chan_dung-ke_si

MÙA GỤ - Truyện thiếu nhi Trần Tâm

30-09-2024

Lượt xem 1432

Đánh giá 1 lượt đánh giá

Chia sẻ

  Trần Tâm

MÙA GỤ - Truyện thiếu nhi Trần Tâm

Chân Dung Kẻ Sĩ: Mùa Gụ là truyện ngắn trong tập Ngày mai sẽ nắng của nhà văn Trần Tâm, Nxb Kim Đồng in năm 2002.

Mùa gụ tới khi hàng phượng ven làng bắt đầu đơm nụ . Bọn chúng tôi nô nức tìm những cây cành có thể đẽo được gụ là chặt. Những khúc gỗ ổi, nhãn, bòng… Những gốc găng, gốc sầm qua tay chúng tôi biến thành gụ chỉ sau vài giờ. Chúng tôi xuống biển tìm những đinh thuyền han, ra bãi rác kiếm những đoạn thép gỉ về nhà kỳ cạch mài mài gõ gõ làm thành hàng nắm chân đinh. Những tiếng vu vu của gụ ổi, veo veo của gụ găng, rao rao của gụ nhãn, vù vù của gụ sầm… trở thành nỗi nhớ suốt mấy tháng trời. Gỗ bòng dễ đẽo nhất, lại đẹp. Màu vàng của nó tươi tắn, mịn như mỡ nhưng thớ mềm, đánh không kêu, dăm ba ngày là chân đinh long ra hoặc gụ vỡ toác. Gỗ nhãn vừa cứng vừa dẻo dai, thớ xoắn xuýt lấy nhau. Nhất là những con ngâm vào bùn từ  mùa trước, đen bóng như sừng. Khi chơi không hề bị chẻ, bị  cắm chỉ tội hay nứt và rất khó đẽo. Găng hiếm có cây to. Chọn đoạn gốc bằng bắp tay đã khó. Chặt lôi được nó không phải dễ dàng. Chỉ có ổi. Những cành ổi to, chúng tôi hạ xuống, đẽo tươi, đóng đinh ngay. Gụ ổi xoắn dai, không mấy khi vỡ. Mỗi đứa thường đẽo được nhiều kiểu. Gụ trứng trông như quả trứng vịt, chân cao nghều, lập bập, chưa quay đã chực ngã. Gụ vú có cái bìu phía dưới, quay ỏn ẻn như người làm dáng hay kẻ đói cơm. Gụ sào, đầu dài lêu nghêu như chiếc mũ của ông già tuyết, vừa quay vừa chạy, lộc ngà lộc ngộc. Lúc quay bằng chân, lúc quay bằng đầu. Lúc nào cũng hấp tấp nhất là khi đánh trên nền đất cứng. Gụ đầu lâu phía trên có đầu tròn như hòn bi ve, được bôi xanh đỏ. Nó quay hăm hở hăng hái như người bất chấp. Gụ găng nhỏ như cái chén hạt mít thủ thà thủ thỉ. Gụ bát to như cái bát ăn cơm, hùng hổ nhưng anh hùng rơm. Chúng tôi cắt vụng dây võng thắt nút một đầu. Đầu kia xỏ đồng năm xu vào, vuốt ngược. Vẽ vòng xuống đất. Dăm ba đứa một vòng như thế. Oẳn tù tì. Đứa nhất được đánh. Những đứa khác để gụ giữa vòng. Đứa đánh có thể lai gụ từ trong vòng ra. Lai thế nào cũng phải còn một con trong vòng là ít nhất. Nếu ra hết phải nhặt gụ để lại. Nếu gụ được đánh ngầu trong vòng, cả bọn có quyền dùng chân dập nên phải bắt nhanh. Đánh gụ chết (không ngầu) thì lại nằm cho bọn ở trong vòng dậy đánh. 

Chúng tôi giao hẹn với nhau đã thành lệ. Cắm gụ lấy gụ, chẻ gụ lấy đinh. Đẽo gụ và tìm đinh không khó nhưng gụ bị cắm, bị chẻ thì tức lắm. Bạn bè cười cợt, trêu chọc cho rất lâu. Chơi như thế chân đinh phải sắc, to mới mong chẻ hoặc cắm sâu vào gụ trong vòng. Đứa đánh vát, đứa đánh bổ. Đánh vát chắc nhưng khó chẻ sâu. Đánh bổ mạnh nhưng gụ thường ngầu trong vòng, dễ bị dập chết. Vậy nên, chúng thường liên kết. Đứa bổ chết nhờ đứa đánh vát lai ra. Con nào nằm lâu gọi là bị ngâm. Nhiều đứa bị ngâm đến sốt ruột, chờ được đánh mỏi cả mắt. Những tiếng xuýt xoa khi gụ bị đánh bị bổ làm da thịt nổi rôm nổi ngứa lên. Những con gụ chạy xoe xoé tưởng như cày đất. Sau mỗi cuộc, nhất là những cuộc vào phe cánh với nhau, gụ đứa nào đứa ấy xây xát. Có con vỡ dở dang, bỏ thì tiếc, để chơi lại xấu hổ. Chúng rủ nhau, hẹn nhau tìm gỗ đẽo con khác chắc hơn, to hơn hoặc chân đinh sắc hơn.

      Để tránh bị rầy la khi chặt cây vườn nhà, chúng tôi men theo những ngọn đồi xoải tìm cây sầm. Sầm là loại cây bụi, lá nhỏ, vỏ thân nứt nẻ thành vệt chồng chéo. Đẽo gụ bằng gỗ sầm dễ. Gụ không bao giờ vỡ vì thớ nó xoắn vặn. Có đứa đẽo con gụ to như bát đựng canh, chân đinh tòe ra bằng ba ngón tay. Giơ gụ ấy ra, nhiều đứa hãi, không dám chơi nữa. Tôi thừa biết gụ ấy chỉ doạ được thôi. Đánh đã khó mà nó ngầu rất ít, thường chỉ ngoáy cháo và khi bị ngâm, thân xác nó to làm mồi cho chân đinh các con khác cắm vào.

    Ngoài cách đánh vát đánh bổ còn cách đánh thả. Đánh thả thường chỉ biểu diễn. Có con bé bằng đốt ngón tay. Có con to như quả cam chanh còn thường thau tháu như quả găng, quả ổi. Thằng Bài được chúng tôi phục lăn nhờ đẽo gụ thả. Muốn ngầu lâu, chân đinh phải tròn, gụ phải cân đối đến nỗi có muốn dùng thước, dùng dây kiểm tra cũng khó thấy sai sót. Nó khoe thả gụ trước lúc đi ngủ vậy mà khi mẹ nó gọi dậy, gụ vẫn còn quay. Chắc nó nói khoác nhưng có lần, tôi đã chứng kiến nó thả rồi vào ăn cơm. Ăn xong, nó ra. Gụ vẫn còn ngầu từng vòng đều đều. Nhìn qua ngỡ nó cắm chân đinh xuống đất vì không thấy động đậy.

     Hôm thằng Bắc giơ con gụ bát ra doạ chơi không ngờ gặp thằng Nhã. Nó đồng ý. Gụ thằng Bắc bổ vào gụ Nhã một nhát toác ra như người chẻ. Thằng Nhã mồ hôi nhễ nhại, mặt đỏ bừng vì xấu hổ nhìn thằng Bắc đắc thắng, cười hềnh hệch, gỡ chân đinh ra, cho vào túi. Gụ nó bằng gỗ bòng mới đẽo, vàng như nước hoa hoè loãng. Chẳng nói chẳng rằng, Nhã lủi về. Chúng tôi tiếp tục chơi. Đến lúc gụ thằng Bắc phải nằm thì một nhát dao dựa bổ xuống. Chúng tôi la hét, chạy tán loạn. Bắc chưa kịp phản ứng, Nhã đã xách dao chạy, vừa chạy vừa gỡ gụ, vất trả lại.

     Vì nhát dao ấy mà mùa hoa phượng hết. Những cuộc đánh gụ lẻ tẻ dần rồi thôi. Nhã bỏ học ba ngày mới dám rụt rè trở lại lớp. Mùa gụ cũng bắt đầu tàn nhường chỗ cho mùa bi, mùa bóng. Chúng tôi lớp lớp theo nhau vịn vào những mùa mưa nắng ấy, lớn dần lên.

                                                                                              T.T

Bài liên quan
  • XÓM CHUỒNG NGỰA – Truyện ngắn Nguyễn Đức Sơn

    XÓM CHUỒNG NGỰA – Truyện ngắn Nguyễn Đức Sơn

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Nhà văn Nguyễn Đức Sơn (bút danh Sao Trên Rừng - 1937-2020), một trong ba kỳ nhân của làng văn, tức ba người có cá tính kỳ dị bậc nhất làng văn, gồm Nguyễn Đức Sơn, Bùi Giáng, Phạm Công Thiện. Về tài năng, giới văn chương xếp Nguyễn Đức Sơn cùng với Bùi Giáng, Thanh Tâm Tuyền, Tô Thuỳ Yên là tứ trụ thi ca miền Nam. Đang học Đại học Văn khoa Sài Gòn, Nguyễn Đức Sơn nghỉ ngang và tuyên bố: "Nếu trường Đại học Văn khoa Sài Gòn sản sinh ra được một nhà văn nhà thơ nổi tiếng tôi xin chịu chặt đầu." Năm 1979, Nguyễn Đức Sơn đưa vợ con lên đồi Phương Bối, Bảo Lộc, Lâm Đồng lập nghiệp. Trên quả đồi do nhà sư Nhất Hạnh tặng, ông trải qua bốn mươi năm cùng vợ con sống như những sơn nhân. Năm 2020, ông ra đi và để lại cho Bảo Lộc một đồi thông Phương Bối tuyệt đẹp rộng 15ha do chính tay ông trồng, canh giữ, và thậm chí đổ máu để bảo vệ.
  • NGÔI ĐỀN VÀ ÔNG GIÀ CÂM - Truyện ngắn Trần Tâm

    NGÔI ĐỀN VÀ ÔNG GIÀ CÂM - Truyện ngắn Trần Tâm

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Ngôi đền và ông già câm là truyện ngắn trong tập truyện Khuyển Đế của nhà văn Trần Tâm xuất bản năm 2017.
  • SỐNG NHỜ - Mạnh Phú Tư - Phần cuối

    SỐNG NHỜ - Mạnh Phú Tư - Phần cuối

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Sống Nhờ là tác phẩm của nhà văn Mạnh Phú Tư in trên Phổ Thông Bán Nguyệt San năm 1942. Giữa những nhà văn hiện thực xuất sắc khác trước năm 1945, Mạnh Phú Tư tạo ra một thế giới riêng với các tác phẩm cất lên tiếng nói phê phán mạnh mẽ các lề thói cũ, ông dùng cây cọ văn chương, đưa những nét vẽ, rồi ở đấy, trong thế giới của ông, đã để lại những nhân vật, những cảnh đời đẫm máu và nước mắt.
  • SỐNG NHỜ - Mạnh Phú Tư

    SỐNG NHỜ - Mạnh Phú Tư

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Sống Nhờ là tác phẩm của nhà văn Mạnh Phú Tư in trên Phổ Thông Bán Nguyệt San năm 1942. Giữa những nhà văn hiện thực xuất sắc khác trước năm 1945, Mạnh Phú Tư tạo ra một thế giới riêng với các tác phẩm cất lên tiếng nói phê phán mạnh mẽ các lề thói cũ, ông dùng cây cọ văn chương, đưa những nét vẽ, rồi ở đấy, trong thế giới của ông, đã để lại những nhân vật, những cảnh đời đẫm máu và nước mắt.
  • TÔI KÉO XE - Phóng sự Tam Lang

    TÔI KÉO XE - Phóng sự Tam Lang

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Tôi kéo xe là thiên phóng sự mẫu mực của nhà báo Tam Lang, in lần đầu trên Hà Thành Ngọ Báo năm 1932. Dù đã gần một thế kỷ trôi qua, giá trị văn học của tác phẩm vẫn nóng hổi cho tới tận ngày nay, thời mà truyền thông, mạng xã hội bùng nổ chưa từng thấy. "Nghề viết văn viết báo ở xã hội VN là nghề bạc bẽo và bấp bênh nhất. Đâm đầu vào nghề mà không có được người vợ đảm đang tháo vát, tần tảo nuôi nổi gia đình trong thời gian mình thất nghiệp vì bất mãn, vì báo bị đình bản có giới hạn hoặc thu hồi giấy phép thì chuyện treo niêu gác bếp là chuyện rất thường" - Tam Lang.
  • MŨI TỔ - Truyện ngắn Lý Văn Sâm

    MŨI TỔ - Truyện ngắn Lý Văn Sâm

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Trong suốt năm mươi năm cầm bút, nhà văn tài hoa của Miền Đông Lý Văn Sâm đã để lại một số lượng tác phẩm khá đồ sộ, bao gồm nhiều tác phẩm được độc giả yêu thích như Kòn Trô (1941), Nắng bên kia làng (1948), Sương gió biên thùy (1948), Sau dãy Trường Sơn,... Năm 2007, nhà văn Lý Văn Sâm được trao Giải thưởng nhà nước về Văn học nghệ thuật cho các tác phẩm; Sau dãy Trường Sơn, tập truyện ngắn Sương gió biên thùy và Toàn tập Lý Văn Sâm.
  • CHUỒNG NUÔI NGỰA – Truyện ngắn Như Phong

    CHUỒNG NUÔI NGỰA – Truyện ngắn Như Phong

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Chuồng nuôi ngựa là truyện ngắn của nhà văn Như Phong in trên Báo Mới số 2 (ngày 15-5-1939) và số 3 (ngày 1-6-1939). Nhà văn Như Phong được trao Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật đợt 2 Năm 2007.
  • NGƯỜI THÀY THUỐC - Truyện ngắn Thanh Châu

    NGƯỜI THÀY THUỐC - Truyện ngắn Thanh Châu

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Người Thày Thuốc là truyện ngắn trong tập truyện cùng tên của nhà văn Thanh Châu, Tân Dân xuất bản năm 1938. Ông chính là tác giả của truyện ngắn Hoa Ti-gôn, vốn là khởi đầu cho một cuộc tranh luận bất tận cho tới tận ngày nay về bài thơ  “Hai sắc hoa Ti-gôn”, của nhà thơ “bí ẩn” T.T.Kh.
  • ÔNG CẢN NGŨ – Truyện ngắn Kim Lân

    ÔNG CẢN NGŨ – Truyện ngắn Kim Lân

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Từ lời khuyên của nhà văn đàn anh Vũ Bằng: “Ông viết về nông thôn không bằng cụ Tố (Ngô Tất Tố), Nam Cao, ông nên viết về nông thôn kiểu Đôi Chim Thành.", nhà văn Kim Lân đã viết một loạt truyện ngắn phóng sự rất thành công in trên Tiểu Thuyết Thứ Bảy về nông thôn,  Ông Cản Ngũ, như loạt truyện khác của ông, đã lưu giữ cho đời sau biết được rằng; vào thời bị thực dân Pháp cai trị, dân ta dù bị áp bức bóc lột, vẫn có những hoạt động văn hóa, những kiến thức dân gian vô cùng sâu sắc.
  • ĐOẠN TUYỆT - Nhất Linh - Phần cuối

    ĐOẠN TUYỆT - Nhất Linh - Phần cuối

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Đoạn Tuyệt là truyện của nhà văn Nhất Linh, ra mắt vào năm 1934, đúng năm văn đoàn nổi tiếng nhất thời bấy giờ do chính ông thành lập là Tự Lực Văn Đoàn ra mắt. Đây là tác phẩm không chỉ đóng đinh về một tài năng văn chương Nhất Linh, nó còn tiêu biểu cho cả văn đoàn mà ông là chủ soái.