chan_dung-ke_si

Địa phương có nhiều danh nhân nhất Việt Nam: Vua Lê, Nam Cao, Nguyễn Khuyến đều sinh ra ở đây!

27-06-2023

Lượt xem 646

Đánh giá 1 lượt đánh giá

Chia sẻ

Địa phương có nhiều danh nhân nhất Việt Nam: Vua Lê, Nam Cao, Nguyễn Khuyến đều sinh ra ở đây!

Rất nhiều địa phương trên mảnh đất dài hình chữ S đã sản sinh ra những anh tài cho đất nước trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Trong đó, có 1 nơi được xem là vùng đất  “địa linh nhân kiệt” - cái nôi sản sinh ra nhiều danh nhân nổi tiếng bậc nhất đó chính là vùng đất Hà Nam.

 

Hà Nam là cửa ngõ của thủ đô Hà Nội, nằm ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, phía Tây Nam châu thổ sông Hồng với diện tích 86.193 ha. 
Từ xa xưa, đây là vùng đất đã nổi tiếng với truyền thống hiếu học, thậm chí còn sinh ra nhiều bậc ‘vĩ nhân. Hà Nam có khoảng 4 người đỗ Đại khoa ngạch văn ban trong khoảng từ 1075 - 1919. Trong lịch sử các thời vua  Lý, Trần, Mạc, hậu Lê và thời Nguyễn, nhiều nhân tài của miền đất Hà Nam đã có công đóng góp lớn cho nền giáo dục, chính trị và văn hóa của nước nhà.


Có thể nhiều người chưa biết những danh nhân nổi tiếng dưới đây đều được sinh ra ở mảnh đất Hà Nam!

Nguyễn Hữu Tiến - người vẽ lá cờ sao vàng Việt Nam

Có lẽ ít ai biết rằng danh tính của người đã vẽ nên lá cờ đỏ sao vàng được sử dụng làm quốc kỳ của Việt Nam ngày nay. Người đó chính là Nguyễn Hữu Tiến - 1 chiến sĩ tham gia khởi nghĩa Nam Kỳ vào năm 1940. Ông nguyên là 1 thầy giáo và được sinh tại xã Yên Bắc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.

nguyen_huu-_tien

Lê Đại Hành – vị vua đầu tiên của nhà Tiền Lê


Có lẽ không phải ai cũng biết vị vua đầu tiên của nhà Tiền Lê -  Lê Đại Hành (Lê Hoàn) được sinh ra tại Thanh Liêm, Hà Nam. Đây là vị hoàng đế có công lớn trong việc chống quân Tống phương Bắc, quân Chiêm, giữ vững bờ cõi cho dân tộc. Ông còn có vai trò quan trọng trong việc ngoại giao để xây dựng đất nước Đại Cồ Việt. Vị Vua này cũng chính là người cho xây dựng nhiều cung điện ở kinh đô Hoa Lư đồng thời chú trọng vào việc đẩy mạnh nền nông nghiệp. Lê Đại Hành cũng là vị vua đầu tiên có công trình đào sông (di tích đến nay vẫn còn).

 

Cố nhà văn Nam Cao


Nam Cao (1915-1951) là nhà văn được xem là biểu tượng của nền văn học Việt Nam vào thế kỷ 20. Ông có tên thật là Trần Hữu Tri, quê tại  làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, tỉnh Hà Nam - hiện nay thuộc xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, Hà Nam.

nam_cao
Cố nhà văn Nam Cao từng được mời làm chủ bút của tờ báo Xung phong”, có trụ sở được đóng ở Phủ Lý.
Những tác phẩm của Nam Cao mà người Việt nào cũng biết như Sống Mòn, Chí Phèo, Lão Hạc vẫn là những áng văn vô giá, được đưa vào chương trình học. 

Thi hào Nguyễn Khuyến

Thi hào Nguyễn Khuyến (1835-1909) cũng là một người con của Hà Nam. Dù ông sinh ra ở quê mẹ nhưng lên 8 tuổi thì về quên cha là làng Vị Hạ  (thuộc xã Yên Ðổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam) để sinh sống.
Nguyễn Khuyến được mệnh danh là “Tam nguyên Yên Ðổ” khi từng đỗ đầu 2 kỳ thi Hương, thi Hội, thi Ðình. Nguyễn Khuyến được xem là tượng đài cuối cùng đại diện cho hình mẫu nhà Nho chính thống, ông có hơn 800 tác phẩm chức đựng sự kết tinh của nền thi ca cuối mùa trung đại.

nguyen_khuyen
Cố nhà thơ Kép Trà


Kép Trà (1873-1928) tên thật là  Hoàng Thụy Phương, ông là 1 nhà thơ trào phúc nổi tiếng có quê ở làng Lê Xá (nay thuộc xã Tiên Sơn, thị xã Duy Tiên,tỉnh Hà Nam). Ông được người đời gọi là Kép Trà vì đã thi đỗ cả hai khoa. Kép Trà có những bài thơ trào phúng gần gũi với những tác phẩm đương thời của Tú Xương, Nguyễn Thiện Kế, Tú Quỳ…

kep_tra

Nhà giáo Bùi Kỷ


Bùi Kỷ (1888-1960), ông sinh ra ở làng Châu Cầu, phủ Lý Nhân (nay thuộc thị xã Phủ Lý) tỉnh Hà Nam. Được cha dạy về Nho học từ nhỏ và tìm thầy học thêm quốc ngữ, chữ Pháp, Bùi Kỷ đã đỗ Cử nhân vào năm 1909 khi lần đầu dự thi Hương. Ông cũng đỗ Phó bảng ở kỳ thi Hội và thi Đình vào 1 năm sau đó. Dù được bổ đi làm Huấn đạo nhưng ông đã lấy cớ từ chối. Vị danh nhân được tặng Huân chương kháng chiến hạng nhất vào năm 1948.

bui_ky
Ngoài ra, Hà Nam có có những danh nhân nổi tiếng như nhà thơ thời Nguyễn - Bùi Văn Dị (1833-1895), Nhà thơ Phạm Tất Đắc (1909-1935) - tác giả của tác phẩm “Chiêu hồn nước”, Sử gia Lê Tung - đỗ tiến sĩ vào năm 1484 dưới thời của vua Lê Thánh Tông và có công lớn trong việc hoàn thành bộ quốc sử nước ta; Lê Tư Lành (1914-1995) - nhà giáo, nhà nghiên cứu lịch sử, văn học, là người khởi thảo biên soạn lịch sử Quốc hội Việt Nam, dịch giả của nhiều tác phẩm văn học Pháp.

Theo techz.vn

Bài liên quan
  • Việt Nam khai quật thành công ‘kho báu’ bị chôn vùi 12 thế kỷ ở một xã ven biển miền Trung, được công nhận kỷ lục thế giới

    Việt Nam khai quật thành công ‘kho báu’ bị chôn vùi 12 thế kỷ ở một xã ven biển miền Trung, được công nhận kỷ lục thế giới

    Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) khi đó đã đề nghị cơ quan chức năng phong tỏa khẩn cấp khu vực để bảo vệ nguyên trạng, họp bàn tìm cách khai quật tối ưu.
  • VIẾT TRUYỆN NGẮN NHƯ THẾ NÀO* - CHEKOV

    VIẾT TRUYỆN NGẮN NHƯ THẾ NÀO* - CHEKOV

    Sao lại nói là không có cốt truyện? Không đúng. Cốt truyện có ở mọi nơi mọi chỗ. Anh hãy nhìn vào bức tường này. Ai cũng biết ở đấy chẳng có gì cả. Nhưng anh hãy nhìn kỹ vào đó, hãy tìm trong đó một cái gì của mình, một cái gì không ai thấy được. Và anh hãy viết ra. Xin cứ tin điều tôi nói, bấy giờ thế nào cũng có một truyện ngắn. Cũng như anh có thể viết rất hay về một chủ đề đã cũ mèm như viết về ánh trăng, miễn là biết nhìn ra trong ánh trăng một cái gì của mình mà không phải một cái gì khác đã quá nhàm.
  • Nhà văn Minh Chuyên được phong tặng Anh hùng Lao động

    Nhà văn Minh Chuyên được phong tặng Anh hùng Lao động

    Theo thông tin từ nhà thơ Nguyễn Quang Thiều - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, nhà văn Minh Chuyên vừa được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động bởi những đóng góp đặc biệt cho văn học viết về chiến tranh thời hậu chiến.
  • Nhà thơ Bùi Giáng: Kỳ cuối: Gặp hoạn nạn là Kim Cương có mặt

    Nhà thơ Bùi Giáng: Kỳ cuối: Gặp hoạn nạn là Kim Cương có mặt

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Lúc đầu thấy Bùi Giáng cầu hôn Kim Cương không được, Nguyễn Thùy có lần đã đề nghị với Kim Cương một cách nghiêm túc hay là Kim Cương lấy Bùi Giáng làm chồng, biết đâu sẽ giúp anh ấy bớt khùng và viết lách đường hoàng, đĩnh đạc, dễ hiểu hơn?
  • Nhà thơ Bùi Giáng - Kỳ 4: Tỉnh điên một cõi hồng trần

    Nhà thơ Bùi Giáng - Kỳ 4: Tỉnh điên một cõi hồng trần

    Nguyễn Thùy có cô người yêu là sinh viên Đại học Sư phạm ban Anh văn rất quý trọng Bùi Giáng, cô này thường đi theo Bùi Giáng uống cà phê, quàng vai ông rất thân thiết khiến Bùi Giáng rất vui.
  • Nhà thơ Bùi Giáng - Kỳ 3: Trong cõi điên nhân tình thế thái

    Nhà thơ Bùi Giáng - Kỳ 3: Trong cõi điên nhân tình thế thái

    Sau khi không may gặp hỏa hoạn, không chỉ nhà bị cháy mà tất cả tác phẩm và sách vở tài liệu bị cháy sạch, Bùi Giáng lại thêm một cú sốc lớn khiến tâm hồn nhạy cảm của ông càng bị chấn động. Bùi Giáng càng điên hơn, ban ngày ông lang thang ngoài đường trong trang phục “cái bang” với mấy con chó nhỏ trong túi vải đeo lủng lẳng quanh mình. Cứ thế ông rong chơi khắp phố phường và trêu chọc thiên hạ, nhất là các cô gái đẹp.
  • Nhà thơ Bùi Giáng - Kỳ 2: Bút lực hoa trôi nước chảy

    Nhà thơ Bùi Giáng - Kỳ 2: Bút lực hoa trôi nước chảy

    Để có cả một kho tàng tác phẩm như thế Bùi Giáng đã viết lúc nào trong khi ông thường dành hết thời giang trong ngày để rong chơi cho những cuộc điên tưởng chừng bất tận? Đây là một điểm rất bí ẩn mà cho đến nay chưa có lời giải, kể cả những người gần gũi nhất với ông.
  • Nhà thơ Bùi Giáng - Kỳ 1: 'Giáo sư' không tốt nghiệp đại học

    Nhà thơ Bùi Giáng - Kỳ 1: 'Giáo sư' không tốt nghiệp đại học

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Bùi Giáng không tốt nghiệp đại học nhưng lại làm “giáo sư” dạy học một thời gian, là nhà nghiên cứu, khảo luận, dịch thuật và nhất là làm thơ. Ông dịch nhiều tác phẩm nổi tiếng của các tác giả tên tuổi trên thế giới, viết khảo luận đông tây kim cổ và đặc biệt là làm thơ nhanh như chớp bất cứ ở đâu, trong trường hợp nào.
  • Cửa ô Hà Nội hơn 100 năm trước

    Cửa ô Hà Nội hơn 100 năm trước

    Hà Nội từng có 21 cửa ô nhưng đến năm 1866, trên bản đồ chỉ còn 15 cái tên.
  • Chữ quốc ngữ khiến người Việt bị đứt gãy về văn hóa?

    Chữ quốc ngữ khiến người Việt bị đứt gãy về văn hóa?

    Một câu hỏi được đưa ra từ lâu trong giới nghiên cứu nhưng không dễ trả lời: sự thay đổi chữ viết tạo ra sự đứt gãy về văn hóa, truyền thống trong dân tộc ta?