chan_dung-ke_si

Tranh chép ở thành phố Hồ Chí Minh

30-01-2023

Lượt xem 3230

Đánh giá 1 lượt đánh giá

Chia sẻ

Tranh chép ở thành phố Hồ Chí Minh

In trên Tạp chí Thế Giới Mới 2004 Tác giả Nguyễn Đức Bình

Dạo ở một số con đường như; Bùi Viện, Đồng Khởi, Ngô Đức Kế, (QI) Nam Kì Khởi Nghĩa, (QIII) Nguyễn Văn Trỗi, (PN) Trần Phú,(QV)…người ta dễ dàng nhận thấy những bức tranh được trưng bày với đủ các loại chất liệu kích cỡ khác nhau tại các Gallery. Phổ biến nhất là tranh sơn dầu. Ngoài ra còn có tranh lụa, quạt, tranh thêu tay, (XQ, thêu tay Đà Lạt, Cẩm Tú..) Sơn Mài…không kể một số ít Gallery của một số hoạ sĩ tên tuổi chỉ bán tranh sáng tác như Phố Hoa-Nam Kì Khởi  Nghĩa, Tranh Sơn Dầu-Đồng Khởi của hoạ sĩ Trương Tuấn Kiệt, Gallery 23 Lý Tự Trọng của hoạ sĩ Đỗ Hoàng Tường, Tự Do của hoạ sĩ Nguyễn Thị Thu Hà…thì đa phần các Gallery đều chép tranh để bán. Điều này đã tạo nên một thị trường tranh chép rất nhộn nhịp. Chủ các gallery này cho chép bất cứ loại tranh gì, của ai, miễn là có tiền. Từ tác phẩm của những danh hoạ phương Tây như; Monet,

Renoir, Picasso, leo-de vince, Van Gogh…, đến tác phẩm của những họa sĩ nổI tiếng Việt Nam như; Bùi Xuân Phái, Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Sáng…tất cả đều được sao chép một cách công khai không hề dấu diếm.

Tại một Gallery nhưng thực chất chỉ là một xưởng “nhân bản vô tính” tranh ở đường Nam kì Khởi Nghĩa, bà chủ niềm nở đón tiếp chúng tôi.

 

Hoạ sĩ QUÁCH PHONG (cựu tổng thư kí hội mỹ thuật TP HCM)

 

Tranh sao chép không phải là nghệ thuật. Nó làm hoạ sĩ yếu hẳn đi, không còn chiều sâu trong tác phẩm. Mặt khác lý luận phê bình Mỹ thuật cũng quá yếu, đội ngũ phê bình chưa có một người cỡ như Thái Bá Vân… Dẫn tới phê cứ phê, nói cứ nói. Hoạ sĩ không nghe, không sợ. Các nhà báo viết về văn hoá nghệ thuật lại càng làm cho công chúng như lạc giữa hoả mù.

-Bức “thiếu nữ bên hoa huệ”(khổ 50X70 này 500.000đ thôi.

-Vậy còn bức “Bữa tiệc ly” kia (khổ 70X90)?

-À! 1000.000 đồng.

-Còn nếu như muốn đặt vẽ theo mẫu?

-Tuỳ theo khổ tranh chứ em. Khổ 50X70 thì khoảng 400.000đ.

-Nếu vẽ xong không đồng ý thì sao hả chị?

-Em chịu lỗ cho chị 50% bức tranh. Mà trước giờ chị thấy ngườI ta lấy hết đâu có ai không đồng ý đâu…

Té ra khi đặt mẫu vẽ bà chủ Gallery này đã thu trước của khách hàng 2/3 tiền tranh.

Ở các xưởng vẽ khác như; Hoàng Kim, Lệ Xuân, (Đồng Khởi) Trí Đức, (Nam kì Khởi Nghĩa) Trụ, (Mạc Đĩnh Chi) giá cả xê xích không đáng kể. Chỉ cần bỏ ra từ vài trăm ngàn đến 1 triệu đồng, bạn có thể đường hoàng sở hữu ngay một bức Phố của Bùi Xuân Phái, Chơi ô ăn quan của Nguyễn Phan Chánh, Hai thiếu nữ và em bé của Tô ngọc Vân, hoặc bất cứ một tác phẩm nào, cho dù nó có giá tới hàng triệu USD bạn vẫn có khả năng treo nó trong phòng khách với điều kiện đó chỉ là một bức tranh sao chép.

bb

Gallery Tự Do của họa sĩ Thu Hà được công chúng yêu hội họa mến mộ song sắp đóng cửa do họa sĩ tuổi đã cao, không đủ sức điều hành nữa.

Tranh sáng tác không có công chúng nội 

Hoạ sĩ Nguyễn Thanh Châu nguyên tổng thư kí hội mỹ thuật TP HCM.

 Cái được của tranh sao chép là giá cả bình dân, giúp hội hoạ đến được với công chúng, làm cho họ có thể thưởng thức những tác phẩm của các danh hoạ thế giới vốn không dễ gì có được. Thứ nữa nó giúp các hoạ sĩ học hỏi các kĩ năng, bút pháp của các hoạ sĩ bậc thầy thế giới, trau dồi kinh nghiệm cho riêng mình.

Ông Hải Sơn gallery Tự Do, Gallery đầu tiên có trang web riêng- ông Hải Sơn khẳng định: 

Tranh chép nhắm đến đối tượng khách nước ngoài, còn chúng tôi thì không chú trọng nhiều đến đối tượng này. Khách của chúng tôi là những người khá am hiểu và yêu hội hoạ.

Tranh chép tràn ngập các Gallery phản ánh một sự thực, tranh sáng tác hầu như đã nhường hẳn sân chơi cho tranh chép tung hoành. Thực tế ấy làm cho những người yêu hội hoạ cảm thấy xót xa. BởI Tranh chép chưa bao giờ là bộ mặt tiêu biểu cho nền Mỹ Thuật của một quốc gia. Tranh chép lên hương đã giúp một số ngườI giàu lên, nhưng lạI gây ra mốI nguy hạI cho mỹ thuật. Quan trong hơn là giữa hai mảng sáng tốI giữa tranh chép và tranh sáng tác chúng ta nhận ra một điều là Mỹ Thuật Việt Nam đang thiếu trầm trọng một thế hệ công chúng hiểu biết và có kiến thức về hộI hoạ. Giống như cái thiếu của Âm nhạc bác học, HộI hoạ Việt Nam không có một thế hệ công chúng rộng rãi biết thưởng lãm tranh. Lấy ví dụ ngay ở giớI Sinh viên, tầng lớp được coi là trí thức, dù đã tốt nghiệp đạI học, nhưng số ngườI có kiến thức về hộI hoạ chỉ dừng lạI ở ít ỏI những Sinh viên Mỹ thuật, hay đã học các ngành liên quan như Kiến trúc, Đồ hoạ. Nhiều chủ Gallery cho biết có tớI 90% khách mua tranh là ngườI nước ngoài. Con số này phản ánh rất rõ thị trường tranh TP HCM lâm vào tình trạng trăm ngườI bán vạn người mua. Làm thế nào để có công chúng cho hội hoạ cũng như Âm nhạc bác học, Câu trả lời xin dành cho ngành  giáo dục.

Hướng tới khách Tây

Trong lúc đang chờ đội công chúng thì Mỹ thuật TP đành phải hướng tới con số áp đảo 90% khách nước ngoài kia để phục vụ.

Theo thống kê của ngành Du lịch TP Hồ Chí Minh, khách quốc tế đến TP năm 2003 đạt 1.300.000 lượt. Năm 2004 phấn đấu đạt 1.500.000 lượt. Đây quả là con số hấp dẫn đối với các hoạ sĩ, các Gallery trên địa bàn TP. Nắm bắt được nhu cầu của khách nước ngoài là thích tranh mang dấu ấn Việt Nam như; phố, áo dài, đồng quê Việt Nam… các phòng tranh đua nhau sao chép tranh theo những nội dung đó. Hoạ sĩ cũng bị cuốn vào dòng chảy thương mại rồi biến thành chủ xưởng sao chép tranh lúc nào không hay. Trường hợp những hoạ sĩ; NĐ, VA, BS, NA, Tr…là những ví dụ. Tác động của thương mại đã làm nhiều hoạ sĩ mất phương hướng, tước đi những cảm giác tinh tế trong tâm hồn họa sĩ, Mỹ thuật mất hết tính sáng tạo và vẻ đẹp vốn có của nó. 

Ngậm bồ hòn với tranh dỏm

Quỳnh Chi Phạm, Gallery Đức Minh

Chúng tôi giơi thiệu Gallery trên tạp chí Asians Art News, Website…, vì vậy, nguồn khách chủ yếu là người nước ngoài. Họ tìm đến hội hoạ Việt Nam vì đơn giản họ trân trọng các tác phẩm của chúng ta. Nói chung, tranh chép hiện nay gây ra nhiều ảnh hưởng xấu, làm mất uy tín của Mỹ thuật Việt Nam, tôi mong sẽ sớm có biện pháp khắc phục để hướng thị trường tranh chép thực sự có ích.

Hoạ sĩ Nguyễn Thành Nam:

Nói các hoạ sĩ trau dồi kinh nghiệm cho riêng mình từ việc chép tranh cũng đúng. Tuy nhiên, hoạ sĩ chép tranh phải có nội lực. Hoạ sĩ phải để lại dấu ấn của mình trong tác phẩm của người khác, biến của họ thành của mình. Ngược lại, hoạ sĩ không những không học hỏi được gì mà còn biến mình thành những cái máy photocopy. Những hoạ sĩ như Ngô Đồng, Ngô An…, và đặc biệt là Kim Đồng ở Gallery Cầu Vồng của ông Rolland đã xuất sắc làm được.

Nhưng không chỉ dừng lại ở đấy, con số 90% khách nước ngoài kia cũng đang bị tóp dần lại. Công chúng trong nước quá ít ỏi, khách nước ngoài tỏ ra e ngại khi đến với thị trường tranh Việt Nam do bị ăn những quả lừa ngoạn mục. Đấy là trường hợp của những tác phẩm có giá trị của các hoạ sĩ đang được quan tâm Bùi Xuân Phái, nguyễn Gia Trí, Trần Văn Cẩn, Tô Ngọc Vân, Nguyễn Sáng… được giới sao chép nhân bản đem bán như một bức tranh gốc với giá bằng hoặc thấp hơn tranh gốc. Ngay cả Thành Chương, hoạ sĩ được nhiều người  biết đến, từng được Liên Hợp Quốc chọn tranh để in lên tem nhưng cũng không có cách nào hạn chế được tình trạng bị nhái tranh. Lại có trường hợp hoạ sĩ tự nhân những tác phẩm có giá của chính mình lên để kiếm được nhiều tiền. Ở Gallery Tranh Sơn Dầu Việt Nam đường Đồng Khởi của một hoạ sĩ khá nổi tiếng, người ta có thể bắt gặp hai bức tranh giống hệt nhau (Đồi Tím) của anh. Cũng phải thông cảm với hoạ sĩ trước khi tranh của anh bị sao chép mà không ai bênh vực, thì chắc ăn là cứ tự nhân lên trước.

Nhiều khách nước ngoài bỏ ra hàng chục ngàn USD để mong có một bức tranh giá trị nhưng khi đem đi giám định thì hỡi ôi đấy chỉ là một bản sao tinh vi mà thôi. Thế là người mua tranh đành ngậm bồ hòn mà ôm cái của nợ ấy trở về mà không biết kêu ai.

Ngoài lý do trên mỹ thuật Việt Nam đang mất dần khách và không có thêm khách hàng mớI là do chưa chú ý tới hoạt động tiếp thị quảng cáo. Một số Gallery đã có Website riêng tuy nhiên không bắt mắt, khó truy cập, không có mặt cả trên những kho dữ liệu. Thử vào những trang vàng FPT, tìm mãi cuối cùng trong danh mục Gallery TP HCM chỉ vẻn vẹn có 3 địa chỉ, một của Hà Nội.

Ôi quảng cáo hả, không cần nữa đâu. Có đầy trên Internet rồi. Nhiều người biết lắm rồi. Bà Điệp chủ Gallery Lạc Hồng ở đường PDC nói.

Quy chế nào cho tranh sao chép

Tranh sao chép ở quốc gia nào cũng có và được thừa nhận hợp pháp. Ở Việt Nam cũng không thể có ngoại lệ. Tranh sao chép giúp công chúng dễ tiếp cận với hội hoạ do giá cả rẻ, vừa túi tiền, trong khi tranh sáng tác chỉ dành cho người giàu có. Đấy là một khía cạnh tích cực. Sở dĩ tranh sao chép gây nhức nhốI là vì chưa có một quy chế, văn bản luật cụ thể để hướng nó đến tính lành mạnh và thực sự có ích. Cái  thiếu  đó khiến cho hoạt động của các Gallery lẫn lộn trắng đen, giữa thật và giả, làm mất uy tín của mỹ thuật Việt Nam trong con mắt những nhà sưu tập tranh quốc tế. Mặc dù Vụ mỹ thuật đã bắt tay vào soạn thảo “Quy chế sao chép tác phẩm tạo hình” (theo quyết định số 1488/QĐ-BVHTT ban hành ngày 26/6/2001.) nhưng qua nhiều lần chỉnh sửa, quy chế vẫn chưa ra đời. Hy vọng quy chế sẽ sớm được hoàn thành để chấn chỉnh lại thị trường tranh chép, cứu vãn nền mỹ thuật nước ta. Đồng thời cần có thêm những tổ chức, những Gallery, nhưng cá nhân kiểu như collector Trần Hậu Tuấn, Gallery Tự Do, Gallery Blue space… đã làm, nhằm lấy lại uy tín cho hội hoạ Việt Nam.

Vấn đề để ngỏ

Cô NH làm tại khách sạn Hoàng Long cho biết. Khách sạn tụi em tiếp thị bằng nhiều cách, ngay cả tài xế taxi cũng được sử dụng. Mỗi một lượt khách tụi em trả cho tài xế 50.000đ. Đấy là một cách làm rất riêng của một khách sạn.

Quay trở lại với Mỹ thuật, Anh Hùng chủ Gallery ở Lý Tự Trọng nói:

-Tranh bán theo hai thời điểm. Đó là mùa du lịch và dịp tết. Người nước ngoài thường mua tranh quà lưu niệm đem về làm quà tặng sau khi đi du lịch ở Việt Nam về.

-Sao Anh không hợp tác với ngành du lịch?

-Chúng tôi cũng đã nghĩ tới. Có thể là giới thiệu trên các sách du lịch hay trên những Website du lịch hoặc kết hợp triển lãm ở khách sạn lớn. Tuy nhiên ….chưa làm được, chưa đủ sức làm.

Quả thật trên các Website du lịch không có một tí thông tin nào dành cho mỹ thuật. Trong khi ấy khách du lịch lại là tiềm năng của hội hoạ. Anh Hùng không kết hợp được là do nhỏ, đơn lẻ. Nhưng còn hội mỹ thuật với số lượng hội viên lên đến cả ngàn người vẫn còn đó. Hay người ta vẫn chưa cho đó là tiềm năng.

 

 

MỘT SỐ QUY ĐỊNH TRONG BẢN DỰ THẢO QCSCTPTH

  1. * Sao chép tác phẩm phải được sự đồng ý của tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm bằng văn bản. Tác giả đã mất 50 năm mới không cần phải xin phép.
  2. * Nếu sao chép tác phẩm của tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm là người nước ngoài, tổ chức nước ngoài thì thực hiện theo những điều ước quốc tế mà VN đã ký kết hoặc tham gia. 
  3. * Trong văn bản thoả thuận giữa tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm với người sao chép phải ghi rõ số lượng bản chép, mục đích sử dụng, mức thù lao mà người sao chép phải trả cho tác giả, hoặc chủ sở hữu tác phẩm.
  4. * Bản sao chép có chất liệu cùng với tác phẩm gốc thì phải có kích thước lớn hơn hoặc nhỏ hơn tác phẩm gốc. Nếu cùng kích thước với tác phẩm gốc thì phải khác tác phẩm gốc về chất liệu. Tranh do một tác giả sáng tác nhiều bức giống nhau phải đánh số thứ tự từ số 1, 2,3... vào phía sau bức tranh.
  5. * Tất cả các bản sao chép không đúng với quy định của Quy chế sẽ bị xem là tranh, tượng giả và người sao chép, kinh doanh loại tranh này sẽ bị xử lý theo pháp luật.

Bài liên quan