Chân Dung Kẻ Sĩ: Hôm nay, 27-7-2024, kỷ niệm Ngày Thương Binh Liệt Sĩ Việt Nam, chúng ta cùng xem lại phim "Vỹ tuyến 17: Chiến tranh Nhân dân", một bộ phim tài liệu của đạo diễn Joris Ivens thực hiện tại "chảo lửa" Vĩnh Linh tháng 6 năm 1967. Tác phẩm đã trở thành một trong những bộ phim tài liệu xuất sắc nhất thế kỷ XX nói về cuộc Kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam.
Phim đã được chiếu tại rất nhiều trường đại học trên khắp nước Mỹ và sau đó thổi bùng lên làn sóng phản chiến dữ dội ngay trong lòng nước Mỹ.
Trích từ kênh Youtube Viên Hồng Quang, kênh đã công chiếu bộ phim (phục chế thành phim màu) đúng vào ngày Thương binh Liệt sĩ năm nay:
"Vĩ Tuyến 17: Chiến tranh Nhân Dân" của Đạo diễn Joris Ivens (đạo diễn người Hà Lan) là tác phẩm điện ảnh tư liệu được chọn giới thiệu trong khuôn khổ Việt Nam học - học kỳ mùa Xuân năm nay của Đại học Fulbright. Đạo diễn Nguyễn Thị Xuân Phượng, một nhân chứng, thành viên đoàn làm phim đã đến để trao đổi với sinh viên.
Khu quân sự Vĩ Tuyến 17 hình thành sau Hiệp định Geneva (1954) là một đề tài ngồn ngộn chất liệu, phản ánh lịch sử đất nước trong một giai đoạn trọng yếu thời kỳ chiến tranh. Bối cảnh làm phim là một thực tế day dứt: sau Hiệp định Geneve (1954), cầu Hiền Lương cùng sông Bến Hải (xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị) trở thành giới tuyến tạm thời thuộc khu phi quân sự ở vĩ tuyến 17, chia cắt 2 miền Nam-Bắc. Theo Hiệp định, khu phi quân sự vĩ tuyến 17 được lập ra dưới sự giám sát quốc tế, để sau cuộc tổng tuyển cử vào năm 1956, giới tuyến tạm thời sẽ bị xóa bỏ.
Năm 1968, giữa miền Nam Việt Nam dưới sự kiểm soát của Quân đội Hoa Kỳ và miền Bắc Việt Nam đang đấu tranh giành độc lập, một khu phi quân sự đã được lập ra xung quanh vĩ tuyến 17. Joris Ivens và vợ mình, Marceline Loridan, đã đến khu vực này quanh làng Vĩnh Linh trong hai tháng để sống giữa những người nông dân trú ẩn trong các căn hầm để cố gắng sống sót sau trận ném bom không ngừng của pháo binh Mỹ.
Có nhiều đóng góp to lớn cho nền văn học, một số nhà văn xứng đáng được vinh danh tại giải Nobel nhưng dường như họ lại "vô duyên" với giải thưởng danh giá này.
Mùa xuân trên TP.HCM, Đất nước trọn niềm vui, Thành phố trẻ, Thành phố tình yêu và nỗi nhớ... có tên trong danh sách bình chọn 50 tác phẩm nổi bật thuộc nhiều lĩnh vực của TP.HCM.
Kể từ khi thể thơ 1-2-3 ra đời vào mùa thu năm 2018 đến nay, ngoài hàng trăm tác giả trong và ngoài nước sáng tác thể nghiệm, đã có nhiều tập thơ 1-2-3 được xuất bản, chưa kể những bài thơ 1-2-3 in chung với các thể loại thơ khác trong các tập thơ. Đó là thành quả chung của những người yêu thơ và làm thơ 1-2-3.
Chân Dung Kẻ Sĩ: Viết truyện ngắn nhảm nhí để sinh nhai những mong Great Gatsby sẽ trở thành tiểu thuyết khiến giới văn chương Mỹ công nhận mình là một nhà văn lớn, thế nhưng cuốn tiểu thuyết, sau này sẽ trở thở thành một tượng đài của văn chương Mỹ, chỉ nhận được những bài điểm sách vặt của các phóng viên thay vì những bài của các nhà phê bình sành sỏi. Dù sao thì, mặc cho Great Gatsby không được công nhận trong thời đại Fitzgerald đang sống, nhưng tới ngày nay, khi mà nhiều người trong số các nhà văn nổi tiếng cùng thời với ông đã bị rơi vào quên lãng, Great Gatsby, tác phẩm hay nhất của ông vẫn được nhiều người tìm đọc, được giảng dạy trong nhiều chương trình đại học Mỹ, là một sự công nhận lớn nhất mà một người là nhà văn hằng mong ước.
Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) khi đó đã đề nghị cơ quan chức năng phong tỏa khẩn cấp khu vực để bảo vệ nguyên trạng, họp bàn tìm cách khai quật tối ưu.
Sao lại nói là không có cốt truyện? Không đúng. Cốt truyện có ở mọi nơi mọi chỗ. Anh hãy nhìn vào bức tường này. Ai cũng biết ở đấy chẳng có gì cả. Nhưng anh hãy nhìn kỹ vào đó, hãy tìm trong đó một cái gì của mình, một cái gì không ai thấy được. Và anh hãy viết ra. Xin cứ tin điều tôi nói, bấy giờ thế nào cũng có một truyện ngắn. Cũng như anh có thể viết rất hay về một chủ đề đã cũ mèm như viết về ánh trăng, miễn là biết nhìn ra trong ánh trăng một cái gì của mình mà không phải một cái gì khác đã quá nhàm.
Theo thông tin từ nhà thơ Nguyễn Quang Thiều - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, nhà văn Minh Chuyên vừa được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động bởi những đóng góp đặc biệt cho văn học viết về chiến tranh thời hậu chiến.
Chân Dung Kẻ Sĩ: Lúc đầu thấy Bùi Giáng cầu hôn Kim Cương không được, Nguyễn Thùy có lần đã đề nghị với Kim Cương một cách nghiêm túc hay là Kim Cương lấy Bùi Giáng làm chồng, biết đâu sẽ giúp anh ấy bớt khùng và viết lách đường hoàng, đĩnh đạc, dễ hiểu hơn?
Nguyễn Thùy có cô người yêu là sinh viên Đại học Sư phạm ban Anh văn rất quý trọng Bùi Giáng, cô này thường đi theo Bùi Giáng uống cà phê, quàng vai ông rất thân thiết khiến Bùi Giáng rất vui.