chan_dung-ke_si

NHÀ VĂN TÔ HOÀI: TÔI ĐẾN VỚI VĂN CHƯƠNG NHƯ THẾ

04-11-2023

Lượt xem 891

Đánh giá 1 lượt đánh giá

Chia sẻ

  Tô Hoài

NHÀ VĂN TÔ HOÀI: TÔI ĐẾN VỚI VĂN CHƯƠNG NHƯ THẾ
Nhà văn Tô Hoài (1920-2014)
 
Dù sao, tôi cũng đã thành chú học trò. Tôi biết chữ lúc nào và làm thế nào biết chữ, tôi không nhớ.

Các dì hay hỏi tôi đã học được bao nhiêu chữ. Một mẹt nhé? Tôi vâng. Rồi tôi nhân dần mẹt chữ của tôi lên. Tôi khoe tôi đã học được ba mẹt, bốn mẹt. Bao giờ tôi học được đầy thúng chữ thì tôi thành thầy giáo Đức. Ngày nắng, cả nhà giục tôi đem chữ ra phơi kẻo chữ mốc. Tôi thích được nghe nói đùa như thế.

… Một hôm, quét nhà, tôi nhặt được ở gầm bàn học chú Luyến một quyển sách đã nát và bợt mủn mấy tờ lót cuối. Cuốn Không gia đình, Nguyễn Đỗ Mục dịch. Tôi đặt quyển truyện vào khe phản, chỗ ngồi đánh giầy.

Mỗi buổi trưa, cơm xong, tôi ngồi xem lén mấy trang truyện.

Cuộc đời phiêu bạt của thằng bé trong truyện. Tôi mê man theo nó bỏ đi với ông già làm xiếc. Cái lúc thằng bé đứng trên ngọn đồi, nhìn lại túp nhà mình dưới làng, trước còn rõ, sau mờ dần. Mắt tôi cũng mờ. Rồi nó quay mặt quả quyết bước theo ông già. Tôi cũng bước theo nó. Cũng buồn, cũng giận, cũng tủi chung nỗi cảm thương với người bạn xa xôi rất thân thiết đó.

… Tôi ngao ngán quá. Một buổi chiều kia, tôi quyết bỏ cái kho giầy phố Hàng Khay hắc xì mùi cao su và mùi giầy hộp. Không bao giờ tôi trở lại đấy nữa. Tôi bỏ việc…

Cái tôi lo nhất là mất việc rồi mà không dám nói với ai, vẫn phải đóng vai đi làm. Mất việc rồi mà ngày hai buổi vẫn phải đi đều.

Ngày ngày, đúng giờ, tôi cuốc bộ vào thành phố, đi ngồi các vườn hoa. Tôi ngồi xem kiến bò đến tận lúc tôi có thể phân biệt rạch ròi ra từng loại kiến xây tổ khác nhau. Hồm này qua hôm khác, tôi ngắm quả sấu từ hôm rụng mắt cho tới khi nó vàng óng, nó chín.

Tôi lại muốn viết nhưng lòng bối rối không yên, không viết được. Có hôm ngồi cả buổi tít trên cái đỉnh núi đất trong vườn bách thảo mà không viết được một chữ. Thì giờ trống rỗng không nghĩ ra điều gì, cũng không đọc được, dần dần chỉ chồng chất, đọng lại những lo sợ, những hốt hoảng không đâu. Nhưng lo thế nào thì cũng chẳng này ra được tiền và chằng đổi khác nổi những ngày thất nghiệp đằng đằng này đi được.

… Những năm đi học ngày còn nhỏ của tôi chỉ rặt những chuyện tình cờ và tức cười. Bây giờ, khi tôi quyết định lấy nghề viết nuôi thân, tôi không nghĩ là tình cờ, nhưng thật tôi cũng không có mục đích gì trước để thành nghề văn và tôi cũng chỉ có cái lo lắng của một công việc mới tìm được thôi.

Tôi ham viết từ khi ít tuổi. Tôi có cảm tưởng tôi học đến đâu thì viết đến đấy – bắt chước viết đến đấy.

Những năm chín, mười tuổi, nhà tôi có quyển Kiều, các dì tôi hay bói Kiều. Bác thợ cửi nhà tôi có quyển Học Kiều lẩy. Thế là tôi làm thơ lẩy Kiều. Đến khi tôi tha đâu về được một tập Tứ dân văn uyển, trong đó có nhiều bài dịch thơ Đường của Nguyễn Can Mộng và quyển Văn đàn bảo giám của Trần Trung Viên, tôi bèn loay hoay làm thơ tứ tuyệt, bát cú, làm văn tế và tôi dịch lại những bài thơ Đường người ta đã dịch – mặc dầu tôi không biết chữ Hán. Bố tôi ở Sài Gòn đem về những pho truyện dịch của Nguyễn Chánh Sắt Chinh đông, Chinh tây, Tam hạ Nam đường… thế là tôi vừa đọc vừa xoay sang học viết kiếm hiệp. Rồi tôi say mê lung tung: Bông hoa rừng, Bạo bay, Thủy hử, Gươm cứu khổ, Tố Tâm, Hồn bướm mơ tiên, Sống mà yêu… Và tôi cũng viết lung tung những truyện võ hiệp kì tinh phiêu lưu.

Truyện Dế mèn phiêu lưu kí của tôi phảng phất những nét lẫn lộn Guylivơ du kí, Đông kisốt, Têlêmác phiêu lưu kí mà tôi đã đọc những bản dịch trong loại sách Âu Tây tư tưởng. Tôi đã tự học tiếng Pháp bằng cách tập dịch.

Tôi mê và dịch nhiều của Môpatxăng, Maáclinh, Đôđê. Từ khi ấy tôi hay viết truyện ngắn và làm thơ.

Lúc này, tôi đã thôi học hẳn và phải chật vật kiếm miếng hàng ngày. Đời sống trong xã hội quanh tôi, tư tưởng và hoàn cảnh của chính tôi đã vào cả trong những sáng tác của tôi, ý nghĩ tự nhiên của tôi bấy giờ là viết những sự xảy ra trong nhà, trong làng quanh mình.

Tôi viết đủ thứ, viết được cái gì, tôi đều gửi báo. Tôi luôn luôn gửi báo để thử sức và “xem thế nào”. Báo ở Hà Nội hay Sài Gòn, báo nào biết, tôi gửi tất: Nước non, Cậu ấm, Đông Pháp, Việt báo, Tiểu thuyết thứ năm, Tiểu thuyết thứ bảy… Tôi vẫn kí tên như tên tôi bây giờ. Mãi chẳng được một bài đăng. Tôi cũng không nản, vì khi nào đọc lại bài tôi cũng tự thấy còn xoàng. Tôi cũng cho là chưa được, cho nên người ta không đăng. Tôi vẫn viết. Dần dần, đôi khi, cũng có báo đăng bài thơ, cái truyện ngắn, truyện vui cười, tranh khôi hài tôi vẽ.

… Một nhà xuất bản, nhà Tân Dân ra loại sách thiếu nhi. Báo hà Nội tân văn của anh Vũ Ngọc Phan làm sắp phải đóng cửa. Anh ấy tìm việc mới cho tôi. Anh Phan và anh Nguyễn Công Hoan mách tôi với ông chủ nhà xuất bản Tân Dân. Ông Tân Dân mời tôi viết thử cho nhà ông quyển Con Dế mèn, rồi được khách, ông Tân Dân đặt tôi viết tiếp Dế mèn phiêu lưu kí dài gấp đôi quyển Con Dế mèn.

Ít lâu sau, ông Tân Dân hợp đồng với tôi là: Tôi trao bản thảo thì ông trả tiền ngay. Mỗi quyển mỗi loại, truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài; bản thảo bán theo giá định sẵn. Mỗi tháng tôi viết một truyện vừa cho trẻ em chừng năm mươi trang viết tay (nếu viết quá thì phải san làm hai quyển. Dế mèn của tôi hồi ấy chia làm ba quyển chỉ vì giá quy định như vậy chứ không phải vì yêu cầu của cảm hứng). Ngoài ra, một tháng tôi đưa hai truyện ngắn và cứ ba tháng tôi viết một truyện dài lĩnh tiền thêm.

Tôi vào nghề viết văn có trong ngoài ba năm trước Cách mạng tháng Tám 1945 mà tôi viết như chạy thi, được năm truyện dài, truyện vừa, ba tập truyện ngắn, còn truyện thiếu nhi như Dế mèn… thì mấy chục truyện, cái in, cái chưa in, tôi không nhớ hết, viết để kiếm miếng sống lúc ấy thì phải cuốc khỏe, như thế vậy.


TÔ HOÀI
(Theo Tự truyện – NXB Văn học, 1978)

Bài liên quan
  • Việt Nam khai quật thành công ‘kho báu’ bị chôn vùi 12 thế kỷ ở một xã ven biển miền Trung, được công nhận kỷ lục thế giới

    Việt Nam khai quật thành công ‘kho báu’ bị chôn vùi 12 thế kỷ ở một xã ven biển miền Trung, được công nhận kỷ lục thế giới

    Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) khi đó đã đề nghị cơ quan chức năng phong tỏa khẩn cấp khu vực để bảo vệ nguyên trạng, họp bàn tìm cách khai quật tối ưu.
  • VIẾT TRUYỆN NGẮN NHƯ THẾ NÀO* - CHEKOV

    VIẾT TRUYỆN NGẮN NHƯ THẾ NÀO* - CHEKOV

    Sao lại nói là không có cốt truyện? Không đúng. Cốt truyện có ở mọi nơi mọi chỗ. Anh hãy nhìn vào bức tường này. Ai cũng biết ở đấy chẳng có gì cả. Nhưng anh hãy nhìn kỹ vào đó, hãy tìm trong đó một cái gì của mình, một cái gì không ai thấy được. Và anh hãy viết ra. Xin cứ tin điều tôi nói, bấy giờ thế nào cũng có một truyện ngắn. Cũng như anh có thể viết rất hay về một chủ đề đã cũ mèm như viết về ánh trăng, miễn là biết nhìn ra trong ánh trăng một cái gì của mình mà không phải một cái gì khác đã quá nhàm.
  • Nhà văn Minh Chuyên được phong tặng Anh hùng Lao động

    Nhà văn Minh Chuyên được phong tặng Anh hùng Lao động

    Theo thông tin từ nhà thơ Nguyễn Quang Thiều - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, nhà văn Minh Chuyên vừa được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động bởi những đóng góp đặc biệt cho văn học viết về chiến tranh thời hậu chiến.
  • Nhà thơ Bùi Giáng: Kỳ cuối: Gặp hoạn nạn là Kim Cương có mặt

    Nhà thơ Bùi Giáng: Kỳ cuối: Gặp hoạn nạn là Kim Cương có mặt

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Lúc đầu thấy Bùi Giáng cầu hôn Kim Cương không được, Nguyễn Thùy có lần đã đề nghị với Kim Cương một cách nghiêm túc hay là Kim Cương lấy Bùi Giáng làm chồng, biết đâu sẽ giúp anh ấy bớt khùng và viết lách đường hoàng, đĩnh đạc, dễ hiểu hơn?
  • Nhà thơ Bùi Giáng - Kỳ 4: Tỉnh điên một cõi hồng trần

    Nhà thơ Bùi Giáng - Kỳ 4: Tỉnh điên một cõi hồng trần

    Nguyễn Thùy có cô người yêu là sinh viên Đại học Sư phạm ban Anh văn rất quý trọng Bùi Giáng, cô này thường đi theo Bùi Giáng uống cà phê, quàng vai ông rất thân thiết khiến Bùi Giáng rất vui.
  • Nhà thơ Bùi Giáng - Kỳ 3: Trong cõi điên nhân tình thế thái

    Nhà thơ Bùi Giáng - Kỳ 3: Trong cõi điên nhân tình thế thái

    Sau khi không may gặp hỏa hoạn, không chỉ nhà bị cháy mà tất cả tác phẩm và sách vở tài liệu bị cháy sạch, Bùi Giáng lại thêm một cú sốc lớn khiến tâm hồn nhạy cảm của ông càng bị chấn động. Bùi Giáng càng điên hơn, ban ngày ông lang thang ngoài đường trong trang phục “cái bang” với mấy con chó nhỏ trong túi vải đeo lủng lẳng quanh mình. Cứ thế ông rong chơi khắp phố phường và trêu chọc thiên hạ, nhất là các cô gái đẹp.
  • Nhà thơ Bùi Giáng - Kỳ 2: Bút lực hoa trôi nước chảy

    Nhà thơ Bùi Giáng - Kỳ 2: Bút lực hoa trôi nước chảy

    Để có cả một kho tàng tác phẩm như thế Bùi Giáng đã viết lúc nào trong khi ông thường dành hết thời giang trong ngày để rong chơi cho những cuộc điên tưởng chừng bất tận? Đây là một điểm rất bí ẩn mà cho đến nay chưa có lời giải, kể cả những người gần gũi nhất với ông.
  • Nhà thơ Bùi Giáng - Kỳ 1: 'Giáo sư' không tốt nghiệp đại học

    Nhà thơ Bùi Giáng - Kỳ 1: 'Giáo sư' không tốt nghiệp đại học

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Bùi Giáng không tốt nghiệp đại học nhưng lại làm “giáo sư” dạy học một thời gian, là nhà nghiên cứu, khảo luận, dịch thuật và nhất là làm thơ. Ông dịch nhiều tác phẩm nổi tiếng của các tác giả tên tuổi trên thế giới, viết khảo luận đông tây kim cổ và đặc biệt là làm thơ nhanh như chớp bất cứ ở đâu, trong trường hợp nào.
  • Cửa ô Hà Nội hơn 100 năm trước

    Cửa ô Hà Nội hơn 100 năm trước

    Hà Nội từng có 21 cửa ô nhưng đến năm 1866, trên bản đồ chỉ còn 15 cái tên.
  • Chữ quốc ngữ khiến người Việt bị đứt gãy về văn hóa?

    Chữ quốc ngữ khiến người Việt bị đứt gãy về văn hóa?

    Một câu hỏi được đưa ra từ lâu trong giới nghiên cứu nhưng không dễ trả lời: sự thay đổi chữ viết tạo ra sự đứt gãy về văn hóa, truyền thống trong dân tộc ta?