chan_dung-ke_si

THỢ CƯỜI – Truyện ngắn Heinrich Böll

28-02-2024

Lượt xem 1552

Đánh giá 0 lượt đánh giá

Chia sẻ

  Heinrich Böll

THỢ CƯỜI – Truyện ngắn Heinrich Böll

Chân Dung Kẻ Sĩ: Heinrich Böll là nhà văn người Đức thắng Giải Nobel Văn chương năm 1972 với tiểu thuyết Gruppenbild mit Dame (Bức chân dung tập thể với một quý bà). Ông được coi là hiện thân của văn chương Đức hậu chiến, một người bước ra từ chiến tranh.

Hễ ai hỏi tôi về nghề nghiệp của tôi, tôi đỏ mặt bối rối và ấp úng không trả lời được. Thế cơ chứ, vậy mà trong những hoàn cảnh khác tôi là người rất tự tin đấy. Tôi ghen tị với những người có thể trả lời: tôi là thợ nề, tôi là kế toán. Tôi cũng ghen tị với các ông thợ cắt tóc và các nhà văn, những nghề này chỉ cần nói tên, không cần giải thích gì nữa. Còn câu trả lời của tôi: “Tôi là thợ cười” lại buộc tôi phải gật đầu để trả lời thêm câu hỏi tiếp sau: “Ông cười để kiếm ăn?” Đúng là tôi sống bằng tiếng cười của tôi, và sống cũng khá, vì tiếng cười của tôi, nói theo ngôn ngữ thương mại, rất đắt hàng.

Tôi là một thợ cười có nghề. Không ai cười được như tôi, không ai nắm vững các sắc thái của nghệ thuật cười bằng tôi. Hồi đầu để tránh những câu hỏi ngán ngẩm, tôi tự xưng mình là nghệ sĩ, nhưng tôi thấy tôi như thế cứ giả dối thế nào ấy, mà tôi lại yêu sự thật, sự thật đó là: tôi chuyên nghề cười. Không phải nghệ sĩ hề cũng không phải nghệ sĩ hài. Tôi không làm mọi người vui, mà tôi thể hiện sự vui vẻ: tôi cười như một hoàng đế La Mã hoặc như một cậu mới chập chững vào nghề gì đó, tiếng cười thế kỉ XVII cũng quen thuộc với tôi như tiếng cười thế kỉ XIX và nếu cần, từ thế kỉ đầu tiên đến thế kỉ XX này. Trong lồng ngực tôi chứa đựng tiếng cười của châu Mỹ và tiếng cười của châu Phi, tiếng cười của người da trắng, da đỏ, da vàng. Tiếng cười của tôi vang lên tuỳ theo mức thù lao, đúng như đạo diễn yêu cầu. Tôi trở thành một người không ai thay thế được: tôi cười để ghi âm, để phát thanh. Tôi cười u buồn, cười dè dặt, cười như điên dại, cười giống như một nhân viên hoả xa hoặc một cậu học việc ở cửa hàng thực phẩm. Tôi cười tiếng cười buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều, và ban đêm, tôi cười tiếng cười hoàng hôn – tóm lại, ai đặt tôi cười thế nào tôi cười thế ấy, cười kiểu gì cũng xong.

Tôi nghĩ mọi người sẽ tin tôi nếu tôi nói rằng nghề này rất căng thẳng, nhất là tôi biết cả cách cười lôi cuốn. Tôi rất cần cho những nghệ sĩ hài hước tồi luôn sợ mất danh tiếng và gần như tối nào tôi cũng phải ngồi sau cánh gà sẵn sàng trổ tài cười nếu vở diễn có nguy cơ thất bại. Đúng lúc, tôi cười vang lên, cả rạp cười ầm ĩ cùng tôi, thế là vở diễn được cứu thoát.

Còn tôi, tôi lại ra phòng gửi mũ áo lấy chiếc áo ngoài của mình mặc vào và cảm thấy sung sướng, vì rốt cuộc tôi đã được tự do. Ở nhà, thường có một đống các bức điện chờ tôi: “Chúng tôi rất cần tiếng cười của ông. Vào ngày thứ ba”, và chỉ vài giờ sau, tôi đã ngồi lắc lư trên góc một toa tàu tốc hành, ngẫm nghĩ mà buồn cho số phận của mình.

Có lẽ ai cũng hiểu rằng sau một ngày làm việc như vậy hoặc thậm chí cả trong kì nghỉ, tôi cũng rất ít muốn cười; chị vắt sữa vui mừng khi có thể quên đi con bò, còn anh thợ nề lúc nào cũng muốn quên xi-măng. Bác làm kẹo chỉ thích ăn dưa chuột muối, còn bác nướng bánh lại chẳng thích ăn bánh chút nào. Tôi hiểu rõ như vậy, vì tôi cũng không bao giờ cười sau buổi làm việc. Tôi là người rất nghiêm nghị, và mọi người coi tôi là kẻ bi quan – có lẽ họ có lí.

Những năm đầu tiên sau khi cưới, vợ tôi thường bảo tôi: “Ít ra anh cũng nên mỉm cười chứ”, nhưng dần dần cô ấy hiểu rằng điều đó vượt quá sức tôi. Tôi sung sướng nếu có dịp được thư giãn các bắp thịt ở mặt, được nghiêm nghị để tâm hồn tôi đỡ mệt mỏi. Tôi rất khó chịu khi nghe tiếng ai cười, vì tiếng cười ấy nhắc tôi nhớ đến nghề nghiệp của tôi. Tôi cứ sống với vợ tôi như thế, một cuộc sống gia đình lặng lẽ, hiền hoà, vì vợ tôi cũng đã mất thói quen cười. Chỉ thỉnh thoảng thấy vợ tôi mỉm cười, tôi cũng mỉm cười theo, thế thôi. Chúng tôi trò chuyện với nhau rất khẽ. Tôi ghét bất cứ tiếng ồn nào, bất cứ cảnh nhộn nhạo nào.

Những người không biết tôi đều coi tôi là kẻ kín đáo ít nói. Có thể đúng như vậy, vì tôi đã buộc phải mở miệng quá nhiều để cười. Còn bản thân tôi, mặt tôi thường lầm lì, thỉnh thoảng mới mỉm cười chút xíu và tôi rất hay nghĩ, nói chung tôi có cười thực sự bao giờ không. Các anh các chị tôi có thể xác nhận rằng tôi luôn là một người nghiêm nghị. Tôi biết cười đủ các kiểu, nhưng tiếng cười của chính tôi, tôi lại không biết nó như thế nào.

Bản tiếng Việt của dịch giả Vũ Đình Bình.

Bài liên quan
  • QUÁI VẬT TRÊN KHÔNG – Truyện ngắn Oe Kenzaburo

    QUÁI VẬT TRÊN KHÔNG – Truyện ngắn Oe Kenzaburo

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Oe Kenzaburo (1935 - 2023) là nhà văn người Nhật thắng giải thưởng Nobel văn chương cao quý của Viện hàn lâm Thụy Điển vào năm 1994. Chiến thắng của ông, cùng với chiến thắng của nhà văn Kawabata Yasunari năm 1968, đã giúp Nhật trở thành nước duy nhất ở Châu Á có hai nhà văn thắng giải Nobel văn chương*. Là một trong những nhà văn lớn nhất của Nhật, ông đã có hơn 60 tác phẩm được dịch ra tiếng nước ngoài.
  • TRẠI LAO CẢI – Truyện ngắn Franz Kafka

    TRẠI LAO CẢI – Truyện ngắn Franz Kafka

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Franz Kafka là nhà văn người Bohemia gốc Do Thái, nay là Cộng hòa Séc. Ngày nay, mặc dù Franz Kafka được xem là một trong những nhà văn có ảnh hưởng nhất thế giới, thậm chỉ còn có riêng một tính từ mang tên ông kafkaesque, tức "kiểu Kafka", nhưng khi còn sống, chỉ vài tác phẩm của ông được xuất bản. Phần lớn các tác phẩm của Franz Kafka được xuất bản sau khi ông chết, do bạn ông là Max Brod thực hiện, bất chấp di nguyện của ông là phải tiêu hủy tất cả các bản thảo.
  • MỘT ĐÁM MÂY NHỎ - Truyện ngắn James Joyce

    MỘT ĐÁM MÂY NHỎ - Truyện ngắn James Joyce

    Chân Dung Kẻ Sĩ: James Joyce là nhà văn người Ireland, tác giả của tiểu thuyết Ulysses xuất bản năm 1922. Ông được coi là một trong những nhà văn có ảnh hưởng nhất của thế kỷ 20, còn Ulysses được xem như một kiệt tác, đến nỗi người ta còn lập ra một lễ tưởng niệm thường niên vào ngày 16 tháng 6 (Bloomsday), là ngày diễn ra các các sự kiện trong tiểu thuyết Ulysses của ông.
  • BÁM ĐẾN CÙNG – Truyện ngắn Graham Greene

    BÁM ĐẾN CÙNG – Truyện ngắn Graham Greene

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Graham Greene là nhà văn người Anh, tác giả của Người Mỹ trầm lặng, cuốn tiểu thuyết rất ăn khách trên thế giới về Việt Nam, đặc biệt là tại Anh. Tuy nhiên, khi tiểu thuyết lần đầu tiên được xuất bản tại Mỹ vào năm 1956, nó đã khiến độc giả Mỹ bị sốc do tác phẩm của nhà văn người Anh đã mô tả người Mỹ là những kẻ giết người, một sự thật mà người Mỹ khó có thể chấp nhận. Cuốn sách của ông đã giúp độc giả thế giới nói chung và độc giả phương tây nói riêng, hiểu được tính chính nghĩa của dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống lại Mỹ, những kẻ xâm lược với đội quân hùng mạnh nhất hành tinh tới từ bên kia đại dương.
  • CHIẾC ÁO KHOÁC - Truyện ngắn Nikolai Vasilyevich Gogol

    CHIẾC ÁO KHOÁC - Truyện ngắn Nikolai Vasilyevich Gogol

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Nikolai Vasilyevich Gogol là một nhà văn xuất chúng của Đế quốc Nga gốc Ukraine, người đã có nhiều sáng tác theo chủ nghĩa hiện thực phê phán, mà ở đấy, lần lượt những thân phận thấp cổ bé họng trong xã hội Nga đã được lên tiếng. Nhiều nhà văn và nhà phê bình đã công nhận ảnh hưởng to lớn của Gogol đối với nền văn học Nga, Ukraine và thế giới. Theo xu hướng của những nhận xét này, có thể xem "Chiếc áo choàng" (tiếng Nga: Шине́ль -1842) là truyện ngắn xuất sắc nhất của nhà văn Nikolai Gogol, khi nó thể hiện thể hiện đầy đủ những gì tốt nhất trong viết lách của Gogol, mà nếu muốn tóm gọn lại, thì không ai nói chính xác hơn nhà ngoại giao, phê bình văn học người Pháp Eugène-Melchior de Vogüé (1848-1910). Ông nói (thường bị nhầm lẫn là do Fyodor Dostoevsky nói) : "Tất cả chúng ta đều chui ra từ Chiếc áo khoác của Gogol".
  • NGƯỜI TRONG BAO - Truyện ngắn Chekhov

    NGƯỜI TRONG BAO - Truyện ngắn Chekhov

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Người trong bao (The Man in a Case) là phần đầu, cùng với lần lượt hai truyện ngắn tiếp theo gồm "Gooseberries" và "About Love", thuộc một tác phẩm mà sau này được người ta gọi là “tiểu bộ ba”* của nhà văn vĩ đại nước Nga Anton Chekhov. Bản dịch dưới đây, để bạn đọc tiện tra cứu, Chân Dung Kẻ Sĩ đã hiệu chỉnh các tên riêng theo bản dịch từ tiếng Nga sang tiếng Anh của dịch giả người Anh Constance Garnett (1861-1946).
  • NGƯỜI ĐÀN BÀ VÀ CON CHÓ NHỎ - Truyện ngắn Anton Chekhov

    NGƯỜI ĐÀN BÀ VÀ CON CHÓ NHỎ - Truyện ngắn Anton Chekhov

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Anton Chekhov được xem là một trong những nhà văn chuyên thể loại truyện ngắn vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại. Dù ban đầu, Chekhov theo học ngành y tại Đại học y khoa Moscow và trở thành một bác sĩ, nhưng cuối cùng ông lại là một nhà văn xuất chúng, với những sáng tạo đã làm thay đổi tiến trình phát triển của truyện ngắn hiện đại.
    Nhà văn Mỹ gốc Nga Vladimir Nabokov (1899-1977), tác giả của cuốn tiểu thuyết Lolita in năm 1955, xếp thứ tư trong danh sách 100 cuốn sách hay nhất thế kỷ 20 vào năm 2007 của nhà xuất bản Mỹ Modern Library, đã chê tác phẩm của Chekhov nhưng cũng khen nức nở rằng, "nhưng tác phẩm của ông ấy là thứ tôi sẽ mang theo nếu phải đi tới hành tinh khác". Ông còn gọi truyện Người đàn bà và con chó nhỏ là "một trong những truyện ngắn vĩ đại nhất từng được viết nên".
    Bản dịch dưới đây, để bạn đọc tiện tra cứu, Chân Dung Kẻ Sĩ đã hiệu chỉnh các tên riêng theo bản dịch từ tiếng Nga sang tiếng Anh của dịch giả người Anh Constance Garnett (1861-1946). Bà là dịch giả người Anh đầu tiên dịch nhiều tác phẩm của Anton Chekhov sang tiếng Anh. Tổng cộng, bà đã dịch 71 tập văn học Nga, bao gồm các tác phẩm của các nhà văn Nga nổi tiếng như Ivan Turgenev, Leo Tolstoy, Nikolai Gogol, Ivan Goncharov, Alexander Ostrovsky và Alexander Herzen. Nhiều tập trong số đó vẫn còn được in cho đến ngày nay.
  • NGƯỜI ĐÀN ÔNG CHƠI DAO – Truyện ngắn Heinrich Böll

    NGƯỜI ĐÀN ÔNG CHƠI DAO – Truyện ngắn Heinrich Böll

    Chân Dung Kẻ Sĩ: NGƯỜI ĐÀN ÔNG CHƠI DAO là truyện ngắn trong tập truyện ngắn Trẻ em cũng là thường dân (Children Are Civilians Too) của nhà văn người Đức thắng Giải Nobel Văn chương năm 1972 Heinrich Böll. Tập truyện minh họa cho cách kể chuyện tinh tế và sắc thái của Heinrich Boll ở mức tuyệt vời nhất, vẽ ra những bức chân dung tuyệt đẹp về những con người bình thường trong những năm tháng đen tối ở nước Đức sau chiến tranh.
  • ẢO HÓA – Truyện ngắn Hermann Hesse 

    ẢO HÓA – Truyện ngắn Hermann Hesse 

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Ảo Hóa là một câu chuyện trong tiểu thuyết Trò chơi ngọc pha lê (The Glass Bead Game) tác phẩm lớn cuối cùng của nhà văn, nhà thơ Đức thắng giải Nobel Văn chương năm 1946 Hermann Hesse. Với tư tưởng chống phát xít, từ nửa cuối thập niên 1930, không một nhà xuất bản hay tờ báo nào ở Đức dám đăng các tác phẩm của Hermann Hesse nữa. Và vì thế ông đã viết Trò chơi ngọc pha lê giữa những tin tức khủng khiếp của Chiến tranh thế giới Thứ Hai và xuất bản tác phẩm ở Thụy Sĩ năm 1943.
  • ÐỐT LỬA -  Truyện ngắn JACK  LONDON

    ÐỐT LỬA -  Truyện ngắn JACK  LONDON

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Đốt Lửa của nhà văn Jack London có hai phiên bản được xuất bản ở hai thời điểm khác nhau, một ở năm 1902 và bản còn lại ở năm 1908. Mặc dù có cấu trúc và cốt truyện gần tương tự nhau, nhưng phiên bản năm 1908 khủng khiếp hơn nhiều, và vì thế, nó trở thành một trong những tác phẩm kinh điển của nhà văn người Mỹ, thường xuyên có mặt trong các tuyển tập văn chương.