chan_dung-ke_si

Gặp gỡ với Những người mở đường của Điện ảnh miền nam

02-04-2023

Lượt xem 3798

Đánh giá 7 lượt đánh giá

Chia sẻ

Gặp gỡ với Những người mở đường của Điện ảnh miền nam

Sáng 31-3, tại Hội trường lớn của Trụ sở liên hiệp các hội văn học nghệ thuật TP.HCM, Hội Điện ảnh TPHCM đã tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh 147/SL thành lập Doanh nghiệp quốc gia chiếu bóng và chụp ảnh Việt Nam; Và 76 năm Bộ Tư lệnh quân khu 8 quyết định thành lập Tổ Nhiếp - Điện ảnh khu 8.

Ban tổ chức Lễ kỷ niệm đã tổ chức một triển lãm trưng bày khoảng 200 hình ảnh, poster những bộ phim tiêu biểu của điện ảnh cách mạng Việt Nam thuộc nhiều chủ đề xuyên suốt lịch sử từ ngày ngành được thành lập.

Sau nghi thức chào cờ, Ban tổ chức đã công chiếu bộ phim tài liệu Bác Hồ trong trái tim Miền Nam phục vụ các đại biểu và đông đảo các hội viên. Đây là bộ phim do Hội điện ảnh thành phố Hồ Chí Minh mới thực hiện để chiếu nhân dịp lễ kỷ niệm nói trên.

Ban tổ chức đã mời các nghệ sĩ điện ảnh là những chứng nhân từng có cơ hội gặp Bác Hồ, làm phim về Bác Hồ, những người làm điện ảnh thời kháng chiến và hiện nay. Những người mở đường của Điện ảnh Miền Nam như; NSND Trà Giang, đạo diễn Xuân Phượng, nhà quay phim tiền bối Hồ Văn Tây, NSND Đoàn Quốc, NSƯT Lê Văn Duy, NSƯT Thùy Liên và NSND Mạnh Dung…

Trong phần ôn lại kỷ niệm, NSND Trà Giang kể lại những lần được gặp Bác Hồ. Lần thứ nhất bà gặp Bác khi được chọn là người sẽ tặng hoa cho Bác Hồ nhân dịp Đại hội Văn nghệ toàn quốc lần thứ 3, năm 1962. Có rất nhiều nghệ sĩ muốn được tặng hoa cho Bác. Ban tổ chức nghĩ ra cách chọn người già nhất và trẻ nhất. Bác đồng ý với ý kiến, nhưng sửa lại cách dùng từ, phải gọi là "người nhiều tuổi nhất và ít tuổi nhất". Lúc đó, NSND Trà Giang mới 20 tuổi, là nghệ sĩ trẻ tuổi nhất, lại là đại biểu miền Nam, nên đã được ban tổ chức phân công tặng hoa cho Bác. Bác dặn mọi người; “văn nghệ sĩ cũng là chiến sĩ trên mặt trận văn hóa”. Lời dặn dò này khiến “tôi khắc cốt ghi tâm và luôn lấy làm hành trang suốt mấy chục năm làm nghề”, nghệ sĩ Trà Giang xúc động nhớ lại.

img_1680238099558_1680348182528

NSND Trà Giang và các nghệ sĩ chụp ảnh lưu niệm

Năm1963, tại buổi chiếu bộ phim Chị Tư Hậu cho Bác xem, NSND Trà Giang thêm một lần nữa được gặp gỡ Bác Hồ. Bà kể kỷ niệm khi dự LHP tại Moscow, diễn viên các nước mặc rất nhiều quần áo đẹp khiến bà rất tự ti. Nhưng Bác bảo, áo dài của Việt Nam rất đẹp, nên từ đó trong các chuyến đi nước ngoài, các sự kiện sau này, bà luôn tự tin mặc áo dài truyền thống.

 

Ở tuổi 95, đạo diễn Xuân Phượng vẫn minh tuệ, kể lại rõ từng chi tiết những lần được gặp Bác Hồ. Lần đầu tiên khi bà ở chiến khu Việt Bắc, Bác Hồ đã đến tận nơi thăm đời sống cán bộ. Vì tranh thủ ngủ muộn quá giờ kẻng báo thức nên dù được báo Bác Hồ đến, nhưng không kịp nữa, vì lúc đó Bác đã đứng ngay sau lưng.

img_20230331_230128

Tư trái qua: ông Đỗ Lệnh Hùng Tú chủ tịch Hội điện ảnh VN, đạo diễn Xuân Phượng, ông Đoàn Hoài Trung chủ tịch Hội nhiếp ảnh

Một lần khác, bà dẫn các đoàn làm phim nước ngoài đến quay phim về hoạt động của Bác Hồ. Lúc đó, phía đoàn phim đưa ra đề nghị có thể nói Bác bỏ chiếc mũ đang đội, ghi hình sẽ đẹp hơn. Xuân Phượng nhờ ông Vũ Kỳ - thư ký của Bác giúp đỡ nhưng ông cũng không dám. Không còn cách nào, bà đành đánh bạo xin Bác bỏ mũ ra để quay phim. Bác Hồ nghiêm mặt nhìn bà, hỏi lý do: Cái mũ của Bác không đẹp à? Thưa Bác, cái mũ của Bác rất đẹp, nhưng tóc của Bác còn đẹp hơn, bà Xuân Phượng thưa lại với Bác. Không chỉ được khen, bà còn được Bác lấy cái mũ của mình đội cho bà. Bà cũng rất tiếc vì không ghi lại được khoảnh khắc khó quên và đầy xúc động đó.

Cả tổ điện ảnh khu 8 còn có một mình tôi.

Câu nói khiến cả khán phòng xúc động trên là của nhà quay phim, đạo diễn tiền bối Hồ Văn Tây. Tuy đã cao tuổi, ông vẫn lặn lội đường xa từ Vĩnh Long lên TP.HCM tham dự buổi lễ. Ông là người duy nhất của Điện ảnh khu 8 hiện nay vẫn còn sống.

Ông kể, những tác động to lớn của ngành nhiếp ảnh tới người dân những năm 1940 đã khiến nhiều người nêu ý kiến về việc cần thiết phải làm phim, với hình ảnh chuyển động và âm thanh… điện ảnh sẽ có tác động lớn hơn rất nhiều. Trước những ý kiến xác đáng nói trên, tại Bưng biền - Ðồng Tháp Mười vào tháng 10-1947, tướng Trần Văn Trà và Bộ Tư lệnh khu 8 khi đó đã ra quyết định thành lập "Ngành điện ảnh và nhiếp ảnh quân khu, trực thuộc phòng chính trị".

p12402782

Nhà quay phim tiền bối Hồ Văn Tây

Năm 1948, cậu thiếu niên Hồ Văn Tây, lúc đó mới 16 tuổi, cùng với lớp thanh niên thời đó “xếp bút nghiên lên đường tranh đấu”, vô Đồng Tháp Mười tham gia Tổ Nhiếp - điện ảnh Khu 8. Ông cùng với hai nghệ sĩ nòng cốt là Mai Lộc, Khương Mễ và nhiều nghệ sĩ khác đã góp phần tạo nên một nền “điện ảnh bưng biền” sơ khai, non trẻ nhưng sôi sục nhiệt huyết và có sức động viên mãnh liệt tới quân dân miền nam.

Bộ phim đầu tiên của Điện ảnh khu 8 là phim tài liệu Chiến trận Mộc Hóa (quay phim: Mai Lộc, Khương Mễ, Vũ Sơn, khởi quay từ tháng 8-1948, chiếu tại Ðồng Tháp Mười ngày 24-12-1948).

 Ngoài phần tọa đàm với nhà quay phim tiền bối Hồ Văn Tây, những chia sẻ khác của các nghệ sĩ như NSND Đoàn Quốc, NSƯT Lê Văn Duy… về quá trình làm phim của Điện ảnh khu 8 trong những năm chiến tranh đã khiến cả hội trường, đặc biệt là các nghệ sĩ trẻ, xúc động. Họ hiểu rằng, để có những thước phim phục vụ quân dân miền nam, các nghệ sĩ đã phải trả bằng máu và cả sinh mạng của mình.

Dưới đây là một số hình ảnh tại Lễ kỷ niệm

20230331_090312

Triển lãm ảnh và hiện vật

20230331_090253

Triển lãm ảnh và hiện vật

20230331_090628

Triển lãm ảnh và hiện vật

20230331_090142

Triển lãm ảnh và hiện vật

bien-kich-nguyen-duc-binh-tai-trien-lam

Nhà biên kịch Nguyễn Đức Bình tại triển lãm

 

img_1680238099489_1680348182305

Các nghệ sĩ chụp ảnh lưu niệm cùng đạo diễn Xuân Phượng và nhà quay phim tiền bối Hồ Văn Tây

img_20230331_230119

Đạo diễn Xuân Phượng, NSƯT Lê Văn Duy, NSND Mạnh Dung chụp ảnh lưu niệm

20230331_090710

Đạo diễn Chu Quang Mạnh Thắng tại triển lãm

img_1680238100125_1680348184524

Lãnh đạo TP.HCM tặng hoa nhà quay phim tiền bối Hồ Văn Tây

 

img_1680238099909_1680348183764

Hội viên Hội điện ảnh tham dự Lễ kỷ niệm

 

img_1680238099888_1680348183704

Các đại biểu và toàn thể hội viên Hội điện ảnh thực hiện nghi thức chào cờ

 

img_1680238099844_1680348183558

  

img_20230331_230225

Đạo diễn Xuân Phượng nhận hoa từ Ban tổ chức 

 

img_1680238105354_1680348189948

 Đạo diễn Trần Ngọc Phong (giữa) cùng các đồng nghiệp

hoi-dien-anh-70-nam

Các hội viên Hội điện ảnh dùng cơm trưa thân mật

 

 kim-quyen

Nhà văn Kim Quyên

20230331_125201_hdr

Biên kịch Nguyễn Đức Bình chụp ảnh với các đồng nghiệp nhưng vẫn không quên khoe tập truyện ngắn Hồi Sinh mới xuất bản của nhà văn Kim Quyên.

img_1680239131900_1680348198394

 

Bài ảnh: Kim Băng

Bài liên quan
  • Việt Nam khai quật thành công ‘kho báu’ bị chôn vùi 12 thế kỷ ở một xã ven biển miền Trung, được công nhận kỷ lục thế giới

    Việt Nam khai quật thành công ‘kho báu’ bị chôn vùi 12 thế kỷ ở một xã ven biển miền Trung, được công nhận kỷ lục thế giới

    Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) khi đó đã đề nghị cơ quan chức năng phong tỏa khẩn cấp khu vực để bảo vệ nguyên trạng, họp bàn tìm cách khai quật tối ưu.
  • VIẾT TRUYỆN NGẮN NHƯ THẾ NÀO* - CHEKOV

    VIẾT TRUYỆN NGẮN NHƯ THẾ NÀO* - CHEKOV

    Sao lại nói là không có cốt truyện? Không đúng. Cốt truyện có ở mọi nơi mọi chỗ. Anh hãy nhìn vào bức tường này. Ai cũng biết ở đấy chẳng có gì cả. Nhưng anh hãy nhìn kỹ vào đó, hãy tìm trong đó một cái gì của mình, một cái gì không ai thấy được. Và anh hãy viết ra. Xin cứ tin điều tôi nói, bấy giờ thế nào cũng có một truyện ngắn. Cũng như anh có thể viết rất hay về một chủ đề đã cũ mèm như viết về ánh trăng, miễn là biết nhìn ra trong ánh trăng một cái gì của mình mà không phải một cái gì khác đã quá nhàm.
  • Nhà văn Minh Chuyên được phong tặng Anh hùng Lao động

    Nhà văn Minh Chuyên được phong tặng Anh hùng Lao động

    Theo thông tin từ nhà thơ Nguyễn Quang Thiều - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, nhà văn Minh Chuyên vừa được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động bởi những đóng góp đặc biệt cho văn học viết về chiến tranh thời hậu chiến.
  • Nhà thơ Bùi Giáng: Kỳ cuối: Gặp hoạn nạn là Kim Cương có mặt

    Nhà thơ Bùi Giáng: Kỳ cuối: Gặp hoạn nạn là Kim Cương có mặt

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Lúc đầu thấy Bùi Giáng cầu hôn Kim Cương không được, Nguyễn Thùy có lần đã đề nghị với Kim Cương một cách nghiêm túc hay là Kim Cương lấy Bùi Giáng làm chồng, biết đâu sẽ giúp anh ấy bớt khùng và viết lách đường hoàng, đĩnh đạc, dễ hiểu hơn?
  • Nhà thơ Bùi Giáng - Kỳ 4: Tỉnh điên một cõi hồng trần

    Nhà thơ Bùi Giáng - Kỳ 4: Tỉnh điên một cõi hồng trần

    Nguyễn Thùy có cô người yêu là sinh viên Đại học Sư phạm ban Anh văn rất quý trọng Bùi Giáng, cô này thường đi theo Bùi Giáng uống cà phê, quàng vai ông rất thân thiết khiến Bùi Giáng rất vui.
  • Nhà thơ Bùi Giáng - Kỳ 3: Trong cõi điên nhân tình thế thái

    Nhà thơ Bùi Giáng - Kỳ 3: Trong cõi điên nhân tình thế thái

    Sau khi không may gặp hỏa hoạn, không chỉ nhà bị cháy mà tất cả tác phẩm và sách vở tài liệu bị cháy sạch, Bùi Giáng lại thêm một cú sốc lớn khiến tâm hồn nhạy cảm của ông càng bị chấn động. Bùi Giáng càng điên hơn, ban ngày ông lang thang ngoài đường trong trang phục “cái bang” với mấy con chó nhỏ trong túi vải đeo lủng lẳng quanh mình. Cứ thế ông rong chơi khắp phố phường và trêu chọc thiên hạ, nhất là các cô gái đẹp.
  • Nhà thơ Bùi Giáng - Kỳ 2: Bút lực hoa trôi nước chảy

    Nhà thơ Bùi Giáng - Kỳ 2: Bút lực hoa trôi nước chảy

    Để có cả một kho tàng tác phẩm như thế Bùi Giáng đã viết lúc nào trong khi ông thường dành hết thời giang trong ngày để rong chơi cho những cuộc điên tưởng chừng bất tận? Đây là một điểm rất bí ẩn mà cho đến nay chưa có lời giải, kể cả những người gần gũi nhất với ông.
  • Nhà thơ Bùi Giáng - Kỳ 1: 'Giáo sư' không tốt nghiệp đại học

    Nhà thơ Bùi Giáng - Kỳ 1: 'Giáo sư' không tốt nghiệp đại học

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Bùi Giáng không tốt nghiệp đại học nhưng lại làm “giáo sư” dạy học một thời gian, là nhà nghiên cứu, khảo luận, dịch thuật và nhất là làm thơ. Ông dịch nhiều tác phẩm nổi tiếng của các tác giả tên tuổi trên thế giới, viết khảo luận đông tây kim cổ và đặc biệt là làm thơ nhanh như chớp bất cứ ở đâu, trong trường hợp nào.
  • Cửa ô Hà Nội hơn 100 năm trước

    Cửa ô Hà Nội hơn 100 năm trước

    Hà Nội từng có 21 cửa ô nhưng đến năm 1866, trên bản đồ chỉ còn 15 cái tên.
  • Chữ quốc ngữ khiến người Việt bị đứt gãy về văn hóa?

    Chữ quốc ngữ khiến người Việt bị đứt gãy về văn hóa?

    Một câu hỏi được đưa ra từ lâu trong giới nghiên cứu nhưng không dễ trả lời: sự thay đổi chữ viết tạo ra sự đứt gãy về văn hóa, truyền thống trong dân tộc ta?