chan_dung-ke_si

Chữ nhàn - Thơ Nguyễn Công Trứ

06-11-2024

Lượt xem 1072

Đánh giá 1 lượt đánh giá

Chia sẻ

  Nguyễn Công Trứ

Chữ nhàn - Thơ Nguyễn Công Trứ

Tượng Uy Viễn Tướng Công Nguyễn Công Trứ tại đền thờ tại Nghi Xuân Hà Tĩnh

Thị tại môn tiền náo 市 在 門 前 閙
Nguyệt lai môn hạ nhàn 月 來 門 下 閒[1]
So lao tâm lao lực[2] cũng một đoàn,
Người trần thế muốn nhàn sao được.

Nên phải lấy chữ "Nhàn" làm trước,
Trời tiếc du, ta cũng xin nài.
Cuộc nhân sinh bảy, tám, chín mười mươi,
Mười lăm trẻ, năm mươi già không kể
Thọat sinh ra, thì đà khóc chóe,

Trần có vui, sao chẳng cười khì?
Khi hỉ lạc, khi ái ố, lúc sầu bi[3],
Chứa chi lắm một bầu nhân dục[4]?
Tri túc, tiện túc; đãi túc, hà thời túc?
知 足 便 足 待 足 何 時 足
Tri nhàn, tiện nhàn; đãi nhàn, hà thời nhàn?[5]
知 閒 便 閒 待 閒 何 時 閒

Cầm, kỳ, thi, tửu với giang san,
Dễ mấy kẻ xuất trần, xuất thế[6]?
Ngã kim nhật tại tọa chi địa,
我 今 日 在 坐 之 地
Cổ chi nhân tằng tiên ngã tọa chi.[7]
古 之 人 曽 先 我 坐 之
Ngàn muôn năm âu cũng thế ni,

Ai hay hát, mà ai hay nghe hát?
Sông Xích Bích, buông thuyền năm Nhâm Tuất,
Để ông Tô[8] riêng một thú thanh tao.
Chữ "Nhàn" là chữ làm sao?

Chú thích

▲ Chợ ở trước cửa thì huyên náo, trăng lại trước cửa thì thanh nhàn. Hai câu này do cách ghép chữ mà đặt ra: cùng một chữ môn 門, nếu để chữ thị 市 vào trong thì thành ra chữ náo 閙; nếu để chữ nguyệt 月 vào thì thành ra chữ nhàn 閒.
▲ Lao tâm, lao lực 勞心勞力: lao tâm là nhọc lòng, tức là làm việc bằng trí não; lao lực là nhọc sức tức là làm việc bằng chân tay.
▲ Hỉ 喜: mừng; lạc 樂: vui; ái 愛: yêu; ố 惡: ghét; sầu 愁: buồn; bi 悲: thương.
▲ Nhân dục 人欲: lòng ham muốn của người ta.
▲ Biết đủ là đủ, đợi cho đủ thì bao giờ mới đủ. Biết nhàn là nhàn, đợi cho nhàn thì bao giờ mới nhàn
▲ Xuất trần xuất thế 出塵出世 (xuất: ra; trần: bụi; thế: đời): ra ngoài cõi đời bụi bậm.
▲ Hai câu này ở bài tựa truyện Tây sương ký của Vương Thực Phủ đời Nguyên; ý nói: chỗ ta đang ngồi hôm nay thì người xưa đã từng ngồi trước rồi. Ý nói: ở đời này không có cái gì là mới cả.
▲ Ông Tô: tức là ông Tô Thức hay Tô Đông Pha đời nhà Tống, một trong bát đại gia của văn chương Trung Quốc, thường hay cùng bạn thả thuyền chơi trên sông Xích Bích. Ông là tác giả của hai bài phú nổi tiếng Tiền và Hậu Xích Bích phú

Bài liên quan
  • Những cánh buồm - Thơ Hoàng Trung Thông

    Những cánh buồm - Thơ Hoàng Trung Thông

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Nhà thơ Hoàng Trung Thông được trao Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật đợt Một năm 2001 với các tác phẩm Quê hương chiến đấu, Mời trắng và Tuyển tập Hoàng Trung Thông. Những cánh buồm là bài thơ về ước mơ thống nhất hai miền Nam - Bắc của nhân vật cha và con trong những năm tháng gian khổ của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
  • Quê Hương - Thơ Giang Nam

    Quê Hương - Thơ Giang Nam

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Quê Hương là tác phẩm bất hủ của nhà thơ Giang Nam, được ông sáng tác tại Hòn Dù, Khánh Hòa, trong tâm trạng trào dâng khi ông nhận được hung tin "cô bé nhà bên" của ông đã bị giặc bắn*. Năm 2001, ông đã được trao Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật cho tập thơ Quê Hương, Hạnh phúc từ nay và Thành phố chưa dừng chân.
  • Tình Tháp Mười - Thơ Bảo Định Giang

    Tình Tháp Mười - Thơ Bảo Định Giang

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Nhà thơ Nam Bộ Bảo Định Giang có những sáng tác đậm tình đất và người sông nước Miền Tây quê hương ông. Bài thơ Tình Tháp Mười dưới đây rút từ Đường Giải Phóng, tập thơ được trao Giải thưởng Nhà Nước về Văn học Nghệ thuật đợt I năm 2001.
  • Bến Đò Ngày Mưa

    Bến Đò Ngày Mưa

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Bến đò ngày mưa là bài thơ của thi sĩ thị xã Bắc Giang Anh Thơ, rút từ tập Bức Tranh Quê. Đây tập thơ đầu tay của bà sáng tác khi còn rất trẻ nhưng đã trở thành một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của bà.
  • Lời mẹ dặn - Thơ Phùng Quán

    Lời mẹ dặn - Thơ Phùng Quán

    Chân Dung Kẻ Sĩ: "Lời mẹ dặn" cùng với "Chống tham ô lãng phí" là hai bài thơ nhà văn Phùng Quán viết năm 1957. Đây là nguyên nhân khiến ông bị kỷ luật, mất đi tư cách hội viên Hội Nhà văn Việt Nam và phải đi lao động cải tạo ở nhiều nơi. Từ đó cho tới thời kỳ đổi mới, Phùng Quán phải tìm cách xuất bản một số tác phẩm của mình dưới bút danh khác và câu cá ở Hồ Tây để kiếm sống. Vì thế, bạn bè văn nghệ mô tả cuộc đời ông thời kỳ này bằng sáu chữ: "cá trộm, rượu chịu, văn chui". 
  • Cuộc chia ly màu đỏ - Thơ Nguyễn Mỹ

    Cuộc chia ly màu đỏ - Thơ Nguyễn Mỹ

    Tôi nhìn thấy một cô áo đỏ Tiễn đưa chồng trong nắng vườn hoa Chân Dung Kẻ Sĩ: Cuộc chia ly màu đỏ là tác phẩm hay nhất và nổi tiếng nhất của nhà thơ Nguyễn Mỹ. Bài thơ, như một bộ phim hùng vĩ, có đại cảnh, có trung cảnh, có cận cảnh, có diễn viên... Nhà thơ Nguyễn Mỹ đã sắp xếp câu chữ, khiến chúng đứng bên nhau, chói sáng, để dù màn bạc mà chúng xuất hiện trên đó, dù đã tắt từ lâu, nhưng ánh sáng của nó thì để lại mãi mãi trong những người yêu thơ. Năm 2007, các tác phẩm thơ và tập ký Trận Quán Cau của nhà thơ Nguyễn Mỹ được Nhà nước trao Giải thưởng nhà nước về Văn học Nghệ thuật.
  • Đợi - Thơ Vũ Quần Phương

    Đợi - Thơ Vũ Quần Phương

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Tốt nghiệp Đại học Y khoa rồi làm bác sĩ 2 năm mới đi làm thơ, nhưng nhà thơ Vũ Quần Phương thực sự đã tạo được vị thế. Năm 2007, ông được Nhà Nước trao tặng Giải thưởng Nhà Nước về Văn học Nghệ thuật.
  • Nhớ Bắc - Thơ Huỳnh Văn Nghệ

    Nhớ Bắc - Thơ Huỳnh Văn Nghệ

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Nhà thơ Huỳnh Văn Nghệ được người đời sau gọi là Thi tướng rừng xanh, do ông vừa làm thơ hay lại cầm quân giỏi, với những trận đánh vang dội tiêu diệt quân Pháp ở chiến trường Miền Đông. Năm 2007, ông được Nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật cho các tác phẩm Chiến khu xanh, Bên bờ sông xanh, Rừng thẳm sông dài. Tới năm 2010, ông được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
  • Dừa ơi - Thơ Lê Anh Xuân

    Dừa ơi - Thơ Lê Anh Xuân

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Nhà thơ Bến Tre Lê Anh Xuân (Ca Lê Hiến) được rất nhiều người yêu mến qua các bài thơ nặng tình với non sông đất nươc như; - Dáng đứng Việt Nam, Nguyễn Văn Trỗi, Trở về quê nội và Dừa Ơi. Năm 2001 nhà thơ Lê Anh Xuân được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật. Năm 2011, ông được Nhà nước Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
    Dừa ơi dừa! Người bao nhiêu tuổi/ Mà lá tươi xanh mãi đến giờ/ Tôi nghe gió ngàn xưa đang gọi/ Xào xạc lá dừa hay tiếng gươm khua.