chan_dung-ke_si

Nhân đọc lại “Con mèo của Foujita” của Nguyễn Quang Sáng

04-03-2023

Lượt xem 2203

Đánh giá 0 lượt đánh giá

Chia sẻ

Nhân đọc lại “Con mèo của Foujita” của Nguyễn Quang Sáng

“Con mèo của Foujita” có vẻ như là một truyện ngắn “đặc biệt” của Nguyễn Quang Sáng (Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1994 với tập truyện cùng tên).

Chỉ với hơn 5.800 chữ, truyện mở ra một không – thời gian rộng lớn với những “câu chuyện lớn” vượt khỏi tầm vóc của một truyện ngắn, mang dáng dấp của một tiểu thuyết.
Ở đây, thủ pháp đồng hiện đã được sử dụng tài tình. Chỉ vài nét chấm phá, Nguyễn Quang Sáng đã “ghi ” lại nhiều câu chuyện của đất nước cùng những biến động của thời cuộc kéo dài 80 năm. Những “câu chuyện lớn” của đất nước: Về những người kháng chiến ở lại miền Nam sau 1954, những biến động của cuộc sống ở Sài Gòn trước năm 1975, câu chuyện thời bao cấp, những khó khăn kéo dài sau những ngày đất nước thống nhất rồi đến cả nhưng câu chuyện về nghệ thuật, về giới mua tranh, về họa sĩ tài danh Foujita và các những tác phẩm nổi tiếng của ông, qua câu chuyện, “nghệ thuật vẫn không thể tách rời khỏi chính trị” (chi tiết Nam mua hết tranh trong phòng tranh vì Nam biết người Mỹ sắp rút, tiền Sài Gòn để trong nhà làm gì? Và đúng như nhận định của Nam, những bức tranh kia sau này đã trở nên rất có giá!).
Tác phẩm “Con mèo của Foujita”- Ảnh NXB Kim Đồng
Truyện được bắt đầu từ cuộc săn lùng bức tranh con mèo của danh họa người Nhật Foujita nhân kỷ niệm 100 năm ngày mất của ông. Khi giới săn tranh cả thế giới gần như bế tắc thì xuất hiện Nam với thông tin sốt dẻo: Bức tranh “Con mèo” đang nằm trong tay Nam! Nam có được bức tranh chỉ sau một chuyến đi Hà Nội! Và, kiểu mua tranh của Nam quả thật có một không hai. Nam của cuộc kháng chiến chống Pháp, năm 1948, ở rừng U Minh chỉ là một cậu bé 16 tuổi, tuy nhỏ bé không mang nổi cây súng nhưng đã học qua xéc-ti-fi-ca (tiểu học) và làm nhiệm vụ quan trọng “truyền tin của chỉ huy, làm liên lạc”.
Truyện ngắn đan xen chuyện cũ, chuyện mới nhờ thủ pháp đồng hiện. Với nhận định rằng ngày trước, khi Foujita đến Hà Nội phải chơi với vài họa sĩ đất Hà Thành, Nam đã tìm đến những bức tranh nổi tiếng của Foujita. Câu chuyện trở về với năm 1954, Nam không đi tập kết như nhân vật xưng tôi. Ở đó Nam gặp phải những rắc rối của người kháng chiến cũ phải sống trong lòng chế độ Sài Gòn, lấy vợ rồi bỏ vợ, thân phận người nhập cư Sài Gòn sau chiến tranh, câu chuyện làm giàu….
Nam ra Hà Nội đi tìm dấu vết của họa sĩ Foujita. Trên chuyến xe “tự lái”, Nam đã mua được ba chiếc bình cổ bằng cách đổi lấy chính chiếc xe mình đang đi. Phi vụ ấy giúp Nam lãi đến … bốn chiếc xe! Từ chuyện mua đồ cổ dẫn đến việc Nam học chuyên môn về đồ cổ trong tù. Vì sao Nam bị bắt? Vì Nam từng đi theo kháng chiến. Trong tù, Nam học được đủ thứ, trong đó có việc … buôn tranh.
Và, khi ra tù, Nam đã “thực hành” bằng một phi vụ cực lớn: Mua hết tranh trong phòng trước sự ngạc nhiên tột độ của ông chủ ở Chợ Lớn. Phi vụ ấy, Nam lời to. Nhưng buôn đồ cổ chỉ là một trong những cú “làm ăn lớn” của Nam, ở đây, lại buôn tranh. Nhưng ngoài những thủ thuật để lần ra dấu vết hành tung của họa sĩ tài danh năm xưa, Nam lại có con mắt xanh đánh giá nghệ thuật không kém các chuyên gia, các nhà nghiên cứu lịch sử hội hoạ. Nam còn rất rõ lý do vì sao Foujita lại thích vẽ mèo, một con vật vốn không được người Nhật coi trọng. Nam nhận ra sự độc đáo của bức tranh vẽ mèo chẳng kém các nhà phê bình hội hoạ. Và, Nam không hề ra mặt, để phi vụ mua kỳ được bức tranh con mèo của Foujita qua tay một cô gái vốn là cộng sự của Nam.
Foujita – chân dung tự hoạ 1928, Centre Pompidou, Paris
Bức tranh quả đúng là tuyệt tác qua ngòi bút của Nguyễn Quang Sáng: “Con mèo với thế đứng đang nhìn lại. Tôi như nghe tiếng “meo” từ trong nét vẽ của cái thế đứng con mèo. Đôi mắt của con mèo vừa trong, vừa xanh, vừa lung linh. Đôi mắt lim dim như đang nghĩ ngợi đến điều gì sâu xa lắm và bộ râu của nó như nhúc nhích với đôi môi chúm chím như cười..”.
“Nam bán bức tranh thiếu nữ Hà Nội với giá hai cây. Còn bức cô gái người Âu, Nam gởi ra nước ngoài, nghe nói để bán đấu giá. Còn bức con mèo, Nam vẫn giữ lại””. Rõ ràng, Nam đã rất đúng khi chọn, dành riêng cho mình bức họa ấy như cái kết của câu chuyện: “- Đêm qua tao nằm mơ một giấc mơ rất kỳ lạ. Có lẽ uống rượu nhiều quá. Tao mơ thấy con mèo của Foujita từ trong tranh vọt ra. Tao giật mình choàng dậy. Đúng là con mèo vừa vọt ra cửa sổ. Tưởng là nó thật. Hốt hoảng, tao bật đèn, mở tủ. Bức tranh vẫn còn, tao vội vàng trải ra. Con mèo bỗng hóa ra Foujita- Foujita chúm chím nhìn tao: Cười”.
“Con mèo của Foujita” của Nguyễn Quang Sáng hoàn toàn có thể “viết lại” thành một tiểu thuyết hay, hấp dẫn hoặc có thể chuyển thành một bộ phim xuất sắc. Nhưng trước tiên, nó là một truyện ngắn hay, khó lẫn với các truyện ngắn khác của Nguyễn Quang Sáng.
 
Theo Lê Trâm baotangvanhoc.vn

Bài liên quan
  • Việt Nam khai quật thành công ‘kho báu’ bị chôn vùi 12 thế kỷ ở một xã ven biển miền Trung, được công nhận kỷ lục thế giới

    Việt Nam khai quật thành công ‘kho báu’ bị chôn vùi 12 thế kỷ ở một xã ven biển miền Trung, được công nhận kỷ lục thế giới

    Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) khi đó đã đề nghị cơ quan chức năng phong tỏa khẩn cấp khu vực để bảo vệ nguyên trạng, họp bàn tìm cách khai quật tối ưu.
  • VIẾT TRUYỆN NGẮN NHƯ THẾ NÀO* - CHEKOV

    VIẾT TRUYỆN NGẮN NHƯ THẾ NÀO* - CHEKOV

    Sao lại nói là không có cốt truyện? Không đúng. Cốt truyện có ở mọi nơi mọi chỗ. Anh hãy nhìn vào bức tường này. Ai cũng biết ở đấy chẳng có gì cả. Nhưng anh hãy nhìn kỹ vào đó, hãy tìm trong đó một cái gì của mình, một cái gì không ai thấy được. Và anh hãy viết ra. Xin cứ tin điều tôi nói, bấy giờ thế nào cũng có một truyện ngắn. Cũng như anh có thể viết rất hay về một chủ đề đã cũ mèm như viết về ánh trăng, miễn là biết nhìn ra trong ánh trăng một cái gì của mình mà không phải một cái gì khác đã quá nhàm.
  • Nhà văn Minh Chuyên được phong tặng Anh hùng Lao động

    Nhà văn Minh Chuyên được phong tặng Anh hùng Lao động

    Theo thông tin từ nhà thơ Nguyễn Quang Thiều - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, nhà văn Minh Chuyên vừa được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động bởi những đóng góp đặc biệt cho văn học viết về chiến tranh thời hậu chiến.
  • Nhà thơ Bùi Giáng: Kỳ cuối: Gặp hoạn nạn là Kim Cương có mặt

    Nhà thơ Bùi Giáng: Kỳ cuối: Gặp hoạn nạn là Kim Cương có mặt

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Lúc đầu thấy Bùi Giáng cầu hôn Kim Cương không được, Nguyễn Thùy có lần đã đề nghị với Kim Cương một cách nghiêm túc hay là Kim Cương lấy Bùi Giáng làm chồng, biết đâu sẽ giúp anh ấy bớt khùng và viết lách đường hoàng, đĩnh đạc, dễ hiểu hơn?
  • Nhà thơ Bùi Giáng - Kỳ 4: Tỉnh điên một cõi hồng trần

    Nhà thơ Bùi Giáng - Kỳ 4: Tỉnh điên một cõi hồng trần

    Nguyễn Thùy có cô người yêu là sinh viên Đại học Sư phạm ban Anh văn rất quý trọng Bùi Giáng, cô này thường đi theo Bùi Giáng uống cà phê, quàng vai ông rất thân thiết khiến Bùi Giáng rất vui.
  • Nhà thơ Bùi Giáng - Kỳ 3: Trong cõi điên nhân tình thế thái

    Nhà thơ Bùi Giáng - Kỳ 3: Trong cõi điên nhân tình thế thái

    Sau khi không may gặp hỏa hoạn, không chỉ nhà bị cháy mà tất cả tác phẩm và sách vở tài liệu bị cháy sạch, Bùi Giáng lại thêm một cú sốc lớn khiến tâm hồn nhạy cảm của ông càng bị chấn động. Bùi Giáng càng điên hơn, ban ngày ông lang thang ngoài đường trong trang phục “cái bang” với mấy con chó nhỏ trong túi vải đeo lủng lẳng quanh mình. Cứ thế ông rong chơi khắp phố phường và trêu chọc thiên hạ, nhất là các cô gái đẹp.
  • Nhà thơ Bùi Giáng - Kỳ 2: Bút lực hoa trôi nước chảy

    Nhà thơ Bùi Giáng - Kỳ 2: Bút lực hoa trôi nước chảy

    Để có cả một kho tàng tác phẩm như thế Bùi Giáng đã viết lúc nào trong khi ông thường dành hết thời giang trong ngày để rong chơi cho những cuộc điên tưởng chừng bất tận? Đây là một điểm rất bí ẩn mà cho đến nay chưa có lời giải, kể cả những người gần gũi nhất với ông.
  • Nhà thơ Bùi Giáng - Kỳ 1: 'Giáo sư' không tốt nghiệp đại học

    Nhà thơ Bùi Giáng - Kỳ 1: 'Giáo sư' không tốt nghiệp đại học

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Bùi Giáng không tốt nghiệp đại học nhưng lại làm “giáo sư” dạy học một thời gian, là nhà nghiên cứu, khảo luận, dịch thuật và nhất là làm thơ. Ông dịch nhiều tác phẩm nổi tiếng của các tác giả tên tuổi trên thế giới, viết khảo luận đông tây kim cổ và đặc biệt là làm thơ nhanh như chớp bất cứ ở đâu, trong trường hợp nào.
  • Cửa ô Hà Nội hơn 100 năm trước

    Cửa ô Hà Nội hơn 100 năm trước

    Hà Nội từng có 21 cửa ô nhưng đến năm 1866, trên bản đồ chỉ còn 15 cái tên.
  • Chữ quốc ngữ khiến người Việt bị đứt gãy về văn hóa?

    Chữ quốc ngữ khiến người Việt bị đứt gãy về văn hóa?

    Một câu hỏi được đưa ra từ lâu trong giới nghiên cứu nhưng không dễ trả lời: sự thay đổi chữ viết tạo ra sự đứt gãy về văn hóa, truyền thống trong dân tộc ta?