chan_dung-ke_si

NGƯỜI TỊ NẠN - Truyện ngắn Lê Vĩnh Hòa

13-10-2023

Lượt xem 1913

Đánh giá 2 lượt đánh giá

Chia sẻ

  Lê Vĩnh Hòa

NGƯỜI TỊ NẠN - Truyện ngắn Lê Vĩnh Hòa

Trưởng chi thông tin quận My Xuyên có bộ mặt tai tái như mặt đàn bà đau máu. Lúc nói năng, hắn ta ít khi nào để cho cặp giò được yên chỗ. Đó là cái thói quen còn sót lại của thời kỳ hắn đi theo gánh hát Sơn Đông đại lý lưu động cho nhà thuốc Thảo Nam Sơn chuyên trị các chứng bệnh phong tê bại xuội. Dấu vết của thời kỳ đó còn rõ hơn ở chỗ mỗi khi chấm dứt câu nói, hắn thường khuỳnh hai chưn ra, năm đầu ngón tay chúm lại dường như đang cầm một cái hộp tưởng tượng đưa thẳng lên trời. Vì, dù bỏ nghề đã lâu, anh ta vẫn tưởng cứ mỗi lần nói xong là phải cầm hộp thuốc Thảo Nam Sơn đưa cao lên để cho “chư quân nhìn kỹ kẻo lầm thứ giả mạo”.
Tại đại hội thông tin tâm lý chiến toàn tỉnh Ba Xuyên, anh ta đã được tên giám đốc chiến tranh tâm lý từ Sài Gòn xuống dự hội, cực lực đề cao cho là người có nhiều khả năng và sáng kiến về tuyên truyền hơn hết trong số các cán bộ có mặt. Anh ta thật không ngờ cái nghề hát Sơn Đông, chuyên nói phét để bán thuốc cao đơn hoàn tán, nó lại giúp cho nghiệp vụ thông tin của chánh phủ cộng hòa này nhiều kinh nghiệm tốt đến như vậy.
Mấy hôm nay anh ta đang chạy tháo mổ hôi để chuẩn bị cuộc lễ. Dĩ nhiên là nếu mỗi ngày cứ cho chiếc xe thông tin đi rao: tháng này có hai ngàn Việt cộng về với “quốc gia”, tháng khác có mươi ngàn dân chúng trốn khỏi vùng cộng sản… mà chẳng ai được thấy mặt mũi cụ thể ra sao thì cũng thật là chán ngắt.
Phải có sáng kiến mới! Chính là trưởng chi thông tin Mỹ Xuyên đã nêu ra sáng kiến đó và bây giờ thì mọi việc đều xong xuôi, chỉ còn đợi ngày khai mạc.
*
Hai mươi ba tên công an chánh ngạch và chỉ điểm viên được phân bố rải rác từ Cầu Sắt tới Lò Heo tận hồi nửa đêm để dòm hành và sục sạo người đi dự lễ.
Ba mươi hai tên lính dàn hầu, một đội kèn đồng và hai tên lính đánh trống chực sẵn trước cổng trường nam tiểu học từ hồi mờ mờ đất.
Đúng chín giờ sáng, đoàn xe ngừng trước cổng. Sau một tiếng hô dậy đất, kèn thổi tò te, trống đánh cà rụp cà rừng inh tai điếc óc. Đi đầu là tên cố vấn chánh trị Mỹ chuyên trách về vấn đề “bình định” cao lêu nghêu như con sếu. Đại úy quận trưởng, quân phục đại lễ, tay cầm “can” ngắn, chạy lạch bạch theo sau. Kế bên là phó quận phụ tá hành chánh mang bộ mặt nhăn nhó kinh niên. Rồi tới trưởng chi công an đầu cúi gằm gằm, lì lịt. Sau đó là linh tinh bát nháo một bầy thợ chụp hình, phóng viên lượm tin vặt, phái viên đài tiếng nói Ba Xuyên và một lô công chức vô công rồi nghề, từ tên nữ trợ tá quân đội mặc váy nhà binh cụt ngủn để lòi hai ống chưn đầy thẹo ghẻ giang mai cho tới tên phán già ghiền á phiện vừa đi vừa ho khù khụ.
Từ đầu sân, trưởng chi thông tin cúi rạp mình chào mời “quan khách” vào an tọa.
Ngoài rào, con nít đứng chàng hảng chống tay vào háng tò mò nhìn vô, cười hô hố.
Trưởng chi thông tin hất hàm ra lệnh. Cánh cửa lớp năm từ sáng đến giờ vẫn đóng kín bỗng mở toang ra. Mười mấy tên “tị nạn” bị nhốt lâu nực nội lấy cùi chỏ thúc nhau chen lấn bước ra ngoài.
– Thưa quý vị, thưa toàn thể đồng bào, đây là những người từng biết rõ cộng sản, đã sống chung với cộng sản, nhưng cuối cùng vì không chịu nổi cảnh áp bức nên đã trốn về vùng tự do. Xin trân trọng giới thiệu…
Tên trưởng chi cao giọng sủa vào máy phóng thanh. Cố vấn Mỹ mặt đỏ gay, mắt xanh lè như mắt mèo bước tới, đưa tay lên gần vai một tên “tị nạn” đang đứng khúm núm trước mặt nó, cho đám thợ chụp hình châu máy vào bóp tí ta tí tách. Xong, nó vội rút tay lại thọc sâu vào túi quần. Quận trưởng đứng lên, mở tờ giấy đánh máy ra, trịnh trọng được lời “hiểu dụ”.
Đang lúc ấy bỗng có tiếng một người đàn bà kêu lên the thé:
– Thầy đội Rỗ!
Một tên “tị nạn” cao lớn rỗ mặt, giựt mình đánh thót, lủi sâu vô trong đám kia, nghiêng đầu một bên giả bộ đang chăm chú lắng nghe diễn thuyết.
Người đàn bà tay bưng rổ hẹ đã chen qua khỏi đám con nít. Trưởng chi thông tin hai tay chắp để trước bụng đang nghiêng mặt ngó thẳng tới trước chợt nghe lạo xạo, quay lại và kêu hốt hoảng:
– Trật tự, chị kia!
Nhưng chị đã lướt được tới sát hàng rào cảnh sát, vừa thở hào hển vừa gọi lớn:
– Nè ông đội Rỗ! Bộ ông tưởng ông bận đồ bà ba đen rồi tôi nhìn mặt ông không được sao?
– Ê, con mẹ ba trợn, giữ trật tự chớ.
– Trật tự cái con khỉ mốc! Thiếu tiền bún của người ta hứa đầu tháng lãnh lương trả, bây giờ tính đi “tị nạn” ở đâu, mai chiều ai biết ngả nào mà theo đòi!
Qua mấy phút ngạc nhiên, chưng hửng, toàn khu sân lễ, người ta chỉ còn nghe tiếng cười sặc sụa, tiếng quát tháo của cảnh sát, tiếng cãi cọ của người đàn bà, tiếng chửi rủa tục tằn, tiếng giày đi vội vã, tiếng xe nổ máy ầm ĩ ngoài đường.
Còn lại trong sân, tô hô chỉ có “ông trưởng chi thông tin” quận Mỹ Xuyên kiêm trưởng ban tổ chức đứng chết sững như trời trồng, bộ mặt chai ngắt sượng sùng đến mức không còn sách vở văn chương nào diễn tả nổi…

L.V.H

Bài liên quan
  • BẾN ĐỢI CHỒNG – Truyện ngắn Nguyễn Thị Châu Giang

    BẾN ĐỢI CHỒNG – Truyện ngắn Nguyễn Thị Châu Giang

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Nhiên cất tiếng hát "Ơi chàng ơi chim có bạn có bầy, thuyền có bến có sông sao lại để em năm canh gối chiếc chăn đơn đợi chàng... "
  • HAI NGƯỜI BẠN – Truyện ngắn Khái Hưng

    HAI NGƯỜI BẠN – Truyện ngắn Khái Hưng

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Hai người bạn là truyện ngắn của nhà văn Khái Hưng, in trong tập truyện ngắn Hạnh, Đời nay xuất bản năm 1940.
  • CÁI ĐÈN LỒNG – Truyện ngắn Vũ Bằng

    CÁI ĐÈN LỒNG – Truyện ngắn Vũ Bằng

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Vũ Bằng hoạt động sôi nổi trong lĩnh vực báo chí từ những năm 1930-1940 khi tuổi đời còn rất trẻ. Ông là chủ bút tờ Tiểu Thuyết Thứ Bảy, thư ký tòa soạn tờ Trung Bắc Chủ Nhật khi mới hơn hai mươi tuổi. Khi Nhật-Pháp so kè với nhau chiếm nước ta, dưới áp lực kinh người của những kẻ xâm lược, Vũ Bằng vẫn giữ tư thế của tờ Trung Bắc Chủ Nhật là phục vụ người Việt, vì quốc gia dân tộc, khiến cả chính quyền Pháp và Nhật đều phải kiêng nể.  Trước 1945, Vũ Bằng nổi tiếng trong việc giúp đỡ các nhà văn khác cả tiền bạc lẫn kinh nghiệm viết lách. Rất nhiều nhà văn nhận những lời khuyên của Vũ Bằng sau này đều trở thành những nhà văn lớn của Việt Nam. Thế nhưng, một thời gian dài kể từ khi Vũ Bằng di cư vào Nam năm 1954, các tác phẩm của ông biến mất không còn dấu vết, không được nhắc tới trong nhà trường, bị đưa vào danh mục cấm do cái tiếng "dinh tê, về thành", nhà văn "quay lưng lại với Kháng chiến"... gây ra. Ông lâm trọng bệnh và mất ở TP. Hồ Chí Minh năm 1984 trong cảnh vô cùng túng thiếu. Mãi sau này, ông mới được minh oan rằng không phải ông quay lưng với kháng chiến mà là ông đã nhận nhiệm vụ hoạt động bí mật trong giới trí thức nội thành từ năm 1952 và vào Nam năm 1954 theo lệnh của tổ chức. Tháng 3 năm 2000, Cục Chính trị thuộc Tổng cục 2 - Bộ Quốc phòng Việt Nam đã có văn bản xác nhận nhà văn Vũ Bằng là chiến sĩ quân báo.
  • ÔNG NỘI VÀ ÔNG NGOẠI – Truyện ngắn Xuân Quỳnh

    ÔNG NỘI VÀ ÔNG NGOẠI – Truyện ngắn Xuân Quỳnh

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ hàng đầu của Việt Nam nửa cuối thế kỷ XX, sức ảnh hưởng của Xuân Quỳnh lớn tới nỗi Google từng vinh danh bà trên trang chủ của họ vào năm 2019. Là nhà thơ nên tất nhiên bà nổi tiếng về thơ và hầu như khó tìm được ai không biết bài Thuyền và Biển của bà. Nhưng Xuân  Quỳnh cũng viết văn và viết rất nhiều truyện cho thiếu nhi, truyện Ông nội và ông ngoại dưới đây là một trong số đó.
  • LỜI NGUYỀN - Truyện ngắn Khái Hưng

    LỜI NGUYỀN - Truyện ngắn Khái Hưng

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Lời Nguyền là truyện ngắn của nhà văn Khái Hưng, viết về quãng thời gian ông bị thực dân Pháp bắt tại Hà Nội (1941) và đưa lên giam giữ tại trại giam Vụ Bản, Châu Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình. Truyện được xem là một trong những tác phẩm xuất sắc cuối cùng của nhà văn Khái Hưng. 
  • CHÙA ĐÀN III. - MƯỠU CUỐI - Truyện ngắn Nguyễn Tuân

    CHÙA ĐÀN III. - MƯỠU CUỐI - Truyện ngắn Nguyễn Tuân

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Mưỡu Cuối được nhà văn Nguyễn Tuân viết năm 1946, đặt làm Phần cuối và đem đi xuất bản ở Quốc Văn với tên Chùa Đàn. Với Tâm sự của nước độc, Nguyễn Tuân băng băng trèo lên đỉnh đèo văn, còn với Chùa Đàn, ông bồng bềnh trôi, chưa mỏi gối nhưng đã không còn đỉnh đèo nào để leo nữa.
  • CHÙA ĐÀN - II. TÂM SỰ CỦA NƯỚC ĐỘC - Truyện ngắn Nguyễn Tuân

    CHÙA ĐÀN - II. TÂM SỰ CỦA NƯỚC ĐỘC - Truyện ngắn Nguyễn Tuân

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Phần II của Chùa Đàn, được nhà văn Nguyễn Tuân viết năm 1945 có tên Tâm sự của nước độc. Truyện có phần đề từ lấy trong Chữ Nhàn, một bài hát nói của Nguyễn Công Trứ; “Ai hay hát mà ai hay nghe hát”. Trong Chùa Đàn, truyện được sắp xếp thành phần II. Nhà văn Khái Hưng và một số nhà văn khác cho rằng, (việc) Nguyễn Tuân viết thêm Dựng và Mưỡu Cuối, đã làm hỏng mất sự toàn bích một tác phẩm tuyệt mỹ.
  • CHÙA ĐÀN - DỰNG - Tuyện ngắn Nguyễn Tuân

    CHÙA ĐÀN - DỰNG - Tuyện ngắn Nguyễn Tuân

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Chùa Đàn được xem là tác phẩm hội tụ những gì tinh hoa nhất của nhà văn Nguyễn Tuân do Quốc Văn xuất bản năm 1946 tại Hà Nội. Chùa Đàn bắt đầu từ truyện ngắn Tâm sự của nước độc trong loạt truyện kinh dị Yêu Ngôn ông đăng trên các báo thời bấy giờ. Đến năm 1946, để phù hợp với diễn biến thời cuộc, ông viết thêm hai phần bổ sung, đặt làm phần Một và Ba, Tâm sự của nước độc trở thành phần Hai của tác phẩm.
    Dù là tác phẩm hay nhất của Nguyễn Tuân, nhưng Chùa Đàn đã bị đánh giá thấp do các yếu tốc ma quái kì dị đầy màu sắc tâm linh của nó. Kể từ lần in năm 1946 và sau đó được Tân Việt tái bản ở Sài Gòn* năm 1947, đến tận năm 1981, Chùa Đàn vẫn không được nhà xuất bản đưa vào tuyển tập của ông. Điều này đã khiến Nguyễn Tuân buồn bã đến nỗi; "Tôi tiếc cái Chùa Đàn quá. Họ cắt cái Chùa Đàn khỏi tuyển tập này, cũng giống như cắt cái gan ra khỏi bụng tôi".
    Đến năm 1999, Chùa Đàn mới được in trở lại trong tập Yêu Ngôn do nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh thực hiện. Ngày nay Chùa Đàn không những đã được xuất bản, mà còn được chuyển thể sang nhiều loại hình nghệ thuật khác như kịch nói, cải lương, phim điện ảnh. Ở mảng điện ảnh, Chùa Đàn được dựng thành bộ phim khá nổi tiếng Mê Thảo – thời vang bóng do đạo diễn Việt Linh thực hiện.
  • NGÕ LỖ THỦNG – Trung Trung Đỉnh Phần cuối

    NGÕ LỖ THỦNG – Trung Trung Đỉnh Phần cuối

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Phần cuối của Ngõ lỗ thủng, tác phẩm dựa trên những ký ức, sự kiện và nhân vật có thật của nhà văn Trung Trung Đỉnh, về một con ngõ quanh co gần phố Vân Hà của Hà Nội thời đất nước đang chuyển mình những năm 1980. Truyện, cùng với Tiễn biệt những ngày buồn, đã được Đài truyền hình Việt Nam chuyển thể thành phim truyền hình 29 tập Ngõ Lỗ Thủng, và dù, ông viết lời cho ca khúc trong phim, nhưng ông lại chả biết bộ phim ấy thế nào, vì ông bảo không xem phim.
  • NGÕ LỖ THỦNG – Trung Trung Đỉnh Phần 1

    NGÕ LỖ THỦNG – Trung Trung Đỉnh Phần 1

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Ngõ lỗ thủng của Trung Trung Đỉnh dựa trên ký ức của những sự kiện, nhân vật có thật của chính nhà văn, về một con ngõ quanh co gần phố Vân Hà của Hà Nội thời đất nước đang chuyển mình những năm 1980. Truyện, cùng với Tiễn biệt những ngày buồn, đã được Đài truyền hình Việt Nam chuyển thể thành phim truyền hình 29 tập Ngõ Lỗ Thủng, và dù, ông viết lời cho ca khúc trong phim, nhưng ông lại chả biết bộ phim ấy thế nào, vì ông bảo không xem phim.