chan_dung-ke_si

Ông Đồ - Thơ Vũ Đình Liên

06-02-2024

Lượt xem 1670

Đánh giá 1 lượt đánh giá

Chia sẻ

  Vũ Đình Liên

Ông Đồ - Thơ Vũ Đình Liên

Ông Đồ trên phố Hà Nội - Ảnh chụp Tết năm 1929

Ông đồ là bài thơ tiêu biểu nhất cho hồn thơ giàu thương cảm của Vũ Đình Liên. Tuy sáng tác thơ không nhiều nhưng chỉ với bài Ông đồ, Vũ Đình Liên đã có vị trí xứng đáng trong phong trào Thơ mới. Ông đồ là người dạy học chữ nho xưa. Nhà nho xưa nếu không đỗ đạt làm quan thì thường làm nghề dạy học, gọi là ông đồ, thầy đồ. Mỗi dịp Tết đến, ông đồ thường được nhiều người thuê viết chữ, câu đối để trang trí trong nhà. Nhưng từ khi chế độ thi cử phong kiến bị bãi bỏ, chữ nho không còn được trọng, ngày Tết không mấy ai sắm câu đối hoặc chơi chữ, ông đồ trở nên thất thế và bị gạt ra lề cuộc đời. Từ đó, hình ảnh ông đồ chỉ còn là, lời Vũ Đình Liên: “cái di tích tiều tuỵ đáng thương của một thời tàn” .

Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực Tàu, giấy đỏ
Bên phố đông người qua

Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài:
“Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa, rồng bay”

Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu...

Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay

Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?

1936

Đăng trên báo Tinh hoa.

 

Nguồn:
1. Hoài Thanh, Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam, NXB Văn học, 2007
2. Phạm Thanh, Thi nhân Việt Nam hiện đại (quyển hạ), NXB Xuân Thu tái bản, 1990
3. Tinh tuyển văn học Việt Nam (tập 7: Văn học giai đoạn 1900-1945), Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, NXB Khoa học Xã hội, 2004
4. Tổng tập văn học Việt Nam, tập 25, NXB Khoa học Xã hội, 2000, trang 316

Bài liên quan
  • Chữ nhàn - Thơ Nguyễn Công Trứ

    Chữ nhàn - Thơ Nguyễn Công Trứ

    So lao tâm lao lực[2] cũng một đoàn, Người trần thế muốn nhàn sao được. Nên phải lấy chữ "Nhàn" làm trước, Trời tiếc du, ta cũng xin nài.
  • Những cánh buồm - Thơ Hoàng Trung Thông

    Những cánh buồm - Thơ Hoàng Trung Thông

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Nhà thơ Hoàng Trung Thông được trao Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật đợt Một năm 2001 với các tác phẩm Quê hương chiến đấu, Mời trắng và Tuyển tập Hoàng Trung Thông. Những cánh buồm là bài thơ về ước mơ thống nhất hai miền Nam - Bắc của nhân vật cha và con trong những năm tháng gian khổ của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
  • Quê Hương - Thơ Giang Nam

    Quê Hương - Thơ Giang Nam

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Quê Hương là tác phẩm bất hủ của nhà thơ Giang Nam, được ông sáng tác tại Hòn Dù, Khánh Hòa, trong tâm trạng trào dâng khi ông nhận được hung tin "cô bé nhà bên" của ông đã bị giặc bắn*. Năm 2001, ông đã được trao Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật cho tập thơ Quê Hương, Hạnh phúc từ nay và Thành phố chưa dừng chân.
  • Tình Tháp Mười - Thơ Bảo Định Giang

    Tình Tháp Mười - Thơ Bảo Định Giang

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Nhà thơ Nam Bộ Bảo Định Giang có những sáng tác đậm tình đất và người sông nước Miền Tây quê hương ông. Bài thơ Tình Tháp Mười dưới đây rút từ Đường Giải Phóng, tập thơ được trao Giải thưởng Nhà Nước về Văn học Nghệ thuật đợt I năm 2001.
  • Bến Đò Ngày Mưa

    Bến Đò Ngày Mưa

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Bến đò ngày mưa là bài thơ của thi sĩ thị xã Bắc Giang Anh Thơ, rút từ tập Bức Tranh Quê. Đây tập thơ đầu tay của bà sáng tác khi còn rất trẻ nhưng đã trở thành một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của bà.
  • Lời mẹ dặn - Thơ Phùng Quán

    Lời mẹ dặn - Thơ Phùng Quán

    Chân Dung Kẻ Sĩ: "Lời mẹ dặn" cùng với "Chống tham ô lãng phí" là hai bài thơ nhà văn Phùng Quán viết năm 1957. Đây là nguyên nhân khiến ông bị kỷ luật, mất đi tư cách hội viên Hội Nhà văn Việt Nam và phải đi lao động cải tạo ở nhiều nơi. Từ đó cho tới thời kỳ đổi mới, Phùng Quán phải tìm cách xuất bản một số tác phẩm của mình dưới bút danh khác và câu cá ở Hồ Tây để kiếm sống. Vì thế, bạn bè văn nghệ mô tả cuộc đời ông thời kỳ này bằng sáu chữ: "cá trộm, rượu chịu, văn chui". 
  • Cuộc chia ly màu đỏ - Thơ Nguyễn Mỹ

    Cuộc chia ly màu đỏ - Thơ Nguyễn Mỹ

    Tôi nhìn thấy một cô áo đỏ Tiễn đưa chồng trong nắng vườn hoa Chân Dung Kẻ Sĩ: Cuộc chia ly màu đỏ là tác phẩm hay nhất và nổi tiếng nhất của nhà thơ Nguyễn Mỹ. Bài thơ, như một bộ phim hùng vĩ, có đại cảnh, có trung cảnh, có cận cảnh, có diễn viên... Nhà thơ Nguyễn Mỹ đã sắp xếp câu chữ, khiến chúng đứng bên nhau, chói sáng, để dù màn bạc mà chúng xuất hiện trên đó, dù đã tắt từ lâu, nhưng ánh sáng của nó thì để lại mãi mãi trong những người yêu thơ. Năm 2007, các tác phẩm thơ và tập ký Trận Quán Cau của nhà thơ Nguyễn Mỹ được Nhà nước trao Giải thưởng nhà nước về Văn học Nghệ thuật.
  • Đợi - Thơ Vũ Quần Phương

    Đợi - Thơ Vũ Quần Phương

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Tốt nghiệp Đại học Y khoa rồi làm bác sĩ 2 năm mới đi làm thơ, nhưng nhà thơ Vũ Quần Phương thực sự đã tạo được vị thế. Năm 2007, ông được Nhà Nước trao tặng Giải thưởng Nhà Nước về Văn học Nghệ thuật.
  • Nhớ Bắc - Thơ Huỳnh Văn Nghệ

    Nhớ Bắc - Thơ Huỳnh Văn Nghệ

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Nhà thơ Huỳnh Văn Nghệ được người đời sau gọi là Thi tướng rừng xanh, do ông vừa làm thơ hay lại cầm quân giỏi, với những trận đánh vang dội tiêu diệt quân Pháp ở chiến trường Miền Đông. Năm 2007, ông được Nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật cho các tác phẩm Chiến khu xanh, Bên bờ sông xanh, Rừng thẳm sông dài. Tới năm 2010, ông được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
  • Dừa ơi - Thơ Lê Anh Xuân

    Dừa ơi - Thơ Lê Anh Xuân

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Nhà thơ Bến Tre Lê Anh Xuân (Ca Lê Hiến) được rất nhiều người yêu mến qua các bài thơ nặng tình với non sông đất nươc như; - Dáng đứng Việt Nam, Nguyễn Văn Trỗi, Trở về quê nội và Dừa Ơi. Năm 2001 nhà thơ Lê Anh Xuân được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật. Năm 2011, ông được Nhà nước Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
    Dừa ơi dừa! Người bao nhiêu tuổi/ Mà lá tươi xanh mãi đến giờ/ Tôi nghe gió ngàn xưa đang gọi/ Xào xạc lá dừa hay tiếng gươm khua.