chan_dung-ke_si

36 NĂM SỰ KIỆN GẠC MA: Tiếp bước cha anh bảo vệ biển đảo Tổ quốc

14-03-2024

Lượt xem 1739

Đánh giá 1 lượt đánh giá

Chia sẻ

36 NĂM SỰ KIỆN GẠC MA: Tiếp bước cha anh bảo vệ biển đảo Tổ quốc

Nhiều con em của các liệt sĩ hy sinh tại đảo Gạc Ma đã tình nguyện nhập ngũ trở thành chiến sĩ hải quân nhằm tiếp bước truyền thống cha anh để bảo vệ biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc

Chị Trần Thị Thủy - con gái của liệt sĩ Trần Văn Phương (lúc đó là thiếu úy, đảo phó đảo Gạc Ma), cho biết trong lần đầu ra thăm quần đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) được tận mắt nhìn thấy nơi bố mình từng chiến đấu và ngã xuống thì ước mơ trở thành người lính hải quân của bản thân càng trở nên cháy bỏng. Nối bước người cha anh hùng, chị Thủy đã có hơn 10 năm công tác tại Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân với cấp bậc thiếu tá.

Viết đơn tình nguyện vào quân ngũ

Sáng 14-3-1988, khi thiếu úy Trần Văn Phương đang cùng các cán bộ, chiến sĩ hải quân làm nhiệm vụ xây dựng đảo Gạc Ma thuộc chủ quyền của Việt Nam thì bất ngờ một nhóm quân Trung Quốc đổ bộ lên đảo. Thiếu úy Trần Văn Phương cùng các đồng đội tạo thành vòng tròn, quyết tâm bảo vệ cờ Tổ quốc, giữ đảo.

tuong_nho_gac_ma

Thiếu tá Trần Thị Thủy trong một chuyến đi Trường Sa qua vùng biển nơi người cha là liệt sĩ Trần Văn Phương đã hy sinh .Ảnh: NVCC

Khi bị trúng đạn của đối phương, thiếu úy Trần Văn Phương vẫn hô vang khẩu hiệu: "Thà hy sinh chứ không chịu mất đảo. Hãy để cho máu mình tô thắm lá cờ truyền thống của Hải quân Nhân dân Việt Nam anh hùng". Và trong cuộc chiến đấu không cân sức ấy, 64 cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh, hiện vẫn còn 56 cán bộ, chiến sĩ nằm lại ở Gạc Ma.

Thiếu tá Thủy cho hay càng tự hào về cha bao nhiêu thì ước mơ trở thành một người chiến sĩ hải quân càng cháy bỏng bấy nhiêu khi bản thân nhận thức được cha đã hy sinh vì biển đảo quê hương. Năm 2010, lần đầu tiên đi Trường Sa, đứng trước vùng biển Cô Lin nhìn qua Gạc Ma, tận mắt chứng kiến nơi cha và các đồng đội ngã xuống, chị đã không cầm được nước mắt. 

"Khi đó bỗng nhiên tôi như nhìn thấy cha đứng từ phía Gạc Ma và giơ tay vẫy tôi. Tôi òa khóc và gọi điện cho mẹ. Ngay trên tàu, trong chuyến đi ấy, tôi đã viết đơn tình nguyện vào quân ngũ. Lúc đó, bác Nguyễn Văn Ninh - Phó Tư lệnh Quân chủng Hải quân - hiểu được tình cảm của tôi và phê chuẩn ngay trên tàu" - chị Thủy kể lại.

cdn-congly-vn_tuong-niem-64-chien-si-gac-ma-o-khanh-hoa-hinh-anh0147985904_1

Nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình dâng hương tại Lễ tưởng niệm Chiến sĩ Gạc Ma

Thiếu tá Trần Thị Thủy cho biết điều may mắn nữa là chị được công tác ngay tại Lữ đoàn 146 - là lữ đoàn Trường Sa đơn vị của cha. "Lần đầu tiên khoác trên mình bộ quân phục của người lính hải quân mà từ nhỏ mình đã mong muốn tôi rất vui mừng, tự hào" - chị Thủy chia sẻ.

Hiện nay, chị Thủy đã kết hôn cùng anh Nguyễn Hồ Hải cùng là sĩ quan Hải quân Việt Nam. Con gái đầu là Nguyễn Trần Navy (nghĩa là hải quân), bé gái thứ hai là Nguyễn Trần Trúc Giang. Những năm gần đây, chị Thủy liên tục đi công tác Trường Sa. Mỗi lần đi công tác sóng gió khiến cả đoàn say sóng nằm vật vờ nhưng hễ nghĩ về cha, cầm cuốn nhật ký của cha, chị Thủy lại như được tiếp thêm động lực. 

"Mỗi lần đi công tác rất mệt nhưng khi về đến bờ tôi lại nhớ Trường Sa. Tôi luôn trong tư thế sẵn sàng đi đến bất cứ nơi nào Tổ quốc cần, luôn hứa với lòng phải làm sao cho xứng đáng với truyền thống của cha anh và các thế hệ đi trước đã hy sinh xương máu của mình để xây dựng và bảo vệ đất nước" - chị Thủy nói.

cdn-congly-vn_tuong-niem-64-chien-si-gac-ma-o-khanh-hoa-hinh-anh137529210_1

Hợp phần hình ảnh “Tự hào cờ Tổ quốc” tưởng niệm 64 anh hùng Ga Mạc hi sinh.

Tiếp nối con đường của cha

Năm 2009, khi còn học đại học ở Quảng Bình, chị Trần Thị Thủy bất ngờ được một người tìm gặp. Đó là anh Nguyễn Tiến Xuân - con trai út của liệt sĩ thượng úy Nguyễn Mậu Phong. Liệt sĩ Nguyễn Mậu Phong (SN 1959, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình) là Chỉ huy trưởng đảo Gạc Ma. Sáng 14-3-1988, thượng úy Nguyễn Mậu Phong cùng cha chị Thủy là thiếu úy Trần Văn Phương tổ chức bảo vệ đảo đá, cả 2 cùng hy sinh anh dũng ở Gạc Ma trong trận hải chiến không cân sức.

Thượng úy Nguyễn Mậu Phong có 2 người con trai. Con trai cả là Nguyễn Mậu Trường, từ năm 2007 nhập ngũ vào đúng đơn vị của cha - Lữ đoàn 146 Vùng 4 Hải quân và ra đảo Nam Yết (huyện đảo Trường Sa) làm tiểu đội trưởng ĐKZ. Hết thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự, anh Trường ra quân với tâm nguyện thay cha chăm sóc mẹ và để lại ước mơ làm người lính hải quân cho em là Nguyễn Tiến Xuân. Năm 2007, khi anh trai tình nguyện lên đường nhập ngũ cũng là lúc Nguyễn Tiến Xuân nhận giấy báo trúng tuyển Học viện Hải quân.

vangiang-579_20240312092122_20240313185953

Học sinh nghe thuyết minh về sự kiện Gạc Ma năm 1988

Kể với chúng tôi về việc mình tìm gặp chị Thủy, anh Nguyễn Tiến Xuân cho biết khi đang học, qua báo đài mới biết được con gái liệt sĩ Trần Văn Phương đang ở Quảng Bình. "Nhân chuyến về quê, tôi mong gặp lại con gái đồng đội của cha Phong. Lúc gặp nhau dù hai đứa chưa biết mặt bao giờ nhưng sự đồng cảm của những người con có cha hy sinh ở Gạc Ma đã khiến cuộc gặp xúc động vô cùng. Vậy là cả hai quyết định kết nghĩa anh em" - anh Xuân nói.

Năm 2011, chị Thủy công tác ở Lữ đoàn 146, còn thiếu úy Nguyễn Tiến Xuân sau khi tốt nghiệp Học viện Hải quân nhận công tác tại tàu Trường Sa 14, thuộc Hải đội 411, Vùng 4 Hải quân (nay là Lữ đoàn 955). 

Đó như một sự sắp đặt của số phận, những đứa con sinh ra chưa biết mặt cha lại được gặp nhau ở Vùng 4 Hải quân - nơi 2 người cha là liệt sĩ Nguyễn Mậu Phong và Trần Văn Phương từng công tác. Cả hai gặp nhau mừng mừng, tủi tủi vừa là đồng hương và đều có cha hy sinh khi chưa biết mặt con. Cả 2 cùng lớn lên bằng tình yêu của mẹ và những câu chuyện về người cha. Hơn hết, 2 anh em kết nghĩa đều chung một ước mơ trở thành người chiến sĩ hải quân để tiếp nối con đường của cha.

Trải qua nhiều vị trí, đơn vị công tác, đến năm 2022, Nguyễn Tiến Xuân được phong quân hàm thiếu tá, chuyển lên Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân làm trợ lý tác chiến, thuộc phòng Tham mưu. "Hai anh em bây giờ công tác ở 2 đơn vị sát nhau. Chúng tôi cũng thường xuyên động viên nhau trong công tác, thường hỏi thăm gia đình. Cũng mong sao những người con của các liệt sĩ Gạc Ma có dịp nào đó được gặp gỡ, san sẻ khó khăn trong cuộc sống…" - thiếu tá Xuân bày tỏ.

Câu chuyện về con của hai liệt sĩ hy sinh trong sự kiện Gạc Ma thực sự là những tấm gương đáng khâm phục về ý chí, nghị lực và quyết tâm vươn lên, vượt qua khó khăn khi mồ côi cha từ bé. Qua đó, còn thể hiện trách nhiệm của tuổi trẻ trong việc tiếp tục sự nghiệp cha anh về bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. 

liet_si_dinh_ngoc_doanh

Bức ảnh chụp ngày cưới của liệt sĩ Đinh Ngọc Doanh và cô dâu Đỗ Thị Hà.

Những bức thư không hẹn ngày về

Tại Khu Tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma (huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa) trưng bày những hình ảnh trực quan đã giúp chúng tôi hiểu rõ hơn về trận hải chiến và cảm nhận được phần nào tình cảm của các chiến sĩ để lại qua những di vật, bức thư.

anh-3-17103366928291128541687

 

Bức thư của liệt sĩ Nguyễn Văn Phương (quê Thái Bình) gửi về cho gia đình trước khi hy sinh .Ảnh: KỲ NAM

Ở đây, chúng tôi nghe kể về chuyện bà Trần Thị Huệ (phường An Hải Tây, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng), mẹ liệt sĩ Lê Thế, đã trao gửi "báu vật" của đời mình là bức thư cuối cùng mà liệt sĩ Thế gửi về cho mẹ với nét chữ đầy yêu thương.

"Con chỉ mong má bớt làm và cố gắng giữ gìn sức khỏe bởi vì má đã già yếu rồi… Con báo cho má biết con ở Cam Ranh chừng một tuần lễ nữa sẽ đổi đi đảo xa. Thôi con chỉ có mấy lời báo cho gia đình biết, má và mấy em khỏi trông, hẹn ngày trở về lại đất Đà Nẵng. Con chỉ mong má giữ gìn sức khỏe, đó là điều con muốn nhất" - liệt sĩ Thế viết trong thư.

Với bức thư của liệt sĩ Nguyễn Văn Phương (quê Thái Bình) là cơ yếu của Lữ đoàn 146 gửi trước khi lên tàu đi Gạc Ma cũng khiến chúng tôi thắt lòng. Bức thư của liệt sĩ Phương có nét chữ rất đẹp, ngay ngắn, với giọng văn tự nhiên, đong đầy yêu thương.

Trong thư, liệt sĩ Phương viết: "Về phần con, sức khỏe vẫn bình thường. Còn về việc xin cho con chuyển đơn vị thì thôi bố mẹ ạ. Con ở đây đến lúc ra quân cũng được. Gia đình cứ yên tâm đừng nghĩ ngợi nhiều cho con và con ra đi sẽ không hẹn ngày về. Bao giờ về là về thôi chứ bây giờ cũng chẳng được về thăm gia đình nữa đâu. Từ nay con sẽ không viết thư về nữa đâu vì công việc bận bịu… mong gia đình thông cảm cho con và gia đình đừng viết thư cho con, nếu viết con cũng không nhận được đâu"…

Theo nld.com.vn

 

Bài liên quan
  • Việt Nam khai quật thành công ‘kho báu’ bị chôn vùi 12 thế kỷ ở một xã ven biển miền Trung, được công nhận kỷ lục thế giới

    Việt Nam khai quật thành công ‘kho báu’ bị chôn vùi 12 thế kỷ ở một xã ven biển miền Trung, được công nhận kỷ lục thế giới

    Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) khi đó đã đề nghị cơ quan chức năng phong tỏa khẩn cấp khu vực để bảo vệ nguyên trạng, họp bàn tìm cách khai quật tối ưu.
  • VIẾT TRUYỆN NGẮN NHƯ THẾ NÀO* - CHEKOV

    VIẾT TRUYỆN NGẮN NHƯ THẾ NÀO* - CHEKOV

    Sao lại nói là không có cốt truyện? Không đúng. Cốt truyện có ở mọi nơi mọi chỗ. Anh hãy nhìn vào bức tường này. Ai cũng biết ở đấy chẳng có gì cả. Nhưng anh hãy nhìn kỹ vào đó, hãy tìm trong đó một cái gì của mình, một cái gì không ai thấy được. Và anh hãy viết ra. Xin cứ tin điều tôi nói, bấy giờ thế nào cũng có một truyện ngắn. Cũng như anh có thể viết rất hay về một chủ đề đã cũ mèm như viết về ánh trăng, miễn là biết nhìn ra trong ánh trăng một cái gì của mình mà không phải một cái gì khác đã quá nhàm.
  • Nhà văn Minh Chuyên được phong tặng Anh hùng Lao động

    Nhà văn Minh Chuyên được phong tặng Anh hùng Lao động

    Theo thông tin từ nhà thơ Nguyễn Quang Thiều - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, nhà văn Minh Chuyên vừa được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động bởi những đóng góp đặc biệt cho văn học viết về chiến tranh thời hậu chiến.
  • Nhà thơ Bùi Giáng: Kỳ cuối: Gặp hoạn nạn là Kim Cương có mặt

    Nhà thơ Bùi Giáng: Kỳ cuối: Gặp hoạn nạn là Kim Cương có mặt

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Lúc đầu thấy Bùi Giáng cầu hôn Kim Cương không được, Nguyễn Thùy có lần đã đề nghị với Kim Cương một cách nghiêm túc hay là Kim Cương lấy Bùi Giáng làm chồng, biết đâu sẽ giúp anh ấy bớt khùng và viết lách đường hoàng, đĩnh đạc, dễ hiểu hơn?
  • Nhà thơ Bùi Giáng - Kỳ 4: Tỉnh điên một cõi hồng trần

    Nhà thơ Bùi Giáng - Kỳ 4: Tỉnh điên một cõi hồng trần

    Nguyễn Thùy có cô người yêu là sinh viên Đại học Sư phạm ban Anh văn rất quý trọng Bùi Giáng, cô này thường đi theo Bùi Giáng uống cà phê, quàng vai ông rất thân thiết khiến Bùi Giáng rất vui.
  • Nhà thơ Bùi Giáng - Kỳ 3: Trong cõi điên nhân tình thế thái

    Nhà thơ Bùi Giáng - Kỳ 3: Trong cõi điên nhân tình thế thái

    Sau khi không may gặp hỏa hoạn, không chỉ nhà bị cháy mà tất cả tác phẩm và sách vở tài liệu bị cháy sạch, Bùi Giáng lại thêm một cú sốc lớn khiến tâm hồn nhạy cảm của ông càng bị chấn động. Bùi Giáng càng điên hơn, ban ngày ông lang thang ngoài đường trong trang phục “cái bang” với mấy con chó nhỏ trong túi vải đeo lủng lẳng quanh mình. Cứ thế ông rong chơi khắp phố phường và trêu chọc thiên hạ, nhất là các cô gái đẹp.
  • Nhà thơ Bùi Giáng - Kỳ 2: Bút lực hoa trôi nước chảy

    Nhà thơ Bùi Giáng - Kỳ 2: Bút lực hoa trôi nước chảy

    Để có cả một kho tàng tác phẩm như thế Bùi Giáng đã viết lúc nào trong khi ông thường dành hết thời giang trong ngày để rong chơi cho những cuộc điên tưởng chừng bất tận? Đây là một điểm rất bí ẩn mà cho đến nay chưa có lời giải, kể cả những người gần gũi nhất với ông.
  • Nhà thơ Bùi Giáng - Kỳ 1: 'Giáo sư' không tốt nghiệp đại học

    Nhà thơ Bùi Giáng - Kỳ 1: 'Giáo sư' không tốt nghiệp đại học

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Bùi Giáng không tốt nghiệp đại học nhưng lại làm “giáo sư” dạy học một thời gian, là nhà nghiên cứu, khảo luận, dịch thuật và nhất là làm thơ. Ông dịch nhiều tác phẩm nổi tiếng của các tác giả tên tuổi trên thế giới, viết khảo luận đông tây kim cổ và đặc biệt là làm thơ nhanh như chớp bất cứ ở đâu, trong trường hợp nào.
  • Cửa ô Hà Nội hơn 100 năm trước

    Cửa ô Hà Nội hơn 100 năm trước

    Hà Nội từng có 21 cửa ô nhưng đến năm 1866, trên bản đồ chỉ còn 15 cái tên.
  • Chữ quốc ngữ khiến người Việt bị đứt gãy về văn hóa?

    Chữ quốc ngữ khiến người Việt bị đứt gãy về văn hóa?

    Một câu hỏi được đưa ra từ lâu trong giới nghiên cứu nhưng không dễ trả lời: sự thay đổi chữ viết tạo ra sự đứt gãy về văn hóa, truyền thống trong dân tộc ta?