chan_dung-ke_si

TRÁI TIM THÚ TỘI – Truyện ngắn Edgar Allan Poe

29-12-2023

Lượt xem 1943

Đánh giá 0 lượt đánh giá

Chia sẻ

  Edgar Allan Poe

TRÁI TIM THÚ TỘI – Truyện ngắn Edgar Allan Poe

Chân Dung Kẻ Sĩ: Kể từ khi xuất bản lần đầu năm 1843, tác phẩm The Tell-Tale Heart luôn có mặt trong các danh sách top 10 truyện ngắn hay nhất của  “Đứa con rơi thiên tài”, nhà văn Edgar Allan Poe.

Đúng! Thần kinh bị kích động đầu óc căng thẳng căng thẳng kinh khủng, nhưng đâu đến nỗi tôi điên! Cơn bệnh chỉ giúp ngũ quan tôi thêm minh mẫn, hoàn toàn không bị hủy hoại, ù lì chút nào. Nhất là thính giác thì đặc biệt càng nhạy bén. Tôi nghe thấy mọi thứ tận trời cao lẫn dưới đất sâu. Tôi nghe tất cả những điều ở tận cõi âm ty! Vậy thì làm sao tôi điên được chứ? Hãy lắng nghe nhé! Bạn sẽ thấy tôi có thể kể lại toàn bộ câu chuyện ấy tỉnh táo và thoải mái đến chừng nào.
Khó có thể nói cái ý định ấy ban đầu đã nhen nhúm trong tôi như thế nào. Đến khi nhận biết được thì nó cứ đeo đuổi tôi suốt ngày đêm. Tôi chẳng có mục đích và cũng chẳng bởi đam mê nào. Tôi thích lão già ấy. Lão chưa làm phật lòng tôi, chưa xúc phạm đến tôi lần nào, vàng bạc của lão thì tôi chẳng thiết. Theo tôi mọi sự chính tại ánh mắt của lão. Rõ thế rồi! Lão có ánh mắt của loài kền kền. Thứ ánh mắt màu xanh nhợt nhạt phủ mầu trắng đùng đục! Bất cứ lúc nào cảm thấy ánh mắt ấy xói vào là máu tôi đông cứng lại. Từng chút một, tôi đi đến quyết định phải giết lão để vĩnh viễn thoát khỏi ánh mắt ấy

Và đây mới là điểm quan trọng. Bạn cho là tôi điên nhưng người điên thì có biết gì đâu? Nếu được chứng kiến lúc đó bạn sẽ thấy tôi khôn ngoan biết bao khi tiến hành công việc-vô cùng thận trọng, tiên liệu đầy đủ mọi tình huống và cẩn mật kín đáo thì khỏi phải nói! Tôi cư xử tử tế hết mức suốt một tuần lễ trước khi giết lão. Cứ mỗi tối, vào khoảng nửa đêm, tôi mở chốt phòng lão và đẩy tới. ấy! Vô cùng nhẹ nhàng nhé! Khi hé ra vừa đủ, tôi đưa chiếc đèn lồng được bọc kỹ vào trước, hoàn toàn bọc kín để ánh sáng ko lọt ra, sau đó tôi chui đầu vào. ồ, có lẽ bạn sẽ phá ra cười nếu thấy tôi chui đầu vào khéo léo đến như thế nào! Chui từ từ, thật chậm, rất chậm để khỏi kinh động giấc ngủ của lão. Mất nguyên cả giờ đồng hồ mới đưa được trọn cái đầu vào trong khe cửa, đủ sâu có thể nhìn thấy lão nằm trên giường. Ha, ha! Liệu một người điên có thể khôn ngoan như thế không? Và khi cái đầu đã yên vị, tôi cẩn thận tháo đèn lồng ra. Ồ, cẩn thận, rất cẩn thận vì lề cửa có thể rít lên lắm chứ? Tôi tháo bọc đèn vừa đủ cho một tia sáng thật mỏng rọi vào đúng mắt kền kền ấy! Suốt bảy đêm liền, đêm nào tôi cũng làm như vậy, đúng vào nửa đêm. Nhưng lần nào đôi mắt lão cũng nhắm nghiền cả. Thế thì làm sao hạ thủ được? Vì đâu phải lão mà chính đôi mắt quái gở của lão đã trêu tôi cơ mà?

Và cứ thế mỗi sáng, khi ngày vừa rạng tôi lại phải liều lĩnh bước vào phòng lão, can đảm nói chuyện với lão, thân ái gọi tên cúng cơm của lão, hỏi đêm qua lão có được ngon giấc ko... Thế đây, bạn thấy rõ là lão ko thể nào đủ thông minh để có thể đoán được hằng đêm, đúng mười hai giờ, tôi lại đứng ngắm lão ngủ!

Vào đêm thứ tám, tôi mở cửa phòng lão cẩn thận hơn thường lệ. bàn tay chuyển động còn chậm hơn kim phút đồng hồ. Hơn lúc nào hết, tôi nhận rõ sức mạnh và sự minh mẫn của mình. Khó mà kìm được một cảm giác chiến thắng dâng lên trong lòng khi nghĩ rằng mình đang đứng đó, mở nhẹ cánh cửa, từng chút, từng chút một, còn lão thì cho dù nằm mơ cũng ko thể biết được việc làm và ý nghĩ bí mật của tôi. Thú vị với ý nghĩ đó, tôi buộc miệng cười khẽ một tiếng. Hình như lão có nghe thấy bởi lão đột ngột cử động như thể bị giật mình. Bây giờ bạn nghĩ rằng tôi phải lùi bước? Ko đâu! Căn phòng tối đen như mực, các cửa lá sách đều được đóng kín vì sợ kẻ trộm. Tôi biết rằng lão ko thể thất cánh cửa đang mở nếu cứ đẩy tới-từ từ-từ từ...

Đưa đầu vào xong, tôi định tháo đèn lồng ra, thì ngón tay kẽ chạm vào sợi dây thép buộc đèn. Lão già vùng dậy trên giường, hét lên: - Ai đó?

Tôi đứng bất động. Cả tiếng đồng hồ tôi ko nhúc nhích, cố nghe ngóng động tĩnh. Lão vẫn ko nằm xuống trở lại, ngồi im trên giường nghe ngóng-như tôi vẫn làm đêm này qua đêm khác. Lão lắng nghe thần chết mò về trên vách!

Lúc đấy tôi nghe có tiếng rên rỉ nhè nhẹ. Tôi biết đó là tiếng rên của nỗi kiếp đảm. Đó ko phải tiếng than vãn của đau đớn hay buồn tiếc. ồ, hoàn toàn ko phải thế! Đó là âm trầm run rẩy phát xuất tận đáy lòng người a bàng hoàng tê dại. Tôi biết rõ cái tiếng ấy. Nhiều đêm đúng nửa khuya, khi cả thế gian đã ngủ kỹ, cái tiếng ấy chợt vọt lên trong lồng ngực của tôi. trong tận cùng sâu thẳm, cái tiếng ấy vang vọng khủng khiếp và nỗi sợ hãi đày đọa, dày vò tôi. Tôi bảo là tôi hiểu rõ lắm mà. tôi hiểu những gì lão đang cảm thấy vf thương hại lão, mặc dù thực ra tôi cũng thấy buồn cười thực. Tôi biết lão vẫn còn thức từ khi nghe tiếng động nhẹ ấy, từ lúc trở mình trên giường. Nỗi sợ hãi của lão cứ tăng dần lên mãi. Lão cố nghĩ mình nghe nhầm nhưng ko được. lão đã tự nhủ rằng: - Đấy chỉ là tiếng gió lùa qua ống khói, tiếng chuột chạy trên sàn nhà hay chỉ là tiếng dế kêu. Lão tự trấn an bằng đủ mọi giả thuyết, nhưng tất cả đều vô ích. Tất cả đều vô ích vì bóng đen của thần chết đang từ từ dịch tới trước mắt lão, đang chuẩn bị chụp xuống nạn nhân. Chính cái ấn tượng ghê gớm về bóng đen vô hình ấy đã khiến lão cảm được - dù chẳng thấy chẳng nghe - sự hiện diện của cái đầu tôi bên trong căn phòng.

Sau khi chờ đã khá lâu một cách kiên nhẫn nhưng vẫn ko nghe lão nằm xuống, tôi quyết định hé mở chiếc đèn lồng chút xíu, thật nhỏ, cực nhỏ.

Thế là tôi đã mở ra-bạn ko thể tưởng tượng nổi tôi đã cẩn thận đến nhường nào-một tia sáng mỏng manh như tơ nhện chiếu đúng ngay con mắt kền kền ấy! Con mắt mở lớn, căng tròn xoe khiến tôi điên tiết. Tôi đã thấy rõ nó với đầy đủ các đặc điểm-mà xanh chết giả và lớp màng đục đục gớm guốc. Tất cả cứ khiến tôi lạnh rủn đến tận xương tủy. Tôi ko thể thấy bộ mặt và hình dáng của lão, vì, tựa như bản năng, tôi đã chiếu tia sáng đúng ngay cái chỗ đáng nguyền rủa ấy.

Tôi đã chẳng nói rằng bạn sẽ lầm khi cho là tôi điên sao? ấy chỉ là sự mẫn cảm! và đây, lúc này, tôi nghe thấy một âm thanh trầm đục, nhanh như tiếng tích tắc của một chiếc đồng hhò được bọc kín trong bông. Đó là tiếng đập của trái tim lão. Nó càng khiến tôi thêm phẫn nộ, nghe như tiếng trống thúc quân ra trận vậy!

Nhưng dù thế tôi vẫn cứ chần chừ bất động và cảm thấy khó thở. Tôi giữ im chiếc đèn, cố gắng giữ tia sáng tiếp tục chiếu thẳng vào con mắt lão. Tiếng trống thúc quân mỗi lúc càng giục giã vang to hơn! Nỗi sợ hãi trong lão đã lên đến cực độ, tiếng tim đập càng lúc càng lớn! Bạn có hiểu tôi rõ không? Tôi đã nói với bạn rằng tôi bị kích động, đúng thế đấy! Và lúc ấy, trong đêm đen, giữa cái giường chết chóc cùng nỗi im ắng rợn người của ngôi nhà cổ kính, cái âm thanh quá đỗi kỳ dị ấy đã kích thích trong tôi một nỗi sợ hãi ko thể kìm chế được. Nhưng tôi vẫn chần chừ bất động thêm vài phút nữa. Tiếng đập lại to hơn, to hơn nữa. Tôi nghĩ trái tim ấy có lẽ phải vỡ ra mất. Và bây giờ một nỗi lo sợ mới lại đến trong tôi-hàng xóm cũng có thể nghe thấy tiếng đập này!

...Giờ của lão đã đến rồi! Với một tiếng hét lớn, tôi ném toạch chiếc đèn lồng, nhảy xổ vào phòng. Lão chỉ kịp thét lên một lần, chỉ một lần. Trong chớp mắt, tôi lôi tuột lão xuống sàn, đè ụp chiếc giường nặng lên người lão. Tôi cười thỏa mãn khi thấy công việc đã được thực hiện dễ dàng, suôn sẻ. Tuy nhiên, vài phút sau, trái tim lão vẫn tiếp tục ấm ức đập. Nhưng việc ấy chẳng đáng để tôi bận tâm vì nó ko vang nổi ra ngoài phòng. Cuối cùng nó ngưng bặt. Lão già đã chết. Tôi nhấc chiếc giường lên xem thi thể. Lão chết ngoắc rồi. Tôi đặt tay lên ngực lão một lúc. Chẳng còn tiếng đập nào nữa. Lão đã chết cứng rồi. Con mắt của lão chắc chắn ko còn làm phiền tôi được nữa.
Và bây giờ đây bạn vẫn cho rằng tôi điên thì bạn sẽ ko nghĩ như thế khi tôi thuật lại sự khôn ngoan thận trọng của tôi trong việc chôn dấu tử thi. Đêm gần tàn tôi hành động vội vã nhưng hoàn toàn yên lặng. Trước tiên tôi chặt nhỏ tử thi, cắt rời đầu và chân tay. Gỡ ba miếng ván sàn, tôi nhét tử thi vào những khoảng trống rồi gắn lại khéo đến nỗi ko có cặp mắt nào - kể cả mắt lão - có thể khám phá được điều gì. Chẳng có gì phải chùi cả. Ko một vết tích nhỏ, ko một giọt máu nào vương vãi. Tôi hết sức cẩn trọng đề phòng việc đấy. Chiếc hòm gỗ đã dấu trọn tất cả. Ha, ha, ha...

Khi tôi hoàn tất công việc thì đã bốn giờ sáng, trời vẫn còn tối đen. Bỗng có tiếng gõ cửa dưới nhà đúng lúc chuông đồng hồ đổ giờ. Tôi bước xuống mở cửa, lòng nhẹ nhõm. Bây giờ còn việc gì nữa mà phải sợ cơ chứ? Ba người bước vào nhà. Họ tự giới thiệu là nhân viên an ninh. Một người hàng xóm nghe thấy tiếng la thất thanh trong đêm, sự việc ấy dẫn đến nghi vấn, cơ quan an ninh đã được báo tin, cử họ đến kiểm tra sơ bộ.

Tôi mỉm cười - có việc gì phải sợ nhỉ? Tôi mời họ vào nhà và giải thích rằng tiếng la ấy chính là của tôi trong cơn mộng mị, mê sảng. Tôi cũng cho họ biết lão già ấy đã về quê. Tôi đưa những vị khách đi khắp nhà, tôi mời họ khám xét thật kỹ lưỡng vào! Cuối cùng tôi đưa họ vào phòng lão già. Tôi chỉ cho họ thấy của cải của lão vẫn an toàn, chưa động đậy gì cả. Quá vui với lòng tự tin, tôi mang ghế vào căn phòng ấy, mời họ ngôi ngay tại đó giải lao một chút. Và với sự liều lĩnh của một kẻ chiến thắng, tôi đặt ghế của mình ngồi ngay trên đầu tử thi.

Các nhân viên an ninh tỏ vẻ hài lòng. Thái độ của tôi đã thuyết phục được họ. Tôi rất thoải mái tự nhiên. Họ ngồi đó và khi tôi vui vẻ trả lời, họ cũng đáp lại bằng những mẩu chuyện vui vớ vẩn. Nhưng dần dà tôi thấy người cứ tái đi và tôi chỉ mong họ ra về. Đầu nhức buốt, tôi nghe như có tiếng chuông reo bên tai. Nhưng họ vẫn ngồi, vẫn trò chuyện bâng quơ. Tiếng ù ù trong tai tôi trở nên nghe rõ hơn - lại tiếp tục và lại to hơn. Tôi cố nói cười tự nhiên để xua đuổi cảm giác ấy. Nhưng nó vẫn tiếp tục và lại càng rõ hơn.

Cuối cùng tôi chợt nhận ra âm thanh ấy ko phải ở trong tai tôi.

Ko nghi ngờ gì nữa, tôi tái mặt đi, nhưng vẫn cố nói năng lưu loát hơn, mạnh dạn hơn. Âm thanh kia vẫn gia tăng, tôi biết phải làm gì đây? Đó là âm thanh trầm đục, nhanh gọn, quá đỗi giống tiếng tích tắc của chiếc đồng hồ được bọc trông bông! Tôi thở hổn hển nhưng họ vẫn chưa nghe thấy những tiếng đập ấy. Tôi nói nhanh hơn, hùng hồn hơn, cố át đi. Nhưng âm thanh ấy vẫn tăng dần. Tôi đứng lên, tiếp tục bàn về vấn đề cướp bóc với giọng sang sảng, điệu bộ mạnh mẽ. Nhưng tiếp đập vẫn cứ to thêm. Tại sao họ ko đi cho rồi nhỉ? Tôi đi đi lại lại trên sàn nhà, bước chân nặng chịch như bị kích động giận dữ trước sự quan sát của họ. Nhưng tiếng đập vẫn cứ tăng đều. Ôi, thượng đế ơi! Tôi có thể làm gì đây? Tôi nói đến sùi bọt mép. Tôi nổi cáu, tôi nguyền rủa! Tôi day lắc chiếc ghế ngồi, tôi chà mạnh chân lên sàn nhà. Nhưng âm thanh ấy vẫn nổi lên trên và tiếp tục tăng đều. Nghe lớn thêm, lớn thêm, lớn thêm! Ba nhân viên an ninh vẫn trò chuyện vui vẻ và cười nói nữa chứ! Có thể nào họ chẳng nghe thấy? Lạy chúa! Ko, ko thể thế được! Họ nghe cả rồi! Họ nghi ngờ! Họ biết hết rồi! Họ cố tình đùa cợt trên nỗi thống khổ của tôi! Tôi đã nghĩ đến điều ấy.

Tôi biết rõ điều ấy lắm! Ko còn gì tệ hại hơn nỗi đau khổ này! Ko thể khoan dung cho sự nhạo báng này được! Tôi ko chịu nổi những nụ cười giả dối ấy nữa. Hoặc tôi phải thét lên hoặc chết đi thôi!

Và bây giờ - một lần nữa! Hãy nghe đây! Nó vang! Vang! Vang! Vang!

- Đồ đểu! - Tôi hét lên - Đừng giả vờ nữa! Tôi nhận tội đây! Gỡ vãn sàn lên. Đây, đây này! Trái tim tởm lợm của lão ấy vẫn còn đập đấy.

Bài liên quan
  • QUÁI VẬT TRÊN KHÔNG – Truyện ngắn Oe Kenzaburo

    QUÁI VẬT TRÊN KHÔNG – Truyện ngắn Oe Kenzaburo

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Oe Kenzaburo (1935 - 2023) là nhà văn người Nhật thắng giải thưởng Nobel văn chương cao quý của Viện hàn lâm Thụy Điển vào năm 1994. Chiến thắng của ông, cùng với chiến thắng của nhà văn Kawabata Yasunari năm 1968, đã giúp Nhật trở thành nước duy nhất ở Châu Á có hai nhà văn thắng giải Nobel văn chương*. Là một trong những nhà văn lớn nhất của Nhật, ông đã có hơn 60 tác phẩm được dịch ra tiếng nước ngoài.
  • TRẠI LAO CẢI – Truyện ngắn Franz Kafka

    TRẠI LAO CẢI – Truyện ngắn Franz Kafka

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Franz Kafka là nhà văn người Bohemia gốc Do Thái, nay là Cộng hòa Séc. Ngày nay, mặc dù Franz Kafka được xem là một trong những nhà văn có ảnh hưởng nhất thế giới, thậm chỉ còn có riêng một tính từ mang tên ông kafkaesque, tức "kiểu Kafka", nhưng khi còn sống, chỉ vài tác phẩm của ông được xuất bản. Phần lớn các tác phẩm của Franz Kafka được xuất bản sau khi ông chết, do bạn ông là Max Brod thực hiện, bất chấp di nguyện của ông là phải tiêu hủy tất cả các bản thảo.
  • MỘT ĐÁM MÂY NHỎ - Truyện ngắn James Joyce

    MỘT ĐÁM MÂY NHỎ - Truyện ngắn James Joyce

    Chân Dung Kẻ Sĩ: James Joyce là nhà văn người Ireland, tác giả của tiểu thuyết Ulysses xuất bản năm 1922. Ông được coi là một trong những nhà văn có ảnh hưởng nhất của thế kỷ 20, còn Ulysses được xem như một kiệt tác, đến nỗi người ta còn lập ra một lễ tưởng niệm thường niên vào ngày 16 tháng 6 (Bloomsday), là ngày diễn ra các các sự kiện trong tiểu thuyết Ulysses của ông.
  • BÁM ĐẾN CÙNG – Truyện ngắn Graham Greene

    BÁM ĐẾN CÙNG – Truyện ngắn Graham Greene

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Graham Greene là nhà văn người Anh, tác giả của Người Mỹ trầm lặng, cuốn tiểu thuyết rất ăn khách trên thế giới về Việt Nam, đặc biệt là tại Anh. Tuy nhiên, khi tiểu thuyết lần đầu tiên được xuất bản tại Mỹ vào năm 1956, nó đã khiến độc giả Mỹ bị sốc do tác phẩm của nhà văn người Anh đã mô tả người Mỹ là những kẻ giết người, một sự thật mà người Mỹ khó có thể chấp nhận. Cuốn sách của ông đã giúp độc giả thế giới nói chung và độc giả phương tây nói riêng, hiểu được tính chính nghĩa của dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống lại Mỹ, những kẻ xâm lược với đội quân hùng mạnh nhất hành tinh tới từ bên kia đại dương.
  • CHIẾC ÁO KHOÁC - Truyện ngắn Nikolai Vasilyevich Gogol

    CHIẾC ÁO KHOÁC - Truyện ngắn Nikolai Vasilyevich Gogol

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Nikolai Vasilyevich Gogol là một nhà văn xuất chúng của Đế quốc Nga gốc Ukraine, người đã có nhiều sáng tác theo chủ nghĩa hiện thực phê phán, mà ở đấy, lần lượt những thân phận thấp cổ bé họng trong xã hội Nga đã được lên tiếng. Nhiều nhà văn và nhà phê bình đã công nhận ảnh hưởng to lớn của Gogol đối với nền văn học Nga, Ukraine và thế giới. Theo xu hướng của những nhận xét này, có thể xem "Chiếc áo choàng" (tiếng Nga: Шине́ль -1842) là truyện ngắn xuất sắc nhất của nhà văn Nikolai Gogol, khi nó thể hiện thể hiện đầy đủ những gì tốt nhất trong viết lách của Gogol, mà nếu muốn tóm gọn lại, thì không ai nói chính xác hơn nhà ngoại giao, phê bình văn học người Pháp Eugène-Melchior de Vogüé (1848-1910). Ông nói (thường bị nhầm lẫn là do Fyodor Dostoevsky nói) : "Tất cả chúng ta đều chui ra từ Chiếc áo khoác của Gogol".
  • NGƯỜI TRONG BAO - Truyện ngắn Chekhov

    NGƯỜI TRONG BAO - Truyện ngắn Chekhov

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Người trong bao (The Man in a Case) là phần đầu, cùng với lần lượt hai truyện ngắn tiếp theo gồm "Gooseberries" và "About Love", thuộc một tác phẩm mà sau này được người ta gọi là “tiểu bộ ba”* của nhà văn vĩ đại nước Nga Anton Chekhov. Bản dịch dưới đây, để bạn đọc tiện tra cứu, Chân Dung Kẻ Sĩ đã hiệu chỉnh các tên riêng theo bản dịch từ tiếng Nga sang tiếng Anh của dịch giả người Anh Constance Garnett (1861-1946).
  • NGƯỜI ĐÀN BÀ VÀ CON CHÓ NHỎ - Truyện ngắn Anton Chekhov

    NGƯỜI ĐÀN BÀ VÀ CON CHÓ NHỎ - Truyện ngắn Anton Chekhov

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Anton Chekhov được xem là một trong những nhà văn chuyên thể loại truyện ngắn vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại. Dù ban đầu, Chekhov theo học ngành y tại Đại học y khoa Moscow và trở thành một bác sĩ, nhưng cuối cùng ông lại là một nhà văn xuất chúng, với những sáng tạo đã làm thay đổi tiến trình phát triển của truyện ngắn hiện đại.
    Nhà văn Mỹ gốc Nga Vladimir Nabokov (1899-1977), tác giả của cuốn tiểu thuyết Lolita in năm 1955, xếp thứ tư trong danh sách 100 cuốn sách hay nhất thế kỷ 20 vào năm 2007 của nhà xuất bản Mỹ Modern Library, đã chê tác phẩm của Chekhov nhưng cũng khen nức nở rằng, "nhưng tác phẩm của ông ấy là thứ tôi sẽ mang theo nếu phải đi tới hành tinh khác". Ông còn gọi truyện Người đàn bà và con chó nhỏ là "một trong những truyện ngắn vĩ đại nhất từng được viết nên".
    Bản dịch dưới đây, để bạn đọc tiện tra cứu, Chân Dung Kẻ Sĩ đã hiệu chỉnh các tên riêng theo bản dịch từ tiếng Nga sang tiếng Anh của dịch giả người Anh Constance Garnett (1861-1946). Bà là dịch giả người Anh đầu tiên dịch nhiều tác phẩm của Anton Chekhov sang tiếng Anh. Tổng cộng, bà đã dịch 71 tập văn học Nga, bao gồm các tác phẩm của các nhà văn Nga nổi tiếng như Ivan Turgenev, Leo Tolstoy, Nikolai Gogol, Ivan Goncharov, Alexander Ostrovsky và Alexander Herzen. Nhiều tập trong số đó vẫn còn được in cho đến ngày nay.
  • NGƯỜI ĐÀN ÔNG CHƠI DAO – Truyện ngắn Heinrich Böll

    NGƯỜI ĐÀN ÔNG CHƠI DAO – Truyện ngắn Heinrich Böll

    Chân Dung Kẻ Sĩ: NGƯỜI ĐÀN ÔNG CHƠI DAO là truyện ngắn trong tập truyện ngắn Trẻ em cũng là thường dân (Children Are Civilians Too) của nhà văn người Đức thắng Giải Nobel Văn chương năm 1972 Heinrich Böll. Tập truyện minh họa cho cách kể chuyện tinh tế và sắc thái của Heinrich Boll ở mức tuyệt vời nhất, vẽ ra những bức chân dung tuyệt đẹp về những con người bình thường trong những năm tháng đen tối ở nước Đức sau chiến tranh.
  • ẢO HÓA – Truyện ngắn Hermann Hesse 

    ẢO HÓA – Truyện ngắn Hermann Hesse 

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Ảo Hóa là một câu chuyện trong tiểu thuyết Trò chơi ngọc pha lê (The Glass Bead Game) tác phẩm lớn cuối cùng của nhà văn, nhà thơ Đức thắng giải Nobel Văn chương năm 1946 Hermann Hesse. Với tư tưởng chống phát xít, từ nửa cuối thập niên 1930, không một nhà xuất bản hay tờ báo nào ở Đức dám đăng các tác phẩm của Hermann Hesse nữa. Và vì thế ông đã viết Trò chơi ngọc pha lê giữa những tin tức khủng khiếp của Chiến tranh thế giới Thứ Hai và xuất bản tác phẩm ở Thụy Sĩ năm 1943.
  • ÐỐT LỬA -  Truyện ngắn JACK  LONDON

    ÐỐT LỬA -  Truyện ngắn JACK  LONDON

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Đốt Lửa của nhà văn Jack London có hai phiên bản được xuất bản ở hai thời điểm khác nhau, một ở năm 1902 và bản còn lại ở năm 1908. Mặc dù có cấu trúc và cốt truyện gần tương tự nhau, nhưng phiên bản năm 1908 khủng khiếp hơn nhiều, và vì thế, nó trở thành một trong những tác phẩm kinh điển của nhà văn người Mỹ, thường xuyên có mặt trong các tuyển tập văn chương.