chan_dung-ke_si

HOÀNG THIÊN BẤT PHỤ HẢO TÂM NHƠN - Truyện ngắn Nguyễn Chánh Sắt

18-08-2023

Lượt xem 1080

Đánh giá 0 lượt đánh giá

Chia sẻ

  truyện ngắn hay Nguyễn Chánh Sắt

HOÀNG THIÊN BẤT PHỤ HẢO TÂM NHƠN - Truyện ngắn Nguyễn Chánh Sắt

 Nhà văn Nguyễn Chánh Sắt (1869–1947)

 

Chân Dung Kẻ Sĩ: Nhà văn Nguyễn Chánh Sắt (1869–1947) là một trong những nhà văn đầu tiên của Sài Gòn Lục Tỉnh và là tác giả có công lớn trong việc đưa tiểu thuyết Nam Bộ ra khỏi thời kỳ phôi thai. Nguyễn Chánh Sắt bắt đầu viết từ năm 1890 khi ông lên Sài Gòn và cộng tác với tờ Nông cổ mín đàm và sau đó là chủ bút tờ báo này rồi tới tờ Lục tỉnh tân văn. Ngoài viết văn, ông còn cộng tác chặt chẽ với nhân sĩ yêu nước Trần Chánh Chiếu trong phong trào Đông Du của Phan Bội Châu.

Cuộc thế phân vân, tang điền thương hải, hết lối li loạn rồi, bình định nhơn dân, Tân Trào quản hạt, thiên hạ đều lạc nghiệp an cư. Có tên Nguyễn Sanh, người tỉnh An Giang, huyện Đông Xuyên (1), vẫn là con nhà thế gia, lúc nhỏ theo thầy học tập văn chương đặng 14 tuổi mới thôi nhu học, sang qua Thời tự; học đặng 4 năm, chịu hạch đậu, vào nhà học sanh, gần đặng hai năm, bởi vận người chưa đạt nên khiến cho người cha là Nguyễn Ông, ở nhà nhớm bịnh. Khi anh ta đặng tin cha đau, mới xin phép thầy đặng về thăm: thầy không cho, cực chẳng đã phải đi lén về nhà vì không rõ bịnh cha khinh hay trọng, về hơn một tháng, đến lúc cha mạnh, thì anh ta lật đật, từ tạ cha mẹ mà vào trường; đến nơi sổ học trò thầy đã bôi tên rồi, anh ta khóc mà trở về và than rằng: "Thiên hồ! Thiên hồ! Bất tế ngã hàn nho, hà sứ gian nan chí thậm" (2). Khi về nhà rồi, thì cứ an thường thủ phận. Thần tỉnh mộ khan, thờ cha kính mẹ chẳng dám sai ngoa, từ đây vận nhà càng ngày càng suy, ông Nguyễn Ông thì già yếu bịnh hoạn hoài, nên anh ta bối rối chẳng biết làm thế nào cho có tiền mà nuôi dưỡng cha mẹ, bởi con nhà học trò yếu đuối; may nhờ có bà mẹ là Đặng Thị, tuy tuổi đã Tri Thiện mặt lòng, chớ còn sức bán buôn mà độ nhựt, dở qua tháng đặng. - Vừa đặng một năm, có muốn mướn Nguyễn Sanh đi làm Tài mỗi tháng cho chừng 9, 10 nguyên bạc. Thì con nhà nghèo, hễ ai kêu đi làm có tiền lật đật chịu đi, từ anh ta có công việc làm thì mỗi tháng lương tiền đều đem đủ cho mẹ, bà lấy đó mà buôn bán và nuôi dưỡng mẹ già; còn anh ta thì cứ giữ bổn phận, làm ăn cần cán siêng năng đến đỗi người chủ tiệm lòng thương, và tin cậy như con em trong nhà. Thuở ấy trong làng có một bà già tên là Trần ẩu, ở góa buôn bán mà nuôi con, bà ấy con chết ba còn bốn; ba gái một trai, con lớn tên là Văn Thị, con thứ Văn Tư Nương kế đó Văn Thất Nương, còn con trai út là Văn Bác Lang; nàng Văn Thị đã đặng lớn rồi, mà tánh thiệt thà, ăn ở nhỏ nhen mà diệu dàng, công dung ngôn đức đủ. - Bữa Nguyễn Sanh đi dạo chơi ngang qua quán thấy Văn Thị đang ngồi trong quán bán hàng, coi diệu dàng thì khen thầm "đời này đâu có người con gái ăn ở như vậy", anh ta bèn giả đò vào quán mà két đồ, đặng coi tình ý nàng ấy, khi vào tới thì nàng Văn Thị đứng dậy chào hỏi khoan thai rằng: "Chẳng hay người muốn mua gì". Anh ta mắc cỡ nghẹn ngào, chẳng biết chi mà trả lời; may đâu ngó thấy trong rổ của chị ta có một cái hoa hường còn tươi lắm, bèn mượn cớ ấy mà hỏi cợt chị ta rằng "Tôi muốn mua hoa hường của cô, chẳng cô có muốn bán chăng?". Chị ta mà trả lời diệu ngọt rằng: "Sao không, hễ hoa mới nở còn đương tươi tốt thì phải bán nếu không, để tàn rồi có ai mà mua cho nhưng hoa này tuy không lấy chi cho báu mặc dầu, song cũng lựa người mà lo". Anh ta nghe hiểu ý, liền vọt miệng hỏi rằng: "Ước như tôi mua cô bán chăng?". Nàng Văn Thị mắc cỡ làm thinh, hồi lâu mới trả lời rằng: "Được đức hạnh như người mà không bán chớ còn để mà đợi ai, như vậy người có muốn mua thì xin hỏi mẹ tôi, tôi không dám tự chuyên một mình?. Nghe lời nàng Văn Thị nói, đẹp ý vừa lòng chỉ để bụng, về đến nhà trằn trọc tư tưởng nàng Văn Thị luôn, mà chẳng dám cho cha mẹ hay. Còn vợ chồng ông Nguyễn Ông nhà tuy nghèo rồi, mà thấy con có tánh hiếu hạnh biết lo làm ăn thì mừng; lúc rảnh việc nhà thì hai ông bà mới bàn luận cùng nhau rằng: ?nay vợ chồng ta đã già yếu hơn bảy mươi tuổi rồi, mà có một thằng con trai, mà nó thì còn thơ ấu lắm, nếu lão với mụ mà có một mai đi rồi, thì nó biết lấy ai mà nương dựa; vả lại sách có câu: (Nam đại bất hôn, như liệc mã vô cương); mà nay nó đã 20 tuổi đầu, vậy thì mụ coi chỗ nào tử tế xứng đáng, giàu nghèo chẳng nệ chi, miễn là cái nhà cho biết đều là đủ, đặng mà lo cưới vợ cho nó, trước là cho tạn mặt già, sau nữa chẳng may là tôi với bà có khí thế đi rồi thì con nó đã có đôi bạn sẵn, nó làm ăn với nhau, thì tôi cũng đành nhắm mắt vậy?, khi ông bà bàn luận vừa xong liền kêu Nguyễn Sanh mà nói rằng: Nay cha mẹ đã gần đất xa trời rồi, mà con thì còn thơ ấu, chẳng may cha mẹ có trăm tuổi rồi, thì con ở lại bơ vơ một mình; mà cha mẹ muốn kiếm vợ cho con, đủ đôi đủ lứa mà làm ăn cho kiệp chúng kiệp bạn, chẳng hiểu bụng con tính làm sao??.

Chú thích:

     *. Ông trời không phụ người có lòng tốt.

  1. Bây giờ cải là Tân Châu phủ.
  2. Trời hỡi! Trời hỡi! Chẳng giúp học trò nghèo, lại gây khó khăn chi cho lắm!

 

Nguyễn Sanh nghe liền thưa lại rằng: ?cha mẹ thương con mà tính như vậy cũng phải; nhưng mà gần đây con có thấy một người con gái của bà Trần ẩu tên là Văn Thị; nàng ấy có nết na, việc nữ công nữ hạnh đủ, được như nàng ấy thì con mới vừa lòng, bằng chẳng thì thà con ở vậy một mình làm ăn nuôi cha mẹ mà thôi, nếu cưới chỗ khác, chẳng may mà nhằm đứa ngoan ngược, thì trước là cực lòng cha mẹ, sau là khó cho con ngày sau, con thì thấy người có nết na thương mà nói vậy, chớ chưa biết cha mẹ có bằng lòng không? Và bà mẹ nàng ấy có thương người hàn sĩ không?

Hoặc người ta thấy mình nghèo mà khi bạc, sở dĩ cho nên con còn dụ dự chưa dám tỏ cho cha mẹ hay?. Hai ông bà liền nói: con chớ lo để thủng thẳng cha mẹ tính cho.

Còn nàng Văn Thị từ ngày gặp Nguyễn Sanh đêm đêm hằng tư tưởng, vì thấy người đã nên trang phong nhã lại thêm ăn nói khoan hoà, nên chị ta thương thì thương mà còn e. Chẳng biết người ta có tình với mình chăng? Hoặc là thấy mình là gái thiệt thà, kiếm đều diễu cợt chơi qua buổi rồi thì thôi, nên chị ta thầm thì vái vang, xin Bà Nguyệt xe cho săn mối chỉ.

Thuở ấy cũng có nhiều nơi hào hộ danh như đều nói nàng Văn Thị, bà mẹ muốn gả mà nàng ấy không ưng, mà nói với mẹ rằng: ?Con có thấy một người tên là Nguyễn Sanh, người ấy tuy nghèo, song có đức hạnh, phải được như người ấy con mới đành, bằng chẳng thì thà con ở vậy mà nuôi mẹ, dạy em, việc vợ chồng chẳng vội chi; con tuy là gái, thân bồ liễu cũng tìm nơi mà sửa, trắp phận bọt bèo phải lựa chốn mà gởi thân, biểu hạng chàng há chịu trường bần, tài đức ấy danh thơm có thuở?; bà mẹ nghe làm thinh không lẽ ép con. Khi Nguyễn Sanh hay đặng mấy đều nàng ấy nói với mẹ làm vầy, thì càng kính phục vì lời nói có tình với mình, mà cũng nhờ như nguyên Thiên tùng, khiến Bà nguyệt xe săn mối chỉ; vả lại vợ chồng ông Nguyễn Ông, từ nghe lời con nói, cũng đem dạ thương nàng, mượn Mai dung lễ vật sẵn sàng, nói Văn Thị cho chàng Nguyễn sĩ; còn bà Trần ẩu thấy Mai đến nói con mình cho Nguyễn Sanh, thì mừng, vì đặng chỗ con mình mơ ước, bèn chịu gả liền; vậy ông Nguyễn Ông bèn chọn ngày tương sáu lễ mà cưới Văn Thị cho Nguyễn Sanh, đến khi làm lễ hiệp cẩn rồi; vợ chồng sum hiệp phỉ tình hoài vọng, tương kính như tân; còn nàng Văn Thị từ về làm dâu cửa người, trên thờ cha kính mẹ, dưới hết dạ thờ chồng, hai ông bà mừng rỡ hết lòng, vì nhà đặng dâu hiền con thảo. Chẳng khỏi bao lâu nàng Văn Thị đã có nghén. Mà ruổi cho Nguyễn Ông năm ấy tuổi đã 71 rồi, mang bịnh nặng mà qua đời; bà Đặng Thị và vợ chồng Nguyễn Sanh than khóc chẳng xiết chi, lo tống táng xong xui, kế lại nàng Văn Thị lại tới kỳ mãn nguyệt sanh đặng một gái tốt tươi; hồi ngay lụng tháng quá bóng thiều quang đưa rất lẹ. Vừa đặng một năm, thì bà Đặng Thị lại thọ bịnh mà chơi tiên. Thương ôi! Thời yêu khiên lắm phen nguy hiểm vận gian truân nhiều nỗi thê lương. Vậy mà gặp lúc ruổi ro, nghèo nàn khổ sở; vì lúc nấy Nguyễn Sanh đã thôi làm Tài phú rồi; nhà thì nghèo phải quơ tạm của anh em mà lo tống táng. Khen thay cho nàng Văn Thị nhà tuy nghèo khổ rách mặc dầu, cứ một dạ thờ chồng trọn đạo; lo buôn bán nuôi con cho đến khi chồng kiếm đặng việc làm; lần lần xuân qua hè lại, thu hết đông sang, tang phục mãn rồi; thì nàng Văn Thị lại sanh đặng một gái nữa. Bởi vận người chưa nên, hết nạn này tới nạn kia; tang mẹ vừa xong mình thêm đau ốm, may nhờ nàng Văn Thị săn sóc thuốc men hết lòng lo chạy, hơn 7, 8 tháng mới mạnh. Thảm thay cho nàng Văn Thị; phần thì chồng đau, phần mắc con dại đèo bòng, làm chi không đặng, đến nỗi không có mà ăn cho đủ. May nhờ anh em tư trợ một người một ít mà chi độ cho qua ngày tháng; đến lúc Nguyễn Sanh mạnh rồi, mới tính với vợ rằng: ?Thuở ta còn nhỏ cha mẹ ta giàu có lại hay làm nhơn đức với người; nay chẳng may cha mẹ ta đã tỵ trần rồi, nhà lại nghèo, thêm gặp lúc phân vân thế tình lãnh noản (1), đã chẳng thương thì chớ; họ lại kiếm đều dèm xiểm chê bai, nếu ở đây càng thêm xấu hổ, vậy thì vợ chồng ta phải tìm xứ khác mà dung thân, nhờ trời chừng có khá sẽ trở về chẳng muộn chi?. Nàng Văn Thị tánh thiệt thà, thấy chồng nói chẳng dám cãi, mới nói với chồng rằng: ?Vả phận thiếp là gái có chồng theo chồng dầu muôn biển ngàn non đâu dám nệ?. Vợ chồng bàn luận xong xuôi, mới từ biệt quê hương mà dìu dắt nhau đi xứ nầy sang xứ kia, như vậy hơn 6 năm trời, mà bởi vận bất tế, dầu có tẩu bắc, bôn nam cho lắm, nghèo vẫn hoàn nghèo; sau xuống Ba Xuyên ở đặng nửa năm lại gặp một người hiền sĩ, tên là Huỳnh Sanh, tánh can trực có chí khí lớn; bèn kết bạn với nhau, lấy theo tuổi thì Huỳnh Sanh nhỏ hơn nên kính Nguyễn Sanh làm anh, ăn ở với nhau càng ngày càng hậu, mà Huỳnh Sanh thì cũng nghèo không biết lấy chi mà châu cấp Nguyễn Sanh, thảm nên rất thảm, chẳng những làm vậy mà thôi, mà lại gặp đời phong tục bại suy, ít có kẻ khinh tài trượng nghĩa, hễ thấy nghèo thì rủ nhau mà khi bạc mà thôi? Thấy vậy Nguyễn Sanh mới than với Huỳnh Sanh rằng: - Từ anh em ta kết nghĩa với nhau tuy không phải tình cốt nhục, song ý hiệp tương đầu thì coi ra cũng như ruột vậy, nhưng mà nhà thì nghèo, anh thì không có phương làm ăn biết lấy chi mà chi độ cho đủ, vậy nay anh tính gởi vợ con lại cho em mà đi làm ăn; nhờ trời một đôi năm may mà anh đặng công danh tao ngộ, thì nghĩa anh em mình chẳng dám quên, xin em hãy ở cho hết lòng cùng anh mà dạy dỗ giùm hai đứa cháu?. Nói rồi liền kêu vợ con mà dặn việc gia tề; nàng Văn Thị nghe chồng nói thì khóc và than với chồng rằng: Đạo vợ chồng tình sâu nghĩa nặng, chàng đi thiếp ở bao đành, nhưng bởi cuộc sống nghèo phải sao hay vậy, vả lại thiếp lo cho chàng đường sá xa xuôi; xin khá tua bảo trượng mà tảo đồ qui kế (2), chớ có yêm trệ đất người mà cực lòng thiếp đợi trông; chí như mẹ con thiếp ở nhà đói no ấm lạnh chẳng quản chi, một lo cho chàng mà thôi?; Nguyễn Sanh liền động tình rơi luỵ dường như không muốn dời chơn; tuy vậy nhưng mà chí đã quyết rồi, mới từ giã Huỳnh Sanh mà đi. Khi lên tới Sài Gòn rồi, tứ bề lạ lùng không biết nương tựa vào đâu thảm nên rất thảm. Mà cũng nhờ Hoàng thiên bất phụ hảo tâm nhơn, nên khiến cho gặp một người cố hữu tên là Võ Hiền người xứ Trà Vinh, ở nhà tơ tại án, người ấy cũng là người hiền lương, tánh thuần hậu hay chiêu hiền đãi sĩ, lúc gặp Nguyễn Sanh thì mừng và đem về nhà nuôi dưỡng tử tế, khi thấy Nguyễn Sanh buồn và than thân trách phận, thì rằng:

giàu nghèo tại hệ nơi trời, há đem sức người mà nong mãi đặng sao? Nhưng vậy sanh ra ở đời phải làm cho hết sức mà thôi; vì lời sách có nói tận nhơn lực nhi tri thiên mạng; chớ vận chưa nên dầu có bôn chôn cho lắm cũng không cải mạng trời đặng; vậy thì xin anh hãy an lòng mà nương náu với em một đôi ngày lần hồi sau sẽ hay.

Thuở ấy có một giàu có buôn bán lớn muốn dùng Nguyễn Sanh làm tài phú, thì anh ta mừng lắm vì đặng chỗ mà nương thân thường con nhà học trò hay ăn ở nhỏ nhoi nên khi vào làm việc rồi thì cứ giữ bổn phận siêng năng cần cán và trung tín, dẫu một đồng tiền cũng chẳng dám sai, cho nên ông nhà giầu ấy thương yêu và tin cậy anh ta đến đỗi trăm mọi việc đều phú cho một tay anh ta mà thôi thì anh ta lại càng cảm mến mà an lòng ở đó làm việc luôn. Mà nhờ bởi tánh người ăn ở tiết kiệm, cho nên làm việc trong hai năm thì có vốn rồi, liền vội vã xin phép về thăm việc vợ con cùng đền ơn cho nghĩa hữu.

Còn nàng Văn Thị ở nhà ngày buôn bán đêm vá may nuôi đôi con dại đói no hẩm hút mong đợi chồng, mà cũng nhờ Huỳnh Sanh hết lòng tư trợ. Lúc Nguyễn Sanh về tới nhà vợ chồng mừng rỡ, anh em sum vầy ơn đền nghĩa trả xong xuôi.

Từ đây chồng vợ hiệp nhau ân tình như cũ duyên mặn tình nồng, dắt nhau về quê hương, xây mồ đắp mả cho cha mẹ lại.

Mà nhờ nàng Văn Thị giỏi lo việc cửa nhà nên mấy năm lần lần trở nên giàu có lớn sau vợ chồng Văn Thị lại sanh đặng hai trai, thông minh xuất chúng, học hành giỏi thi đậu một khoa ra làm quan cả hai, cưới vợ hiền; còn hai đứa con cũng đều làm suôi với nhà hào hộ cả hai. Đại phàm con người ta ở đời, chẳng phải lo nghèo, một lo đức hạnh mà thôi, dầu người chẳng thương, thì cũng còn có quỷ thần phù chí như vợ chồng Nguyễn Sanh nhà tuy nghèo khó mặc dầu song cứ an thường thủ thân mà lo tu bồi đức hạnh, mà lần hồi trời vận lập thân nên, có phải là Hoàng thiên bất phụ hảo tâm nhơn chăng.

Chung 1902 Rút từ Tuyển tập truyện ngắn đầu thế kỷ XX, Nxb. Hội Nhà văn, 1999

 

Chú thích:

  1. Lãnh cảm: Lạnh, ấm.
  2. Khá tua bảo trượng mà tảo đồ qui kế: Khá nên bảo trọng mà sớm tìm cách quay về.

Bài liên quan
  • BẾN ĐỢI CHỒNG – Truyện ngắn Nguyễn Thị Châu Giang

    BẾN ĐỢI CHỒNG – Truyện ngắn Nguyễn Thị Châu Giang

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Nhiên cất tiếng hát "Ơi chàng ơi chim có bạn có bầy, thuyền có bến có sông sao lại để em năm canh gối chiếc chăn đơn đợi chàng... "
  • HAI NGƯỜI BẠN – Truyện ngắn Khái Hưng

    HAI NGƯỜI BẠN – Truyện ngắn Khái Hưng

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Hai người bạn là truyện ngắn của nhà văn Khái Hưng, in trong tập truyện ngắn Hạnh, Đời nay xuất bản năm 1940.
  • CÁI ĐÈN LỒNG – Truyện ngắn Vũ Bằng

    CÁI ĐÈN LỒNG – Truyện ngắn Vũ Bằng

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Vũ Bằng hoạt động sôi nổi trong lĩnh vực báo chí từ những năm 1930-1940 khi tuổi đời còn rất trẻ. Ông là chủ bút tờ Tiểu Thuyết Thứ Bảy, thư ký tòa soạn tờ Trung Bắc Chủ Nhật khi mới hơn hai mươi tuổi. Khi Nhật-Pháp so kè với nhau chiếm nước ta, dưới áp lực kinh người của những kẻ xâm lược, Vũ Bằng vẫn giữ tư thế của tờ Trung Bắc Chủ Nhật là phục vụ người Việt, vì quốc gia dân tộc, khiến cả chính quyền Pháp và Nhật đều phải kiêng nể.  Trước 1945, Vũ Bằng nổi tiếng trong việc giúp đỡ các nhà văn khác cả tiền bạc lẫn kinh nghiệm viết lách. Rất nhiều nhà văn nhận những lời khuyên của Vũ Bằng sau này đều trở thành những nhà văn lớn của Việt Nam. Thế nhưng, một thời gian dài kể từ khi Vũ Bằng di cư vào Nam năm 1954, các tác phẩm của ông biến mất không còn dấu vết, không được nhắc tới trong nhà trường, bị đưa vào danh mục cấm do cái tiếng "dinh tê, về thành", nhà văn "quay lưng lại với Kháng chiến"... gây ra. Ông lâm trọng bệnh và mất ở TP. Hồ Chí Minh năm 1984 trong cảnh vô cùng túng thiếu. Mãi sau này, ông mới được minh oan rằng không phải ông quay lưng với kháng chiến mà là ông đã nhận nhiệm vụ hoạt động bí mật trong giới trí thức nội thành từ năm 1952 và vào Nam năm 1954 theo lệnh của tổ chức. Tháng 3 năm 2000, Cục Chính trị thuộc Tổng cục 2 - Bộ Quốc phòng Việt Nam đã có văn bản xác nhận nhà văn Vũ Bằng là chiến sĩ quân báo.
  • ÔNG NỘI VÀ ÔNG NGOẠI – Truyện ngắn Xuân Quỳnh

    ÔNG NỘI VÀ ÔNG NGOẠI – Truyện ngắn Xuân Quỳnh

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ hàng đầu của Việt Nam nửa cuối thế kỷ XX, sức ảnh hưởng của Xuân Quỳnh lớn tới nỗi Google từng vinh danh bà trên trang chủ của họ vào năm 2019. Là nhà thơ nên tất nhiên bà nổi tiếng về thơ và hầu như khó tìm được ai không biết bài Thuyền và Biển của bà. Nhưng Xuân  Quỳnh cũng viết văn và viết rất nhiều truyện cho thiếu nhi, truyện Ông nội và ông ngoại dưới đây là một trong số đó.
  • LỜI NGUYỀN - Truyện ngắn Khái Hưng

    LỜI NGUYỀN - Truyện ngắn Khái Hưng

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Lời Nguyền là truyện ngắn của nhà văn Khái Hưng, viết về quãng thời gian ông bị thực dân Pháp bắt tại Hà Nội (1941) và đưa lên giam giữ tại trại giam Vụ Bản, Châu Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình. Truyện được xem là một trong những tác phẩm xuất sắc cuối cùng của nhà văn Khái Hưng. 
  • CHÙA ĐÀN III. - MƯỠU CUỐI - Truyện ngắn Nguyễn Tuân

    CHÙA ĐÀN III. - MƯỠU CUỐI - Truyện ngắn Nguyễn Tuân

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Mưỡu Cuối được nhà văn Nguyễn Tuân viết năm 1946, đặt làm Phần cuối và đem đi xuất bản ở Quốc Văn với tên Chùa Đàn. Với Tâm sự của nước độc, Nguyễn Tuân băng băng trèo lên đỉnh đèo văn, còn với Chùa Đàn, ông bồng bềnh trôi, chưa mỏi gối nhưng đã không còn đỉnh đèo nào để leo nữa.
  • CHÙA ĐÀN - II. TÂM SỰ CỦA NƯỚC ĐỘC - Truyện ngắn Nguyễn Tuân

    CHÙA ĐÀN - II. TÂM SỰ CỦA NƯỚC ĐỘC - Truyện ngắn Nguyễn Tuân

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Phần II của Chùa Đàn, được nhà văn Nguyễn Tuân viết năm 1945 có tên Tâm sự của nước độc. Truyện có phần đề từ lấy trong Chữ Nhàn, một bài hát nói của Nguyễn Công Trứ; “Ai hay hát mà ai hay nghe hát”. Trong Chùa Đàn, truyện được sắp xếp thành phần II. Nhà văn Khái Hưng và một số nhà văn khác cho rằng, (việc) Nguyễn Tuân viết thêm Dựng và Mưỡu Cuối, đã làm hỏng mất sự toàn bích một tác phẩm tuyệt mỹ.
  • CHÙA ĐÀN - DỰNG - Tuyện ngắn Nguyễn Tuân

    CHÙA ĐÀN - DỰNG - Tuyện ngắn Nguyễn Tuân

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Chùa Đàn được xem là tác phẩm hội tụ những gì tinh hoa nhất của nhà văn Nguyễn Tuân do Quốc Văn xuất bản năm 1946 tại Hà Nội. Chùa Đàn bắt đầu từ truyện ngắn Tâm sự của nước độc trong loạt truyện kinh dị Yêu Ngôn ông đăng trên các báo thời bấy giờ. Đến năm 1946, để phù hợp với diễn biến thời cuộc, ông viết thêm hai phần bổ sung, đặt làm phần Một và Ba, Tâm sự của nước độc trở thành phần Hai của tác phẩm.
    Dù là tác phẩm hay nhất của Nguyễn Tuân, nhưng Chùa Đàn đã bị đánh giá thấp do các yếu tốc ma quái kì dị đầy màu sắc tâm linh của nó. Kể từ lần in năm 1946 và sau đó được Tân Việt tái bản ở Sài Gòn* năm 1947, đến tận năm 1981, Chùa Đàn vẫn không được nhà xuất bản đưa vào tuyển tập của ông. Điều này đã khiến Nguyễn Tuân buồn bã đến nỗi; "Tôi tiếc cái Chùa Đàn quá. Họ cắt cái Chùa Đàn khỏi tuyển tập này, cũng giống như cắt cái gan ra khỏi bụng tôi".
    Đến năm 1999, Chùa Đàn mới được in trở lại trong tập Yêu Ngôn do nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh thực hiện. Ngày nay Chùa Đàn không những đã được xuất bản, mà còn được chuyển thể sang nhiều loại hình nghệ thuật khác như kịch nói, cải lương, phim điện ảnh. Ở mảng điện ảnh, Chùa Đàn được dựng thành bộ phim khá nổi tiếng Mê Thảo – thời vang bóng do đạo diễn Việt Linh thực hiện.
  • NGÕ LỖ THỦNG – Trung Trung Đỉnh Phần cuối

    NGÕ LỖ THỦNG – Trung Trung Đỉnh Phần cuối

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Phần cuối của Ngõ lỗ thủng, tác phẩm dựa trên những ký ức, sự kiện và nhân vật có thật của nhà văn Trung Trung Đỉnh, về một con ngõ quanh co gần phố Vân Hà của Hà Nội thời đất nước đang chuyển mình những năm 1980. Truyện, cùng với Tiễn biệt những ngày buồn, đã được Đài truyền hình Việt Nam chuyển thể thành phim truyền hình 29 tập Ngõ Lỗ Thủng, và dù, ông viết lời cho ca khúc trong phim, nhưng ông lại chả biết bộ phim ấy thế nào, vì ông bảo không xem phim.
  • NGÕ LỖ THỦNG – Trung Trung Đỉnh Phần 1

    NGÕ LỖ THỦNG – Trung Trung Đỉnh Phần 1

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Ngõ lỗ thủng của Trung Trung Đỉnh dựa trên ký ức của những sự kiện, nhân vật có thật của chính nhà văn, về một con ngõ quanh co gần phố Vân Hà của Hà Nội thời đất nước đang chuyển mình những năm 1980. Truyện, cùng với Tiễn biệt những ngày buồn, đã được Đài truyền hình Việt Nam chuyển thể thành phim truyền hình 29 tập Ngõ Lỗ Thủng, và dù, ông viết lời cho ca khúc trong phim, nhưng ông lại chả biết bộ phim ấy thế nào, vì ông bảo không xem phim.