chan_dung-ke_si

Hầu giời - Thơ Tản Đà

15-08-2023

Lượt xem 838

Đánh giá 1 lượt đánh giá

Chia sẻ

  Tản Đà

Hầu giời - Thơ Tản Đà

(Điệu Thu thuỷ)

Đêm qua chẳng biết có hay không
Chẳng phải hoảng hốt, không mơ mòng
Thật hồn! thật phách! thật thân thể!
Thật được lên tiên sướng lạ lùng!
Nguyên lúc canh ba, nằm một mình
Vắt chân dưới bóng ngọn đèn xanh
Nằm buồn ngồi dậy, đun nước uống
Uống xong ấm nước, nằm ngâm văn
Chơi văn ngâm chán, lại chơi giăng
Ra sân cùng bóng đi tung tăng
Trên giời bỗng thấy hai cô xuống
Miệng cười mủm mỉm cùng nói rằng:
“Giời nghe hạ giới ai ngâm nga
Tiếng ngâm vang cả sông Ngân Hà
Làm Giời mất ngủ, Giời đương mắng
Có hay, lên đọc Giời nghe qua”
Ước mãi, bây giờ mới gặp tiên!
Người tiên nghe tiếng lại như quen!
Văn chương nào có hay cho lắm
Giời đã sai gọi thời phải lên
Theo hai cô tiên lên đường mây
Vù vù không cánh mà như bay
Cửa son, đỏ trói, oai rực rỡ
Thiên môn đế khuyết như là đây!
Vào trông thấy Giời, xụp xuống lạy
Giời sai tiên nữ dắt lôi dậy
Ghế bành như tuyết, vân như mây
Truyền cho văn sĩ ngồi chơi đấy
Tiên đồng pha nước, uống vừa xong
Bỗng thấy chư tiên đến thật đông
Chung quay bầy ghế ngồi la liệt
Tiên bà, Tiên cô cùng Tiên ông
Chư tiên ngồi quanh đã tĩnh túc
Giời sai pha nước để nhấp giọng
Truyền cho văn sĩ đọc văn nghe
“Dạ bẩm lạy Giời, con xin đọc”
Đọc hết văn vần, sang văn xuôi
Hết văn thuyết lý, lại văn chơi
Đương cơn đắc ý đọc đã thích
Trè giời nhấp giọng càng tốt hơi
Văn dài hơi tốt ran cung mây!
Giời nghe, Giời cũng lấy làm hay
Tâm như nở dạ,  lè lưỡi
Hằng Nga, Chức Nữ chau đôi mày
Song Thành, Tiểu Ngọc lắng tai đứng
Đọc xong mỗi bài, cùng vỗ tay
“Bẩm con không dám man cửa Giời
Những các văn con in cả rồi
Hai quyển Khối tình văn thuyết lý
Hai Khối tình con là văn chơi
Thần tiên, Giấc mộng văn tiểu thuyết
Đài gương, Lên sáu văn vị đời
Quyển Đàn bà Tàu lối văn dịch
Đến quyển Lên tám nay là mười
Nhờ Giời, văn con còn bán được
Chửa biết con in ra mấy mươi!”
Văn đã giầu thay, lại lắm lối
Giời nghe Giời cũng bượch buồn cười
Chư tiên ao ước tranh nhau dặn:
“Anh gánh lên đây, bán chợ giời”
Giời lại phê cho: “Văn thật tuyệt!
Văn trần được thế chắc có ít?
Nhời văn truốt đẹp như sao băng!
Khí văn hùng mạnh như mây truyển!
Êm như gió thoảng! tinh như sương!
Đầm như mưa sa! lạnh như tuyết!
Chẳng hay văn sĩ tên họ gì?
Người ở phương nào, ta chửa biết”
“Dạ, bẩm lạy Giời, con xin thưa:
Con tên Khắc Hiếu họ là Nguyễn
Quê ở Á châu về Địa cầu
Sông Đà núi Tản nước Nam Việt”
Nghe xong, Giời ngợ một chút lâu
Sai bảo Thiên Tào lấy sổ xét
Thiên Tào tra sổ xét vừa xong
Đệ sổ lên trình Thượng đế trông:
“Bẩm quả có tên Nguyễn Khắc Hiếu
Đầy xuống hạ giới vì tội ngông”
Giời rằng: “Không phải là Giời đầy
Giời định sai con một việc nầy
Là việc “thiên lương” của nhân loại
Cho con xuống thuật cùng đời hay”
“Bẩm Giời, cảnh con thật nghèo khó
Trần gian thước đất cũng không có
Nhờ Giời năm xưa học ít nhiều
Vốn liếng còn một bụng văn đó
Giấy người, mực người, thuê người in
Mướn cửa hàng người bán phường phố
Văn chương hạ giới rẻ như bèo
Kiếm được đồng lãi thực rất khó
Kiếm được thời ít, tiêu thời nhiều
Làm mãi quanh năm chẳng đủ tiêu
Lo ăn lo mặc hết ngày tháng
Học ngày một kém, tuổi ngày cao
Sức trong non yếu, ngoài chen rấp
Một cây che chống bốn năm triều
Giời lại sai con việc nặng quá
Biết làm có nổi mà dám theo?”
Rằng: “Con không nói, Giời đã biết
Giời dẫu ngồi cao, Giời thấu hết
Thôi, con cứ về mà làm ăn
Lòng thông chớ ngại chi sương tuyết!
Cố xong công việc của Trời sai
Trời sẽ cho con về Đế khuyết”
Vâng nhời Giời dạy, lạy xin ra
Trời sai Thiên Ngưu đóng xe tiễn
Xe giời đã chực ngoài thiên môn
Chư tiên theo ra cùng tiễn biệt
Hai hàng luỵ biệt giọt sương rơi
Trông xuống trần gian vạn dặm khơi!
Thiên tiên ở lại, trích tiên xuống
Theo đường không khí về trần ai
Đêm khuya, khí thanh, sao thưa vắng
Giăng tà đưa lối về non đoài
Non đoài đã tới quê trần giới
Trông lên chư tiên không còn ai
Tiếng gà xao xác, tiếng người dậy
Giữa sân còn đứng riêng ngậm ngùi
Một năm ba trăm sáu mươi đêm
Sao được mỗi đêm lên hầu Giời!


Nguồn:
1. Còn chơi, Đông Kinh ấn quán, Hà Nội, 1921
2. Tản Đà, Khối tình con thứ ba, Tản Đà thư cục tùng thư, 1932

Bài liên quan
  • Chữ nhàn - Thơ Nguyễn Công Trứ

    Chữ nhàn - Thơ Nguyễn Công Trứ

    So lao tâm lao lực[2] cũng một đoàn, Người trần thế muốn nhàn sao được. Nên phải lấy chữ "Nhàn" làm trước, Trời tiếc du, ta cũng xin nài.
  • Những cánh buồm - Thơ Hoàng Trung Thông

    Những cánh buồm - Thơ Hoàng Trung Thông

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Nhà thơ Hoàng Trung Thông được trao Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật đợt Một năm 2001 với các tác phẩm Quê hương chiến đấu, Mời trắng và Tuyển tập Hoàng Trung Thông. Những cánh buồm là bài thơ về ước mơ thống nhất hai miền Nam - Bắc của nhân vật cha và con trong những năm tháng gian khổ của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
  • Quê Hương - Thơ Giang Nam

    Quê Hương - Thơ Giang Nam

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Quê Hương là tác phẩm bất hủ của nhà thơ Giang Nam, được ông sáng tác tại Hòn Dù, Khánh Hòa, trong tâm trạng trào dâng khi ông nhận được hung tin "cô bé nhà bên" của ông đã bị giặc bắn*. Năm 2001, ông đã được trao Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật cho tập thơ Quê Hương, Hạnh phúc từ nay và Thành phố chưa dừng chân.
  • Tình Tháp Mười - Thơ Bảo Định Giang

    Tình Tháp Mười - Thơ Bảo Định Giang

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Nhà thơ Nam Bộ Bảo Định Giang có những sáng tác đậm tình đất và người sông nước Miền Tây quê hương ông. Bài thơ Tình Tháp Mười dưới đây rút từ Đường Giải Phóng, tập thơ được trao Giải thưởng Nhà Nước về Văn học Nghệ thuật đợt I năm 2001.
  • Bến Đò Ngày Mưa

    Bến Đò Ngày Mưa

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Bến đò ngày mưa là bài thơ của thi sĩ thị xã Bắc Giang Anh Thơ, rút từ tập Bức Tranh Quê. Đây tập thơ đầu tay của bà sáng tác khi còn rất trẻ nhưng đã trở thành một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của bà.
  • Lời mẹ dặn - Thơ Phùng Quán

    Lời mẹ dặn - Thơ Phùng Quán

    Chân Dung Kẻ Sĩ: "Lời mẹ dặn" cùng với "Chống tham ô lãng phí" là hai bài thơ nhà văn Phùng Quán viết năm 1957. Đây là nguyên nhân khiến ông bị kỷ luật, mất đi tư cách hội viên Hội Nhà văn Việt Nam và phải đi lao động cải tạo ở nhiều nơi. Từ đó cho tới thời kỳ đổi mới, Phùng Quán phải tìm cách xuất bản một số tác phẩm của mình dưới bút danh khác và câu cá ở Hồ Tây để kiếm sống. Vì thế, bạn bè văn nghệ mô tả cuộc đời ông thời kỳ này bằng sáu chữ: "cá trộm, rượu chịu, văn chui". 
  • Cuộc chia ly màu đỏ - Thơ Nguyễn Mỹ

    Cuộc chia ly màu đỏ - Thơ Nguyễn Mỹ

    Tôi nhìn thấy một cô áo đỏ Tiễn đưa chồng trong nắng vườn hoa Chân Dung Kẻ Sĩ: Cuộc chia ly màu đỏ là tác phẩm hay nhất và nổi tiếng nhất của nhà thơ Nguyễn Mỹ. Bài thơ, như một bộ phim hùng vĩ, có đại cảnh, có trung cảnh, có cận cảnh, có diễn viên... Nhà thơ Nguyễn Mỹ đã sắp xếp câu chữ, khiến chúng đứng bên nhau, chói sáng, để dù màn bạc mà chúng xuất hiện trên đó, dù đã tắt từ lâu, nhưng ánh sáng của nó thì để lại mãi mãi trong những người yêu thơ. Năm 2007, các tác phẩm thơ và tập ký Trận Quán Cau của nhà thơ Nguyễn Mỹ được Nhà nước trao Giải thưởng nhà nước về Văn học Nghệ thuật.
  • Đợi - Thơ Vũ Quần Phương

    Đợi - Thơ Vũ Quần Phương

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Tốt nghiệp Đại học Y khoa rồi làm bác sĩ 2 năm mới đi làm thơ, nhưng nhà thơ Vũ Quần Phương thực sự đã tạo được vị thế. Năm 2007, ông được Nhà Nước trao tặng Giải thưởng Nhà Nước về Văn học Nghệ thuật.
  • Nhớ Bắc - Thơ Huỳnh Văn Nghệ

    Nhớ Bắc - Thơ Huỳnh Văn Nghệ

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Nhà thơ Huỳnh Văn Nghệ được người đời sau gọi là Thi tướng rừng xanh, do ông vừa làm thơ hay lại cầm quân giỏi, với những trận đánh vang dội tiêu diệt quân Pháp ở chiến trường Miền Đông. Năm 2007, ông được Nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật cho các tác phẩm Chiến khu xanh, Bên bờ sông xanh, Rừng thẳm sông dài. Tới năm 2010, ông được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
  • Dừa ơi - Thơ Lê Anh Xuân

    Dừa ơi - Thơ Lê Anh Xuân

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Nhà thơ Bến Tre Lê Anh Xuân (Ca Lê Hiến) được rất nhiều người yêu mến qua các bài thơ nặng tình với non sông đất nươc như; - Dáng đứng Việt Nam, Nguyễn Văn Trỗi, Trở về quê nội và Dừa Ơi. Năm 2001 nhà thơ Lê Anh Xuân được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật. Năm 2011, ông được Nhà nước Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
    Dừa ơi dừa! Người bao nhiêu tuổi/ Mà lá tươi xanh mãi đến giờ/ Tôi nghe gió ngàn xưa đang gọi/ Xào xạc lá dừa hay tiếng gươm khua.