chan_dung-ke_si

Hội Nhà văn Việt Nam ‘bản lĩnh’ khi cùng lúc trao giải cho ba tác phẩm văn xuôi tác giả

28-02-2024

Lượt xem 1143

Đánh giá 0 lượt đánh giá

Chia sẻ

Hội Nhà văn Việt Nam ‘bản lĩnh’ khi cùng lúc trao giải cho ba tác phẩm văn xuôi tác giả

Các tác giả được trao giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2023 - TTXVN

Phó chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Nguyễn Bình Phương đánh giá như vậy khi sau 33 năm, ngày 27-2 hội đã trao giải thưởng năm 2023, trong đó có ba tác phẩm hạng mục văn xuôi.

Lễ trao giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2023 được tổ chức tại trụ sở hội, với sáu tác phẩm được trao giải, trong đó riêng văn xuôi trao cho ba tác phẩm.

Đó là tiểu thuyết Giờ thứ sáu đến giờ thứ chín của tác giả Nguyễn Một; tập truyện ngắn Một mùa hè dưới bóng cây của tác giả Nguyễn Tham Thiện Kế và tiểu thuyết Tuyệt không dấu vết của tác giả Nguyễn Việt Hà ở thể loại văn xuôi.

Thể loại lý luận phê bình trao cho Tự chủ văn chương và sứ mệnh tự do (Phùng Ngọc Kiên chủ biên - Đoàn Ánh Dương), sách do Tao Đàn, NXB Hội Nhà văn phát hành.

Ở thể loại thơ trao cho Đồng sen tàn của tác giả Nguyễn Phúc Lộc Thành.

Thể loại văn học thiếu nhi trao cho Cá Linh đi học của Lê Quang Trạng - một tác giả trẻ thế hệ 9X.

Mảng văn học dịch, hội đồng chung khảo quyết định không trao giải thưởng.

Tác giả Đức Anh nhận giải thưởng Tác giả trẻ năm 2023 duy nhất - Ảnh: T.ĐIỂU

Tác giả Đức Anh nhận giải thưởng Tác giả trẻ năm 2023 duy nhất - Ảnh: T.ĐIỂU

Mùa giải năm nay nhớ mùa giải năm xưa

Về việc năm nay ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam trao giải cho đến ba tác phẩm văn xuôi, ông Nguyễn Bình Phương nói đây chính là "bản lĩnh" của ban chấp hành hội.

Bản lĩnh ở chỗ "động thái này, dù muốn hay không, cũng phần nào khiến giới yêu văn học có dịp liên tưởng và so sánh với sự kiện trao giải văn xuôi năm 1991, cách đây 33 năm".

 
Ông Phương nhắc tới giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam đáng chú ý nhất trong lịch sử giải thưởng này vào năm 1991, cũng trao giải cho ba tác phẩm văn xuôi là: Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh; Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường; Bến không chồng của Dương Hướng.

Ba tác phẩm này sau hơn 30 năm vẫn khẳng định được giá trị lớn, ba tác giả đều trở thành những tên tuổi lớn của văn học Việt Nam sau Đổi mới.

Về ba tác giả văn xuôi được trao giải năm nay, ngoài Nguyễn Việt Hà là tên tuổi đã xác lập một vị trí nhất định trong làng văn thì Nguyễn Một và Nguyễn Tham Thiện Kế là những cái tên khá bất ngờ với nhiều người yêu văn chương.

Ông Phương nhận xét Giờ thứ sáu đến giờ thứ chín của Nguyễn Một thể hiện bản lĩnh qua góc nhìn nhận độc lập, khách quan trước những vấn đề vốn đã được mặc định, từ đó soi chiếu về sự tồn tại đầy kiên cường, cũng đầy tính may rủi của cá nhân con người trong những giai đoạn, những tình thế lịch sử bất trắc, hiểm nguy.

Còn Một mùa hè dưới bóng cây của Nguyễn Tham Thiện Kế được đánh giá cao ở sự can đảm, phá vỡ cấu trúc câu và làm mới ngôn ngữ theo cách của riêng mình mà vẫn tạo được sự thấu cảm với người đọc.

Việc để trống giải thưởng cho văn học dịch năm 2023, ông Phương nói, theo nhìn nhận của nhiều người, đây là điều khá đáng tiếc. Bởi nó chưa phản ánh đúng với thực trạng bề rộng phong phú của số lượng cũng như bề sâu về chất lượng dịch của năm.

Tác giả trẻ thờ ơ với giải? 
Ở hệ thống giải thưởng Tác giả trẻ, năm nay, số lượng tác phẩm tham gia xét giải khá khiêm tốn, dừng ở con số 14. Hội đồng chung khảo quyết định chỉ trao một giải duy nhất cho tiểu thuyết giả tưởng Nhân sinh kép: sống hai cuộc đời của tác giả Đức Anh.

Vậy là mùa giải thưởng thứ ba, giải Tác giả trẻ "mất mùa" khi số lượng tác phẩm gửi tham gia khiêm tốn và chỉ chọn trao được một tác phẩm duy nhất chứ không phải trao nhiều tác phẩm ở nhiều thể loại như hai mùa giải trước.

Ông Phương nói mặc dù xác định rằng sáng tác văn học không phải là chu trình đều đều qua các năm, mà có thăng, có giáng, nhưng Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam "vẫn cần có những tìm hiểu, những phân tích, đánh giá về hiện tượng giảm sút này cho thấu đáo".

tác giả trẻ Dương Thị Thảo Nguyên nhận giải nhất cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi - Ảnh: T.ĐIỂU

Tác giả trẻ Dương Thị Thảo Nguyên nhận giải nhất cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi - Ảnh: T.ĐIỂU

Ngoài ra Hội Nhà văn Việt Nam còn trao giải Cuộc vận động sáng tác văn học viết về đề tài thiếu nhi, đợt 1, cho 16 tác phẩm.

Trong đó, giải nhất thuộc về bản thảo văn xuôi Mèo sinh ra đâu phải chỉ bắt chụp của tác giả trẻ Dương Thị Thảo Nguyên.

Hội cũng đồng thời tôn vinh hai nhà văn nữ ấn tượng là Trần Thị Trường và Lê Thị Kim.

Kim Băng - Theo tuoitre.vn

Bài liên quan
  • Việt Nam khai quật thành công ‘kho báu’ bị chôn vùi 12 thế kỷ ở một xã ven biển miền Trung, được công nhận kỷ lục thế giới

    Việt Nam khai quật thành công ‘kho báu’ bị chôn vùi 12 thế kỷ ở một xã ven biển miền Trung, được công nhận kỷ lục thế giới

    Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) khi đó đã đề nghị cơ quan chức năng phong tỏa khẩn cấp khu vực để bảo vệ nguyên trạng, họp bàn tìm cách khai quật tối ưu.
  • VIẾT TRUYỆN NGẮN NHƯ THẾ NÀO* - CHEKOV

    VIẾT TRUYỆN NGẮN NHƯ THẾ NÀO* - CHEKOV

    Sao lại nói là không có cốt truyện? Không đúng. Cốt truyện có ở mọi nơi mọi chỗ. Anh hãy nhìn vào bức tường này. Ai cũng biết ở đấy chẳng có gì cả. Nhưng anh hãy nhìn kỹ vào đó, hãy tìm trong đó một cái gì của mình, một cái gì không ai thấy được. Và anh hãy viết ra. Xin cứ tin điều tôi nói, bấy giờ thế nào cũng có một truyện ngắn. Cũng như anh có thể viết rất hay về một chủ đề đã cũ mèm như viết về ánh trăng, miễn là biết nhìn ra trong ánh trăng một cái gì của mình mà không phải một cái gì khác đã quá nhàm.
  • Nhà văn Minh Chuyên được phong tặng Anh hùng Lao động

    Nhà văn Minh Chuyên được phong tặng Anh hùng Lao động

    Theo thông tin từ nhà thơ Nguyễn Quang Thiều - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, nhà văn Minh Chuyên vừa được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động bởi những đóng góp đặc biệt cho văn học viết về chiến tranh thời hậu chiến.
  • Nhà thơ Bùi Giáng: Kỳ cuối: Gặp hoạn nạn là Kim Cương có mặt

    Nhà thơ Bùi Giáng: Kỳ cuối: Gặp hoạn nạn là Kim Cương có mặt

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Lúc đầu thấy Bùi Giáng cầu hôn Kim Cương không được, Nguyễn Thùy có lần đã đề nghị với Kim Cương một cách nghiêm túc hay là Kim Cương lấy Bùi Giáng làm chồng, biết đâu sẽ giúp anh ấy bớt khùng và viết lách đường hoàng, đĩnh đạc, dễ hiểu hơn?
  • Nhà thơ Bùi Giáng - Kỳ 4: Tỉnh điên một cõi hồng trần

    Nhà thơ Bùi Giáng - Kỳ 4: Tỉnh điên một cõi hồng trần

    Nguyễn Thùy có cô người yêu là sinh viên Đại học Sư phạm ban Anh văn rất quý trọng Bùi Giáng, cô này thường đi theo Bùi Giáng uống cà phê, quàng vai ông rất thân thiết khiến Bùi Giáng rất vui.
  • Nhà thơ Bùi Giáng - Kỳ 3: Trong cõi điên nhân tình thế thái

    Nhà thơ Bùi Giáng - Kỳ 3: Trong cõi điên nhân tình thế thái

    Sau khi không may gặp hỏa hoạn, không chỉ nhà bị cháy mà tất cả tác phẩm và sách vở tài liệu bị cháy sạch, Bùi Giáng lại thêm một cú sốc lớn khiến tâm hồn nhạy cảm của ông càng bị chấn động. Bùi Giáng càng điên hơn, ban ngày ông lang thang ngoài đường trong trang phục “cái bang” với mấy con chó nhỏ trong túi vải đeo lủng lẳng quanh mình. Cứ thế ông rong chơi khắp phố phường và trêu chọc thiên hạ, nhất là các cô gái đẹp.
  • Nhà thơ Bùi Giáng - Kỳ 2: Bút lực hoa trôi nước chảy

    Nhà thơ Bùi Giáng - Kỳ 2: Bút lực hoa trôi nước chảy

    Để có cả một kho tàng tác phẩm như thế Bùi Giáng đã viết lúc nào trong khi ông thường dành hết thời giang trong ngày để rong chơi cho những cuộc điên tưởng chừng bất tận? Đây là một điểm rất bí ẩn mà cho đến nay chưa có lời giải, kể cả những người gần gũi nhất với ông.
  • Nhà thơ Bùi Giáng - Kỳ 1: 'Giáo sư' không tốt nghiệp đại học

    Nhà thơ Bùi Giáng - Kỳ 1: 'Giáo sư' không tốt nghiệp đại học

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Bùi Giáng không tốt nghiệp đại học nhưng lại làm “giáo sư” dạy học một thời gian, là nhà nghiên cứu, khảo luận, dịch thuật và nhất là làm thơ. Ông dịch nhiều tác phẩm nổi tiếng của các tác giả tên tuổi trên thế giới, viết khảo luận đông tây kim cổ và đặc biệt là làm thơ nhanh như chớp bất cứ ở đâu, trong trường hợp nào.
  • Cửa ô Hà Nội hơn 100 năm trước

    Cửa ô Hà Nội hơn 100 năm trước

    Hà Nội từng có 21 cửa ô nhưng đến năm 1866, trên bản đồ chỉ còn 15 cái tên.
  • Chữ quốc ngữ khiến người Việt bị đứt gãy về văn hóa?

    Chữ quốc ngữ khiến người Việt bị đứt gãy về văn hóa?

    Một câu hỏi được đưa ra từ lâu trong giới nghiên cứu nhưng không dễ trả lời: sự thay đổi chữ viết tạo ra sự đứt gãy về văn hóa, truyền thống trong dân tộc ta?