chan_dung-ke_si

Phát hiện khảo cổ có thể viết lại lịch sử văn minh nhân loại

14-08-2024 12:43:00
Lượt xem: 1003

Đánh giá

Chia sẻ

Chân Dung Kẻ Sĩ: Một phát hiện khảo cổ mới tại di chỉ Gobekli Tepe ở miền nam Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy rằng con người đã xây dựng được một cuốn lịch tương đối chính xác cách đây gần 13.000 năm. 

Tổng hợp: Kim Băng

Göbekli Tepe (‘Potbelly Hill’ trong tiếng Thổ Nhĩ Kỳ) là một trong những ví dụ sớm nhất được biết đến về các tòa nhà đá lớn do con người tạo ra được xây dựng đặc biệt cho các yêu cầu nghi lễ của những người xây dựng thời tiền sử.

Kiến trúc đồ sộ ấn tượng của nó được xây dựng bởi các nhóm thợ săn hái lượm trong thời kỳ đồ đá mới tiền gốm, giữa năm 9.600 và 8.200 trước Công nguyên.

Göbekli Tepe được phát hiện vào cuối thế kỷ trước trên những ngọn đồi nhìn ra Đồng bằng Harran.

Những tòa nhà tròn-hình bầu dục đồ sộ với những cột trụ nguyên khối hình chữ T đặc trưng tại Göbekli Tepe, Thổ Nhĩ Kỳ - Ảnh: Nico Becker,  Göbekli Tepe lưu trữ, Viện Khảo cổ học Đức

Địa điểm này nằm giữa thượng nguồn sông Euphrates và Tigris, cách thành phố Şanliurfa hiện đại khoảng 12 km về phía đông bắc. Vị trí này từng là Urfa cổ đại và được cho là nơi sinh của Tổ phụ Abraham trong Kinh thánh.

Các cuộc khai quật tại Göbekli Tepe, bắt đầu vào năm 1994, đã phát hiện ra bốn khu vực bao quanh hình tròn lớn và nhiều tòa nhà khác thường nhỏ hơn hình chữ nhật.

Mặc dù các nhà khảo cổ học ban đầu nghĩ rằng Göbekli Tepe chỉ là một trung tâm tôn giáo, nhưng các cuộc khai quật gần đây hơn cho thấy Göbekli Tepe cũng là một khu dân cư với các tòa nhà hình chữ nhật mà giới nghiên cứu suy đoán là nhà ở.

Nhà nghiên cứu Martin Sweatman thuộc Đại học Edinburgh (Anh) tháng trước đã công bố một báo cáo khoa học về một phát hiện khảo cổ ở di chỉ Gobekli Tepe (tỉnh Sanliurfa, đông nam Thổ Nhĩ Kỳ) mà ông cho là cuốn lịch sớm nhất của các nền văn minh nhân loại.

251925540_4200817440024943_6006002591543578883_n

Di chỉ khảo cổ Gobekli Tepe (Thổ Nhĩ Kỳ) niên đại khoảng 10.850 năm TCN. Ảnh: Rudaw Türkçe

Ông Sweatman phát hiện những biểu tượng hình chữ V trên một trụ đá tại di chỉ Gobekli Tepe có thể tương trưng cho các ngày. Theo đó, cuốn lịch được khắc trên trụ đá gồm 365 ngày, bao gồm 12 tháng âm theo lịch mặt trời, cùng với 11 ngày bổ sung.

Các biểu tượng chạm khắc trên cho thấy “người xưa có thể ghi lại quan sát của họ về mặt trời, mặt trăng và các chòm sao dưới dạng một cuốn lịch được tạo ra để theo dõi thời gian và đánh dấu sự thay đổi của các mùa”, ông Sweatman nói.

Cột 43 trong Khu vực D, Göbekli Tepe - ảnh: Alistair Coombs.

Ngoài ra, trên trụ đá còn có các biểu tượng đại diện cho một chòm sao, trong khi một số biểu tượng khác được phát hiện trong di chỉ Gobekli Tepe có thể đại diện cho các vị thần.

Chỉ mới có một phần di chỉ Gobekli Tepe được khai quật. Nhờ phương pháp xác định niên đại bằng đồng vị carbon, một khu vực rộng khoảng 30 mét được cho là đã tồn tại từ khoảng 9.530 năm TCN, theo trang tin Sci.news.

Điều này có nghĩa là khu vực khảo cổ này là tàn tích của những công trình nhân tạo lâu đời nhất từng được tìm thấy. Chúng đã được xây dựng trước quần thể tượng đài cự thạch Stonehenge (Anh) tới 6 thiên niên kỷ.

Ảnh chi tiết về trung tâm của Cột 43 tại Göbekli Tepe - ảnh: Martin B. Sweatman

Nhà nghiên cứu Sweatman lưu ý rằng, niên đại của khu vực tương ứng với giai đoạn nằm giữa thời đại đồ đá cũ và đồ đá mới, khi khí hậu ở bán cầu Bắc tăng vọt sau hơn 1.200 năm “gần như băng hà” của thời kỳ Younger Dryas.

Vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu để xác định giai đoạn con người sinh sống tại Gobekli Tepe, song ông Sweatman suy đoán di chỉ này có niên đại gần với thời kỳ Younger Dryas cách đây 13.000 năm (khoảng 10.850 năm TCN).

Trên cơ sở đó, nhà nghiên cứu cho rằng cuốn lịch trên trụ đá tại Gobekli Tepe có thể trở thành cuốn lịch sớm nhất của lịch sử văn minh nhân loại, sớm hơn khoảng 10.000 năm so với những ghi chép về thời gian (khoảng 150 năm TCN) đã được phát hiện tại Hy Lạp. Ông Sweatman tin rằng phát hiện này có thể viết lại dòng thời gian về các nền văn minh của loài người.

Đây không phải lần đầu tiên nhà nghiên cứu Swaetman công bố những phát hiện khảo cổ ở Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, The New York Times lưu ý rằng vẫn còn nhiều tranh cãi xoay quanh các nghiên cứu này, cũng như liên quan tới các mốc thời gian của thời kỳ Younger Dryas.

Theo sci.news

Bài liên quan