chan_dung-ke_si

Giáo sư Huỳnh Minh Đức - Cây đại thụ Hán Nôm Miền Nam đã ngả bóng về nơi cuối trời

05-09-2023 13:35:00
Lượt xem: 4018

Đánh giá

Chia sẻ

huynh-minh-duc

Giáo Sư Huỳnh Minh Đức thời trẻ

Chân Dung Kẻ Sĩ: Sáng hôm nay, Giáo sư Huỳnh Minh Đức (1934-2023) cây đại thụ của Hán Nôm Miền Nam đã ngả bóng về nơi cuối trời, nhằm ngày Bính dần, tháng Canh thân năm Quý mão, tức ngày 5 tháng Chín năm 2023 Tây lịch.

 

Nguyễn Đức Bình

 

Nhiều thế hệ sinh viên của Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, trước kia là Đại học Văn khoa Sài Gòn, vẫn nhớ tới hình ảnh người thầy nhỏ nhắn nhưng tinh anh, không ngại tuổi già sức yếu, vẫn ngày ngày leo mấy tầng lầu của giảng đường để truyền thụ những kiến thức trác tuyệt về Hán Nôm cho các học trò của mình. Ông đưa học trò đi khắp nơi, từ Biên Hòa, tới Huế, nghiên cứu, ghi chép các văn tự, với mong mỏi giữ nền văn hiến của tổ tiên không bị mai một.

huynh-minh-duc-vu-khac-khoan

Giáo sư Huỳnh Minh Đức (phải) và nhà văn Vũ Khắc Khoan

Dịch Hán Nôm cổ đã khó, dịch Hán Nôm cổ về Y học càng khó hơn. Nhưng giáo sư Huỳnh Minh Đức, người trưởng thành từ Đại học văn khoa Sài Gòn, đã chọn con đường đem Hoàng đế nội kinh, một cuốn sách cổ vô cùng giá trị về Y học từ thời Hán dịch và chú thích sang Tiếng Việt.

Giáo sư Huỳnh Minh Đức không chỉ dịch Hán Nôm cổ, ông còn chú, giải thích rõ ràng cặn kẽ từng kiến văn liên quan tới Hán Nôm.

Ông bảo, soạn giả soạn câu hát "cho trọn nghĩa tào khang". Tào khang là cái gì? chỉ có tao khang thôi. Tao khang nghĩa là tấm cám, chỉ tình vợ chồng từ lúc khốn khó. Chứ tào khang là chữ vô nghĩa. Các trò phải học cho giỏi để không sai như vậy.

Nay thì, cây đại thụ của Hán Nôm Miền Nam người gốc Minh Hương đã ngả bóng về nơi cuối trời. Cầu mong hương hồn ông, dù ở đâu, vẫn sẽ tỏa bóng mát cho các học trò của mình, giúp họ gieo thêm những chồi non, những chữ và nghĩa, vào khoảng trống vắng đang ngày càng lớn dần. Gieo thêm cơn mưa vào những đồng bằng đang dần khô cằn thành hoang mạc trên mọi nẻo đường của ngôn ngữ, văn chương, báo chí nước nhà.

huynh-minh-duc-tran-chut

Thầy Trần Chút tới thăm GS Huỳnh Minh Đức tại Huỳnh gia trang ở gần Bửu Long - Biên Hòa

hunh-minh-duc-1973

GS Huỳnh Minh Đức và các đồng môn năm 1973 tại Sài Gòn 

Các tác phẩm của GS Huỳnh Minh Đức:

  • Trung Quốc triết học sử (dịch của Hồ Thích, Khai Trí, 1970)
  • Hồ Thích và cuộc vận động tân văn học (Trung tâm học liệu SG, 1972)
  • Văn học sử Trung Quốc (dịch của Dịch Quân Tả, NXB Trẻ, 1992)
  • Từ Ngọ Môn đến Thái Hoà điện (NXB Trẻ, 1994)
  • Cẩm nang châm cứu thực hành: Y học nhập môn (Thái Ất Thần Châm Cứu, dịch)
  • Dịch lý y lý (dịch)
  • Hán văn dành cho y học Đông Phương (dịch)
  • Hoàng Đế Nội Kinh Linh Khu (dịch)
  • Linh Quy Bát Pháp (1986)
  • Nội Kinh Nan Kinh (dịch)
  • Thương Hàn Luận (1986)
  • Châm Cứu Thực Hành - Tý Ngọ Lưu Chú (1989)

42624-h25c325a1n2bv25c42583n2bd25c325a0nh2bcho2by2bh25e125bb258dc2b25c4259025c325b4ng2bph25c625b025c625a1ng7fa6b-noi2bkinh2bnan2bkinh2bhuynh2bminh2bduc9156e-ty2bngo2bluu2btru96abd-cam2bnang2bcham2bcuu2bthuc2bhanh2bhuynh2bminh2bduc9f3cf-linh2bquy2bbat2bphapa2e54-thuong2bhan2bluan2bhuynh2bminh2bduca91e4-hoang2bde2bnoi2bkinh2blinh2bkhudcc99-han2bvan2bdanh2bcho2by2bhoc2bdong2bphuonge78b5-dich2bly2by2bly2bhuynh2bminh2bduc6d21606abcd43f43a56b0442b8ee9ce8

 

 

Bài liên quan