chan_dung-ke_si

Trăng quê - Thơ Bàng Bá Lân

23-09-2023

Lượt xem 951

Đánh giá 0 lượt đánh giá

Chia sẻ

Trăng quê - Thơ Bàng Bá Lân

Trăng Quê

Trời cao, mây bạc, trăng tròn
Đê than hiu quạnh, tre buồn nỉ non
Diều ai gọi gió véo von
Cành xoan đùa ánh trăng suông dịu dàng
Hỡi cô tát nước bên đàng
Sao cô lại múc trăng vàng đổ đi?


Bàng Bá Lân
1934

 

Sông Thương

Một lá thuyền thơ thả tắm trăng,
Nước về đâu mãi, chảy xuôi dòng.
Sông Thương đôi ngả, này cô lái,
Hãy ghé cho vào bến nước trong ! (1)
Đôi mảnh hồn quê quá ngẩn ngơ,
Sinh nhầm thế kỷ, lạc tìm mơ.
Nhìn ra trời nước dềnh nghiêng ngả,
Say rượu hay là say ý thơ ?
Trời nước này đây hai mảnh trăng,
Vài ba lửa đóm ngỡ sao băng.
Đôi chèo vỗ sóng ngờ sênh phách,
Tưởng gái Tầm Dương ghé đãi đằng.
Có tiếng đêm dài khóc ở đâu,
Dế ven sông kéo nhị âu sầu.
Đôi bờ lăng lắng muôn tai lá,
Nước chở hồn sông dạt bãi dâu....
 
 
Về nhà thơ Bàng Bá Lân

Ông sinh ngày 17 tháng 12 năm 1912 ở phố Tân Minh, Phủ Lạng Thương, tỉnh Bắc Giang. Quê cha của ông ở làng Đôn Thư, tổng Ngô Xá, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.
 
Năm 1916 - 1918, ông theo cha mẹ lên sống ở Vôi rồi ở Kép thuộc tỉnh Bắc Giang.
 
Năm 1920 - 1928, ông sống với bà nội ở Đôn Thư, sau đó lại về Kép, học trường tiểu học Pháp-Việt ở Phủ Lý, Phủ Lạng Thương và đỗ bằng tiểu học Pháp-Việt ở Đáp Cầu.
 
Năm 1929 - 1933, ông vào học trường trung học Bảo hộ (trường Bưởi), đỗ bằng thành chung. Vì thi tú tài mấy lần không đỗ, năm 1934 ông về Kép vui thú điền viên, làm thơ, chụp ảnh và xuất bản tập thơ đầu tiên Tiếng thông reo.
 
Trước Cách mạng tháng Tám ông đã có những tác phẩm: Tiếng thông reo (1934), Xưa (hợp tác với nữ sĩ Anh Thơ, 1941), Tiếng sáo diều (1939 - 1945).
 
Ông di cư vào Nam năm 54, dạy học và cộng tác với nhiều nhật báo, tuần san, bán nguyệt san tại Sài Gòn và xuất bản thêm: Để hiểu thơ (1956, Thơ Bàng Bá Lân (1957), Tiếng võng đưa (1957).
 
Năm 1969, xuất bản các tập truyện: Người vợ câm, Vực xoáy, Gàn bát sách (phiếm luận) và tập thơ Vào thu. Ông cũng cho in hai quyển sách Kỷ niệm văn I,II, thi sĩ hiện đại cùng một số sách Giáo khoa Việt văn cho nhiều cấp lớp. Ông còn đứng làm chủ bút tập san Bông Lúa vào thập niên 1950 ở Sài Gòn.
 
Từ 1977 đến 1984, Bàng Bá Lân viết thêm Kỷ niệm văn, thi sĩ hiện đại quyển III, hồi ký Trọn đời cho thơ (bản thảo đã thất lạc). Ngoài ra, ông còn viết truyện ký danh nhân Anh em Lumière, ông tổ nhiếp ảnh, viết sách bình khảo, dịch truyện, dịch thơ v.v.
 
Trong lãnh vực nhiếp ảnh, Bàng Bá Lân cũng tỏ ra là một người có tài năng. Ông từng đoạt những giải thưởng, như: Giải Agfa-Việt báo (Hà Nội, 1937), giải nhì cuộc thi ảnh tạo phủ Thống sứ Bắc Kỳ (1938), huy chương của La Revue Francaise de Photographie et de Cinématographie (tạp chí nhiếp ảnh và điện ảnh Pháp) ở Paris (1939), giải thưởng Ferrania (1953); giải thưởng Triển lãm Tuần lễ Văn nghệ Sài Gòn (1955)...
Các tác phẩm nhiếp ảnh của ông từng được triển lãm ở Hội quán Hội Trí Tri, (Hà Nội,1939),Bologna(Ý, 1952),Antwerpen (Bỉ,1953), Paris (Pháp, 1953), Singapore (1953), Cuba (1954), Rochester (Mỹ, 1956)...
 
Ngày 20 tháng 10 năm 1988, Bàng Bá Lân qua đời tại Sài Gòn, thọ 76 tuổi

Bài liên quan
  • Quê Hương - Thơ Giang Nam

    Quê Hương - Thơ Giang Nam

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Quê Hương là tác phẩm bất hủ của nhà thơ Giang Nam, được ông sáng tác tại Hòn Dù, Khánh Hòa, trong tâm trạng trào dâng khi ông nhận được hung tin "cô bé nhà bên" của ông đã bị giặc bắn*. Năm 2001, ông đã được trao Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật cho tập thơ Quê Hương, Hạnh phúc từ nay và Thành phố chưa dừng chân.
  • Tình Tháp Mười - Thơ Bảo Định Giang

    Tình Tháp Mười - Thơ Bảo Định Giang

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Nhà thơ Nam Bộ Bảo Định Giang có những sáng tác đậm tình đất và người sông nước Miền Tây quê hương ông. Bài thơ Tình Tháp Mười dưới đây rút từ Đường Giải Phóng, tập thơ được trao Giải thưởng Nhà Nước về Văn học Nghệ thuật đợt I năm 2001.
  • Bến Đò Ngày Mưa

    Bến Đò Ngày Mưa

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Bến đò ngày mưa là bài thơ của thi sĩ thị xã Bắc Giang Anh Thơ, rút từ tập Bức Tranh Quê. Đây tập thơ đầu tay của bà sáng tác khi còn rất trẻ nhưng đã trở thành một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của bà.
  • Lời mẹ dặn - Thơ Phùng Quán

    Lời mẹ dặn - Thơ Phùng Quán

    Chân Dung Kẻ Sĩ: "Lời mẹ dặn" cùng với "Chống tham ô lãng phí" là hai bài thơ nhà văn Phùng Quán viết năm 1957. Đây là nguyên nhân khiến ông bị kỷ luật, mất đi tư cách hội viên Hội Nhà văn Việt Nam và phải đi lao động cải tạo ở nhiều nơi. Từ đó cho tới thời kỳ đổi mới, Phùng Quán phải tìm cách xuất bản một số tác phẩm của mình dưới bút danh khác và câu cá ở Hồ Tây để kiếm sống. Vì thế, bạn bè văn nghệ mô tả cuộc đời ông thời kỳ này bằng sáu chữ: "cá trộm, rượu chịu, văn chui". 
  • Cuộc chia ly màu đỏ - Thơ Nguyễn Mỹ

    Cuộc chia ly màu đỏ - Thơ Nguyễn Mỹ

    Tôi nhìn thấy một cô áo đỏ Tiễn đưa chồng trong nắng vườn hoa Chân Dung Kẻ Sĩ: Cuộc chia ly màu đỏ là tác phẩm hay nhất và nổi tiếng nhất của nhà thơ Nguyễn Mỹ. Bài thơ, như một bộ phim hùng vĩ, có đại cảnh, có trung cảnh, có cận cảnh, có diễn viên... Nhà thơ Nguyễn Mỹ đã sắp xếp câu chữ, khiến chúng đứng bên nhau, chói sáng, để dù màn bạc mà chúng xuất hiện trên đó, dù đã tắt từ lâu, nhưng ánh sáng của nó thì để lại mãi mãi trong những người yêu thơ. Năm 2007, các tác phẩm thơ và tập ký Trận Quán Cau của nhà thơ Nguyễn Mỹ được Nhà nước trao Giải thưởng nhà nước về Văn học Nghệ thuật.
  • Đợi - Thơ Vũ Quần Phương

    Đợi - Thơ Vũ Quần Phương

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Tốt nghiệp Đại học Y khoa rồi làm bác sĩ 2 năm mới đi làm thơ, nhưng nhà thơ Vũ Quần Phương thực sự đã tạo được vị thế. Năm 2007, ông được Nhà Nước trao tặng Giải thưởng Nhà Nước về Văn học Nghệ thuật.
  • Nhớ Bắc - Thơ Huỳnh Văn Nghệ

    Nhớ Bắc - Thơ Huỳnh Văn Nghệ

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Nhà thơ Huỳnh Văn Nghệ được người đời sau gọi là Thi tướng rừng xanh, do ông vừa làm thơ hay lại cầm quân giỏi, với những trận đánh vang dội tiêu diệt quân Pháp ở chiến trường Miền Đông. Năm 2007, ông được Nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật cho các tác phẩm Chiến khu xanh, Bên bờ sông xanh, Rừng thẳm sông dài. Tới năm 2010, ông được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
  • Dừa ơi - Thơ Lê Anh Xuân

    Dừa ơi - Thơ Lê Anh Xuân

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Nhà thơ Bến Tre Lê Anh Xuân (Ca Lê Hiến) được rất nhiều người yêu mến qua các bài thơ nặng tình với non sông đất nươc như; - Dáng đứng Việt Nam, Nguyễn Văn Trỗi, Trở về quê nội và Dừa Ơi. Năm 2001 nhà thơ Lê Anh Xuân được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật. Năm 2011, ông được Nhà nước Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
    Dừa ơi dừa! Người bao nhiêu tuổi/ Mà lá tươi xanh mãi đến giờ/ Tôi nghe gió ngàn xưa đang gọi/ Xào xạc lá dừa hay tiếng gươm khua.
  • Bếp Lửa - Thơ Bằng Việt

    Bếp Lửa - Thơ Bằng Việt

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Nhà thơ Bằng Việt là tác giả được trao Giải thưởng Nhà nước năm 2001 với các tác phẩm: Hương cây - Bếp lửa, Bếp lửa - Khoảng trời, Đất sau mưa.