trưng bày của nhà sưu tập Trần Hậu Tuấn (357/2 Nguyễn Trọng Tuyển, Q.Tân Bình, TP.HCM) sẽ diễn ra triển lãm tranh của Nguyễn Tư Nghiêm (1919 - 2016), trưng bày 199 tác phẩm. Đây có thể nói là cuộc trưng bày lớn nhất về danh họa này từ trước đến nay, để công chúng có dịp thưởng lãm.
  • Nhà nghiên cứu 103 tuổi Nguyễn Đình Tư nhận giải thưởng khoa học Trần Văn Giàu

    Nhà nghiên cứu 103 tuổi Nguyễn Đình Tư nhận giải thưởng khoa học Trần Văn Giàu

    Lượt xem: 1576
    (0)
    Giải thưởng khoa học Trần Văn Giàu năm 2023 được trao cho tác phẩm "Gia Định – Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh: Dặm dài lịch sử (1698-2020)" của nhà nghiên cứu lão thành Nguyễn Đình Tư.
  • Hà Nội dừng hoạt động giải trí, nhà hát của Bộ VH-TT-DL vẫn sáng đèn

    Hà Nội dừng hoạt động giải trí, nhà hát của Bộ VH-TT-DL vẫn sáng đèn

    Lượt xem: 844
    (0)
    Trong khi TP.Hà Nội dừng các hoạt động, sự kiện văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí thì nhiều nhà hát thuộc Bộ VH-TT-DL vẫn sáng đèn biểu diễn trong ngày 16.9.
  • Vũ Hoàng Chương từng được đề cử Giải Nobel Văn học

    Vũ Hoàng Chương từng được đề cử Giải Nobel Văn học

    Lượt xem: 344
    (0)
    Mới đây, Viện Hàn lâm Thụy Điển đã công bố danh sách đề cử Giải Nobel Văn học năm 1972. Trong danh sách này có tên một nhà thơ Việt Nam: thi sĩ Vũ Hoàng Chương.
« 9 10 11 12 14 16 17 18 19 » ( 24 )