chan_dung-ke_si

Say đi em - Thơ Vũ Hoàng Chương

02-10-2023

Lượt xem 983

Đánh giá 1 lượt đánh giá

Chia sẻ

  Vũ Hoàng Chương

Say đi em - Thơ Vũ Hoàng Chương

Vũ Hoàng Chương (1915-1976) là nhà thơ duy nhất của Việt Nam từng được đề cử giải Nobel. Ông xuất thân từ Nam Định nhưng sống, làm thơ và dạy văn ở Sài Gòn từ năm 1954. Khi còn sống, ông còn được vinh danh là thi bá của Miền Nam.

 

Say đi em


Khúc nhạc hồng êm ái
Ðiệu kèn biếc quay cuồng
Một trời phấn hương
Ðôi người gió sương
Ðầu xanh lận đận, cùng xót thương, càng nhớ thương
Hoa xưa tươi, trăng xưa ngọt, gối xưa kề, tình nay sao héo!
Hồn ngã lâu rồi nhưng chân còn dẻo
Lòng trót nghiêng mà bước vẫn du dương
Lòng nghiêng tràn hết yêu đương
Bước chân còn nhịp Nghê thường lẳng lơ...

Ánh đèn tha thướt
Lưng mềm não nuột dáng tơ
Hàng chân lả lướt
Ðê mê hồn gửi cánh tay hờ
Âm ba gờn gợn nhỏ
Ánh sáng phai phai dần
Bốn tường gương điên đảo bóng giai nhân
Lui đôi vai, tiến đôi chân
Riết đôi tay, ngả đôi thân
Sàn gỗ trơn chập chờn như biển gió
Không biết nữa màu xanh hay sắc đỏ
Hãy thêm say còn đó rượu chờ ta
Cổ chưa khô đầu chưa nặng mắt chưa hoa
Tay mềm mại bước còn chưa chuếnh choáng
Chưa cuối xứ Mê Ly chưa cùng trời Phóng Ðãng
Còn chưa say, hồn khát vẫn thèm men
Say đi em, say đi em
Say cho lơi lả ánh đèn
Cho cung bậc ngả nghiêng điên rồ xác thịt
Rượu rượu nữa, và quên, quên hết

Ta quá say rồi
Sắc ngã màu trôi
Gian phòng không đứng vững
Có ai ghì hư ảnh sát kề môi?
Chân rã rời
Quay cuồng chi được nữa
Gối mỏi gần rơi
Trong men cháy giác quan vừa bén lửa
Say không còn biết chi đời
Nhưng em ơi
Ðất trời nghiêng ngửa
Mà trước mặt thành Sầu chưa sụp đổ;
Ðất trời nghiêng ngửa
Thành Sầu không sụp đổ, em ơi!

Bài liên quan
  • Bên Kia Sông Đuống - Thơ Hoàng Cầm

    Bên Kia Sông Đuống - Thơ Hoàng Cầm

    Nhà thơ Hoàng Cầm tham gia sáng lập Hội nhà văn Việt Nam và được bầu vào ban chấp hành năm 1957. Năm 1959, ông bị kỷ luật, khai trừ khỏi ban chấp hành do liên quan tới Nhân văn giai phẩm. Bên Kia Sông Đuống cùng với Lá Diêu Bông (bài thơ trong tập Về Kinh Bắc từng khiến nhà thơ bị bắt giam và nhốt vào Hỏa Lò 16 tháng từ tháng Tám năm 1982 đến tháng Mười hai năm 1983) đã được trao Giải thưởng Nhà Nước về Văn học nghệ thuật đợt 2 vào năm 2007.
  • Nhất Định Thắng - Thơ Trần Dần

    Nhất Định Thắng - Thơ Trần Dần

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Nhất Định Thắng là một trong những tác phẩm hay nhất của nhà thơ Trần Dần, bài thơ vốn đã khiến ông chịu bao phen đau khổ, bị nhốt cả vào nhà tù Hỏa Lò 3 tháng vào năm 1956.
  • Chữ nhàn - Thơ Nguyễn Công Trứ

    Chữ nhàn - Thơ Nguyễn Công Trứ

    So lao tâm lao lực[2] cũng một đoàn, Người trần thế muốn nhàn sao được. Nên phải lấy chữ "Nhàn" làm trước, Trời tiếc du, ta cũng xin nài.
  • Những cánh buồm - Thơ Hoàng Trung Thông

    Những cánh buồm - Thơ Hoàng Trung Thông

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Nhà thơ Hoàng Trung Thông được trao Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật đợt Một năm 2001 với các tác phẩm Quê hương chiến đấu, Mời trắng và Tuyển tập Hoàng Trung Thông. Những cánh buồm là bài thơ về ước mơ thống nhất hai miền Nam - Bắc của nhân vật cha và con trong những năm tháng gian khổ của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
  • Quê Hương - Thơ Giang Nam

    Quê Hương - Thơ Giang Nam

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Quê Hương là tác phẩm bất hủ của nhà thơ Giang Nam, được ông sáng tác tại Hòn Dù, Khánh Hòa, trong tâm trạng trào dâng khi ông nhận được hung tin "cô bé nhà bên" của ông đã bị giặc bắn*. Năm 2001, ông đã được trao Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật cho tập thơ Quê Hương, Hạnh phúc từ nay và Thành phố chưa dừng chân.
  • Tình Tháp Mười - Thơ Bảo Định Giang

    Tình Tháp Mười - Thơ Bảo Định Giang

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Nhà thơ Nam Bộ Bảo Định Giang có những sáng tác đậm tình đất và người sông nước Miền Tây quê hương ông. Bài thơ Tình Tháp Mười dưới đây rút từ Đường Giải Phóng, tập thơ được trao Giải thưởng Nhà Nước về Văn học Nghệ thuật đợt I năm 2001.
  • Bến Đò Ngày Mưa

    Bến Đò Ngày Mưa

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Bến đò ngày mưa là bài thơ của thi sĩ thị xã Bắc Giang Anh Thơ, rút từ tập Bức Tranh Quê. Đây tập thơ đầu tay của bà sáng tác khi còn rất trẻ nhưng đã trở thành một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của bà.
  • Lời mẹ dặn - Thơ Phùng Quán

    Lời mẹ dặn - Thơ Phùng Quán

    Chân Dung Kẻ Sĩ: "Lời mẹ dặn" cùng với "Chống tham ô lãng phí" là hai bài thơ nhà văn Phùng Quán viết năm 1957. Đây là nguyên nhân khiến ông bị kỷ luật, mất đi tư cách hội viên Hội Nhà văn Việt Nam và phải đi lao động cải tạo ở nhiều nơi. Từ đó cho tới thời kỳ đổi mới, Phùng Quán phải tìm cách xuất bản một số tác phẩm của mình dưới bút danh khác và câu cá ở Hồ Tây để kiếm sống. Vì thế, bạn bè văn nghệ mô tả cuộc đời ông thời kỳ này bằng sáu chữ: "cá trộm, rượu chịu, văn chui". 
  • Cuộc chia ly màu đỏ - Thơ Nguyễn Mỹ

    Cuộc chia ly màu đỏ - Thơ Nguyễn Mỹ

    Tôi nhìn thấy một cô áo đỏ Tiễn đưa chồng trong nắng vườn hoa Chân Dung Kẻ Sĩ: Cuộc chia ly màu đỏ là tác phẩm hay nhất và nổi tiếng nhất của nhà thơ Nguyễn Mỹ. Bài thơ, như một bộ phim hùng vĩ, có đại cảnh, có trung cảnh, có cận cảnh, có diễn viên... Nhà thơ Nguyễn Mỹ đã sắp xếp câu chữ, khiến chúng đứng bên nhau, chói sáng, để dù màn bạc mà chúng xuất hiện trên đó, dù đã tắt từ lâu, nhưng ánh sáng của nó thì để lại mãi mãi trong những người yêu thơ. Năm 2007, các tác phẩm thơ và tập ký Trận Quán Cau của nhà thơ Nguyễn Mỹ được Nhà nước trao Giải thưởng nhà nước về Văn học Nghệ thuật.
  • Đợi - Thơ Vũ Quần Phương

    Đợi - Thơ Vũ Quần Phương

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Tốt nghiệp Đại học Y khoa rồi làm bác sĩ 2 năm mới đi làm thơ, nhưng nhà thơ Vũ Quần Phương thực sự đã tạo được vị thế. Năm 2007, ông được Nhà Nước trao tặng Giải thưởng Nhà Nước về Văn học Nghệ thuật.