chan_dung-ke_si

Việt Nam yêu cầu bảo tàng Mỹ trả cổ vật

23-08-2023

Lượt xem 2552

Đánh giá 0 lượt đánh giá

Chia sẻ

Việt Nam yêu cầu bảo tàng Mỹ trả cổ vật

Cục Di sản văn hóa Việt Nam yêu cầu Bảo tàng Nghệ thuật Denver (Mỹ) trả lại nhiều cổ vật.

Theo tạp chí ARTnews, đại diện chính phủ Việt Nam, Thái Lan và Campuchia đã gửi thư đến bảo tàng vào tháng 5 và tháng 6, yêu cầu điều tra tám cổ vật không có giấy phép hợp pháp. Bảo tàng Denver nắm giữ hơn 200 món cổ vật của một số nước Đông Nam Á.

Cục Di sản văn hóa Việt Nam xác nhận đã gửi thư cho bảo tàng ở Mỹ, yêu cầu hợp tác hoàn trả các cổ vật Việt được lưu giữ ở đây. "Họ cho biết đang nghiên cứu, hoàn thành thủ tục, chưa trả lời về thời điểm hoàn trả", đại diện Cục nói. Cục Di sản Văn hóa nhận được thông tin cổ vật thất lạc từ Bộ An ninh nội địa Mỹ và hiện không nắm rõ số lượng các cổ vật.

Hồi tháng 3, người phát ngôn của bảo tàng, Kristy Bassuener, cho biết đang làm việc với chính phủ Mỹ để đảm bảo việc trả cổ vật về đúng cho các nước. Họ điều tra để đảm bảo tính xác thực, nguồn gốc từng món.

 

Trong số tám cổ vật, sáu món do Emma C. Bunker, cựu cố vấn nghiên cứu của Bảo tàng Nghệ thuật Denver, tặng cho bảo tàng. Trong đó, tượng Phật bằng đồng mạ vàng từ thế kỷ 19 được Bunker mua lại từ người đàn ông tên Jonathan Tucker năm 2012. Bunker và Tucker mua bán nhiều món đồ với Douglas Latchford - người chơi nghệ thuật, sưu tầm đồ cổ khắp thế giới.

Theo tờ Denver Post, Latchford buôn bán trái phép nhiều thập niên, nhằm hợp pháp hóa các cổ vật Khmer. Bunker và Latchford thường giả mạo chữ ký trong quá trình buôn bán, tạo xuất xứ giả cho các cổ vật. Latchford đã sử dụng Bảo tàng Nghệ thuật Denver như nơi che đậy các món hàng không rõ nguồn gốc nhằm đánh bóng tên tuổi.

Vào tháng 3, bảo tàng đã gỡ tên Emma Bunker khỏi bảng trưng bày và trả lại 185.000 USD mà bà và gia đình quyên góp. Bảo tàng cũng chấm dứt hoạt động của quỹ mua sắm nghệ thuật châu Á tưởng nhớ Emma Bunker, được lập sau khi bà qua đời năm 2021.

10 hiện vật cổ do Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) trao trả Việt Năm năm ngoái. Ảnh: Ngọc Thành

10 hiện vật cổ từng được Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) trao trả Việt Năm năm ngoái. Ảnh: Ngọc Thành

Ngày 18/11/2022, Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã tiếp nhận 10 cổ vật do Mỹ trao trả Việt Nam, gồm: Một rìu đá Hậu kỳ đá mới, bốn hiện vật văn hóa Đông Sơn, ba tượng cá sấu đá, hai tẩu đồng.

Bộ Tư pháp Mỹ đã thúc đẩy việc hoàn trả nhiều cổ vật trong những năm gần đây. Theo báo Khmer Times, năm 2021 Campuchia cũng đã nhận lại năm món đồ tạo tác bằng đá và đồng từ Latchford. Năm ngoái, Mỹ cũng trả lại Campuchia 30 cổ vật.

Bảo tàng Nghệ thuật Denver là một trong những bảo tàng lớn nhất thế giới. Được thành lập năm 1893, nơi này trưng bày hơn 70.000 tác phẩm cổ vật và nghệ thuật, trong đó có hơn 6.000 tác phẩm lưu lại quá trình phát triển của châu Á và châu Mỹ. Công trình do kiến trúc sư người Mỹ gốc Ba Lan Daniel Libeskind thiết kế. Đây không chỉ là nơi lưu giữ dấu tích lịch sử mà còn là địa điểm tham quan nổi tiếng của nước Mỹ.

Theo vnexpress

Bài liên quan
  • Việt Nam khai quật thành công ‘kho báu’ bị chôn vùi 12 thế kỷ ở một xã ven biển miền Trung, được công nhận kỷ lục thế giới

    Việt Nam khai quật thành công ‘kho báu’ bị chôn vùi 12 thế kỷ ở một xã ven biển miền Trung, được công nhận kỷ lục thế giới

    Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) khi đó đã đề nghị cơ quan chức năng phong tỏa khẩn cấp khu vực để bảo vệ nguyên trạng, họp bàn tìm cách khai quật tối ưu.
  • VIẾT TRUYỆN NGẮN NHƯ THẾ NÀO* - CHEKOV

    VIẾT TRUYỆN NGẮN NHƯ THẾ NÀO* - CHEKOV

    Sao lại nói là không có cốt truyện? Không đúng. Cốt truyện có ở mọi nơi mọi chỗ. Anh hãy nhìn vào bức tường này. Ai cũng biết ở đấy chẳng có gì cả. Nhưng anh hãy nhìn kỹ vào đó, hãy tìm trong đó một cái gì của mình, một cái gì không ai thấy được. Và anh hãy viết ra. Xin cứ tin điều tôi nói, bấy giờ thế nào cũng có một truyện ngắn. Cũng như anh có thể viết rất hay về một chủ đề đã cũ mèm như viết về ánh trăng, miễn là biết nhìn ra trong ánh trăng một cái gì của mình mà không phải một cái gì khác đã quá nhàm.
  • Nhà văn Minh Chuyên được phong tặng Anh hùng Lao động

    Nhà văn Minh Chuyên được phong tặng Anh hùng Lao động

    Theo thông tin từ nhà thơ Nguyễn Quang Thiều - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, nhà văn Minh Chuyên vừa được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động bởi những đóng góp đặc biệt cho văn học viết về chiến tranh thời hậu chiến.
  • Nhà thơ Bùi Giáng: Kỳ cuối: Gặp hoạn nạn là Kim Cương có mặt

    Nhà thơ Bùi Giáng: Kỳ cuối: Gặp hoạn nạn là Kim Cương có mặt

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Lúc đầu thấy Bùi Giáng cầu hôn Kim Cương không được, Nguyễn Thùy có lần đã đề nghị với Kim Cương một cách nghiêm túc hay là Kim Cương lấy Bùi Giáng làm chồng, biết đâu sẽ giúp anh ấy bớt khùng và viết lách đường hoàng, đĩnh đạc, dễ hiểu hơn?
  • Nhà thơ Bùi Giáng - Kỳ 4: Tỉnh điên một cõi hồng trần

    Nhà thơ Bùi Giáng - Kỳ 4: Tỉnh điên một cõi hồng trần

    Nguyễn Thùy có cô người yêu là sinh viên Đại học Sư phạm ban Anh văn rất quý trọng Bùi Giáng, cô này thường đi theo Bùi Giáng uống cà phê, quàng vai ông rất thân thiết khiến Bùi Giáng rất vui.
  • Nhà thơ Bùi Giáng - Kỳ 3: Trong cõi điên nhân tình thế thái

    Nhà thơ Bùi Giáng - Kỳ 3: Trong cõi điên nhân tình thế thái

    Sau khi không may gặp hỏa hoạn, không chỉ nhà bị cháy mà tất cả tác phẩm và sách vở tài liệu bị cháy sạch, Bùi Giáng lại thêm một cú sốc lớn khiến tâm hồn nhạy cảm của ông càng bị chấn động. Bùi Giáng càng điên hơn, ban ngày ông lang thang ngoài đường trong trang phục “cái bang” với mấy con chó nhỏ trong túi vải đeo lủng lẳng quanh mình. Cứ thế ông rong chơi khắp phố phường và trêu chọc thiên hạ, nhất là các cô gái đẹp.
  • Nhà thơ Bùi Giáng - Kỳ 2: Bút lực hoa trôi nước chảy

    Nhà thơ Bùi Giáng - Kỳ 2: Bút lực hoa trôi nước chảy

    Để có cả một kho tàng tác phẩm như thế Bùi Giáng đã viết lúc nào trong khi ông thường dành hết thời giang trong ngày để rong chơi cho những cuộc điên tưởng chừng bất tận? Đây là một điểm rất bí ẩn mà cho đến nay chưa có lời giải, kể cả những người gần gũi nhất với ông.
  • Nhà thơ Bùi Giáng - Kỳ 1: 'Giáo sư' không tốt nghiệp đại học

    Nhà thơ Bùi Giáng - Kỳ 1: 'Giáo sư' không tốt nghiệp đại học

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Bùi Giáng không tốt nghiệp đại học nhưng lại làm “giáo sư” dạy học một thời gian, là nhà nghiên cứu, khảo luận, dịch thuật và nhất là làm thơ. Ông dịch nhiều tác phẩm nổi tiếng của các tác giả tên tuổi trên thế giới, viết khảo luận đông tây kim cổ và đặc biệt là làm thơ nhanh như chớp bất cứ ở đâu, trong trường hợp nào.
  • Cửa ô Hà Nội hơn 100 năm trước

    Cửa ô Hà Nội hơn 100 năm trước

    Hà Nội từng có 21 cửa ô nhưng đến năm 1866, trên bản đồ chỉ còn 15 cái tên.
  • Chữ quốc ngữ khiến người Việt bị đứt gãy về văn hóa?

    Chữ quốc ngữ khiến người Việt bị đứt gãy về văn hóa?

    Một câu hỏi được đưa ra từ lâu trong giới nghiên cứu nhưng không dễ trả lời: sự thay đổi chữ viết tạo ra sự đứt gãy về văn hóa, truyền thống trong dân tộc ta?