chan_dung-ke_si.

Nguyễn Huy Thiệp: Nhà văn giỏi biết rắc muối trên từng trang viết

19-05-2025

Lượt xem 947

Đánh giá 1 lượt đánh giá

Chia sẻ

  Nguyễn Huy Thiệp

Nguyễn Huy Thiệp: Nhà văn giỏi biết rắc muối trên từng trang viết

Sách Trò chuyện với hoa thủy tiên và… (Netnam)

Chân Dung Kẻ Sĩ: Cuốn sách Trò chuyện với hoa thủy tiên và… của ông vừa được Nhà xuất bản Trẻ tái bản mới đây gồm những bài tiểu luận - phê bình quan trọng được viết trong khoảng thời gian đang xảy ra cuộc tranh luận văn học về ông (1988 - 1992).

Theo nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, điều khiến cho nhà văn, nhà biên kịch “không nhạt” là ở chỗ anh ta dứt khoát phải đọc, phải học hỏi, phải “tự làm khó mình”.
Sinh thời, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật truyện ngắn với những tác phẩm như Tướng về hưu, Những ngọn gió Hua Tát... Ông được trao Huân chương Văn học Nghệ thuật Pháp năm 2007 và giải thưởng Premio Nonino của Italy năm 2008.

Bên cạnh truyện ngắn, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp còn có những bài tiểu luận bàn về những vấn đề chung của văn chương, của sáng tác, về tâm thế của nhà văn.

Cuốn sách Trò chuyện với hoa thủy tiên và… của ông vừa được Nhà xuất bản Trẻ tái bản mới đây gồm những bài tiểu luận - phê bình quan trọng được viết trong khoảng thời gian đang xảy ra cuộc tranh luận văn học về ông (1988 - 1992).

Ngoài ra, ông còn có các bài báo dưới dạng tạp văn (ký tên Dương Thị Nhã) in rải rác trên các báo Tiền Phong, Nông nghiệp Việt Nam, Phụ nữ TP. Hồ Chí Minh… từ năm 2000 trở đi; các bài viết chân dung, giới thiệu bạn bè văn nghệ và chủ kiến của ông về những cây bút trẻ đương thời. 

Các bài viết này bàn về nhiều vấn đề trong lý luận - phê bình và sáng tác văn học, như sứ mệnh của nhà văn, giá trị và cái đẹp của văn chương, các thể loại văn học... Đặc biệt, ông nêu ra nhiều nhận xét và góp ý về tình hình văn chương trong nước hiện tại, về những cơ hội và khó khăn, những điều cần cải thiện…

Đó là những nhận xét cá nhân thẳng thắn, gai góc, mà có chỗ ông gọi là nói “trắng phớ” ra những điều mà mọi người vẫn tránh né hoặc “không nỡ” nói ra. Ngoài ra, ông còn viết về những người đồng nghiệp, những bạn văn bạn thơ mà ông quý trọng.

Văn chương dựng người ta dậy

Như nhiều người cầm bút khác, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp suy ngẫm nhiều về nhiệm vụ, chức năng, hay “thiên chức” của văn học - mà ông cho rằng không nên đề cao quá mức, để sinh ra sự “sùng bái, sợ hãi”.

Ở mức độ cơ bản nhất, ông cho rằng “văn học là khoa học về con người”. Môn khoa học đó cần phải hướng con người vươn tới những điều tốt đẹp: Viết về cuộc sống, viết về con người cũng là để tìm ra những “lẽ đời” thật đẹp và giản dị làm “tấm gương soi chung” cho mọi người. Đấy cũng là sứ mạng. Văn học có giá trị là thứ văn học có khả năng sản xuất ra những người cao thượng và những tình cảm cao thượng.

Trên hết, ông tin rằng văn học có khả năng thôi thúc và thức tỉnh con người: “Chúng ta hãy thử hình dung một người sinh ra, làm lụng, ăn uống, sống hoàn toàn mê man trong những phép tắc lề luật, những khuôn khổ đạo đức tù đọng, “hết ngày dài lại đêm thâu”, thời gian cứ thế trôi đi, rồi chết. Tất cả những điều ấy diễn ra vô nghĩa, tầm thường, quanh quẩn, không so sánh, không đối chiếu… như thế sẽ kinh khủng như thế nào.

Văn chương không cho phép người ta sống thế, văn chương thôi thúc, đánh thức tất cả tiềm năng con người trong họ và cảnh tỉnh rằng: “Này! Sống thế nào thì sống, sống như thế khổ lắm, nhục lắm, sống như thế đểu lắm, khốn nạn lắm… Mau mau lên, sắp hết đời rồi". "Sự thôi thúc ở văn chương dựng người ta dậy”.

Nhà văn giỏi bao giờ cũng có một chút muối rắc trên từng trang viết

Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp tin tưởng vào sức mạnh của văn học, tin rằng bằng cách riêng của nó, văn học góp phần vào tiến bộ xã hội. “Gạt sang bên sự nhếch nhác của hiện thực, nhặt ra những mảnh vụn sang trọng trong tư tưởng nhà văn, cưu mang nó, đấy chính là tiến bộ. Loài người đã nhích từng tí một đến chân lý nhờ những hạt vàng tư tưởng ấy. Nó cứu cuộc đời theo cách riêng của nó”.

Để văn học thực hiện được những nhiệm vụ và sứ mệnh như trên, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp cho rằng người sáng tác phải gửi gắm vào tác phẩm những tư tưởng và tình cảm lớn mạnh, cao cả. Đó là “muối”, là “lòng tín ngưỡng với sự sống”, là sự “hướng thượng”, là “đạo”.

Trong tác phẩm của mình, những nhà văn giỏi bao giờ cũng có một chút muối rắc đâu đó trên từng trang viết. Muối xát lòng người đọc một thì xát lòng người viết ra nó mười lần.

Nhưng “đối với nhà văn không có lòng tín ngưỡng với sự sống thì những trang viết của anh chỉ có thể dừng ở mức độ viết kiếm ăn thôi chứ nâng lên được tầm văn hóa thì còn lâu mới với tới.”

Ý thức tín ngưỡng, hướng thượng, vươn lên sự cao cả, chân lý, cái đẹp, sự tuyệt đối phải là những hòn than ủ đỏ trong tác phẩm nhà văn.

“Văn chương hay bởi có “lời đạt”, “lời đạt” là bởi có “đạo”, “đạo” xuất phát từ “tâm” tức là trái tim người viết. Đã không viết thì thôi, chứ viết ắt phải có tâm, phải có tấm lòng.

Theo nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, muốn tác phẩm có được những tư tưởng và tình cảm lớn, người sáng tác phải lao động nghiêm túc, phải nghiên cứu, tích lũy, đi thực tế, xê dịch, thậm chí phải “tự làm khó mình”.

“Muốn viết văn, nhà văn dứt khoát phải biết cách nghiên cứu con người. Bước đầu của việc nghiên cứu đấy là ngay từ đầu anh ta phải biết cách nhìn, biết cách quan sát bản thân mình, sau đó mới mở rộng ra quan sát “ngoài thiên hạ”.

Công việc của nhà văn bắt đầu từ đâu? Tôi nghĩ rằng phải bắt đầu từ việc nghiên cứu bạn đọc, đúng hơn là phải nghiên cứu tâm lý dân tộc trong cả một khoảng thời gian dài.Trên cơ sở đó nhà văn dọn ra món ăn tinh thần cho cả thời đại mình”.

Cũng theo nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, sáng tạo văn học, nó cũng giống như bước nước rút trong các cuộc chơi thể thao. Trước đó người ta phải tập luyện, tích lũy. Chu trình đọc sách, “đi thực tế”, suy nghĩ và viết lách đan cài nhau trong cuộc sống thường nhật là thứ “lao động thường xuyên, thiếu nó sẽ không có cái thực sự vĩ đại” (A. Pushkin).

“Vậy làm thế nào để không nhạt bây giờ? Sống, đương nhiên rồi. Tu nhân tích đức, đương nhiên rồi. Xê dịch, đương nhiên rồi. [...] Điều khiến cho nhà văn, nhà biên kịch 'không nhạt' là ở chỗ anh ta dứt khoát phải đọc, phải học hỏi, phải 'tự làm khó mình'”.

Bên cạnh việc bàn về nhiệm vụ của văn chương, tư tưởng của tác phẩm và lao động nhà văn, trong cuốn sách, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp còn chia sẻ nhiều kiến giải của riêng ông về một số thể loại văn học như truyện ngắn, thơ và tiểu thuyết. Ông cũng đã đưa ra nhiều nhận xét bén nhọn về tình hình văn học ở nước ta hiện tại và nêu ra một số gợi ý và đề xuất để nền văn học của nước ta phát triển hơn nữa.

Theo znew.vn

Bài liên quan
  • Mời bạn tham gia cuộc thi viết: Dấu ấn Tuổi Trẻ trong tôi

    Mời bạn tham gia cuộc thi viết: Dấu ấn Tuổi Trẻ trong tôi

    Ngày 2-9-2025 đánh dấu nửa thế kỷ báo Tuổi Trẻ đồng hành cùng bạn đọc. Nửa thế kỷ đó, Tuổi Trẻ đã xác định tôn chỉ của mình là phụng sự bạn đọc, vì bạn đọc và đã được bạn đọc yêu quý, tin tưởng.
  • Chốn ồn ào, văn hào nào vẫn tìm được cảm hứng sáng tác?

    Chốn ồn ào, văn hào nào vẫn tìm được cảm hứng sáng tác?

    Quán cà phê từ lâu đã là thiên đường sáng tạo cho các tác giả như JK Rowling hay Ernest Hemingway. Ở đây, họ tìm thấy cảm hứng để tạo ra nhiều tác phẩm biểu tượng của văn học.
  • Ba định luật phép thuật giúp Brandon Sanderson viết 10.000 từ mỗi ngày

    Ba định luật phép thuật giúp Brandon Sanderson viết 10.000 từ mỗi ngày

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Brandon Sanderson, tác giả tiểu thuyết kỳ ảo, có thói quen viết 10.000 từ mỗi ngày và lấy cảm hứng từ giấc mơ để tạo ra hệ thống phép thuật khác biệt trong thế giới giả tưởng.
  • 6 nhà văn lừng danh chỉ với một tiểu thuyết duy nhất

    6 nhà văn lừng danh chỉ với một tiểu thuyết duy nhất

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Chỉ với một tác phẩm duy nhất trong toàn bộ cuộc đời viết lách, những tác giả hiếm có dưới đây đã ghi tên mình như một tượng đài của văn chương, không chỉ ở quốc gia của họ mà cả toàn thế giới. 
  • Thể lệ cuộc thi "Sống đẹp" lần 5 năm 2025

    Thể lệ cuộc thi "Sống đẹp" lần 5 năm 2025

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Cuộc thi "Sống đẹp" lần 5 năm 2025 do báo Thanh Niên tổ chức, nhận bài dự thi từ ngày 16-4-2025 đến hết ngày 16-11-2025. 
  • 9 huyền thoại văn chương chưa từng nhận giải Nobel

    9 huyền thoại văn chương chưa từng nhận giải Nobel

    Có nhiều đóng góp to lớn cho nền văn học, một số nhà văn xứng đáng được vinh danh tại giải Nobel nhưng dường như họ lại "vô duyên" với giải thưởng danh giá này.
  • Top 10 tác phẩm âm nhạc nổi bật của TP.HCM có Đất nước trọn niềm vui, Một đời người một rừng cây

    Top 10 tác phẩm âm nhạc nổi bật của TP.HCM có Đất nước trọn niềm vui, Một đời người một rừng cây

    Mùa xuân trên TP.HCM, Đất nước trọn niềm vui, Thành phố trẻ, Thành phố tình yêu và nỗi nhớ... có tên trong danh sách bình chọn 50 tác phẩm nổi bật thuộc nhiều lĩnh vực của TP.HCM.
  • Thể lệ Giải thưởng Thơ 1-2-3 lần thứ I

    Thể lệ Giải thưởng Thơ 1-2-3 lần thứ I

    Kể từ khi thể thơ 1-2-3 ra đời vào mùa thu năm 2018 đến nay, ngoài hàng trăm tác giả trong và ngoài nước sáng tác thể nghiệm, đã có nhiều tập thơ 1-2-3 được xuất bản, chưa kể những bài thơ 1-2-3 in chung với các thể loại thơ khác trong các tập thơ. Đó là thành quả chung của những người yêu thơ và làm thơ 1-2-3.
  • 'Thơ ngày nay xa rời hiện thực'

    'Thơ ngày nay xa rời hiện thực'

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Nhà thơ Đặng Huy Giang cho rằng hiện nay tìm được bài thơ hay thì hiếm hoi như "sao buổi sớm, lá mùa thu".
  • Nhà văn Mỹ Francis Scott Fitzgerald: Một đời lấy ngắn nuôi dài

    Nhà văn Mỹ Francis Scott Fitzgerald: Một đời lấy ngắn nuôi dài

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Viết truyện ngắn nhảm nhí để sinh nhai những mong Great Gatsby sẽ trở thành tiểu thuyết khiến giới văn chương Mỹ công nhận mình là một nhà văn lớn, thế nhưng cuốn tiểu thuyết, sau này sẽ trở thở thành một tượng đài của văn chương Mỹ, chỉ nhận được những bài điểm sách vặt của các phóng viên thay vì những bài của các nhà phê bình sành sỏi. Dù sao thì, mặc cho Great Gatsby không được công nhận trong thời đại Fitzgerald đang sống, nhưng tới ngày nay, khi mà nhiều người trong số các nhà văn nổi tiếng cùng thời với ông đã bị rơi vào quên lãng, Great Gatsby, tác phẩm hay nhất của ông vẫn được nhiều người tìm đọc, được giảng dạy trong nhiều chương trình đại học Mỹ, là một sự công nhận lớn nhất mà một người là nhà văn hằng mong ước.