chan_dung-ke_si

Đề thi Văn cuối kỳ 1 lớp 6 ở Huế khiến nhiều người thốt lên: "Quá thương học sinh"

07-04-2024 23:20:00
Lượt xem: 921

Đánh giá

Chia sẻ

Đề thi Văn cuối kỳ 1 lớp 6 ở Huế dài kín 3 trang giấy A4 được chia sẻ và đang gây tranh cãi. Nhiều người cho biết, nhìn thấy đề đã "choáng" và thật sự thương học sinh.

Đề thi Văn cuối kỳ 1 lớp 6 ở Huế gây tranh cãi

Một đề thi Văn cuối kỳ 1 lớp 6 của một trường THCS ở Huế mới đây được chia sẻ và nhận được nhiều ý kiến từ dư luận. 

Theo đó, trong thời gian 90 phút, học sinh phải đọc hết đề dài kín 3 trang giấy A4 với 2 phần Đọc hiểu và Viết. Phần Đọc hiểu đề thi sử dụng ngữ liệu tác phẩm Cỏ dại của nhà văn Tô Hoài. Sau đó, học sinh sẽ trả lời 10 câu hỏi trắc nghiệm. Phần Viết, đề yêu cầu học sinh hãy kể về một câu chuyện đáng nhớ mà em đã trải qua với những người thân trong gia đình.

de-thi-van-cuoi-ky-1-lop-6-o-hue3-17122712144751144696760de-thi-van-cuoi-ky-1-lop-6-o-hue2-17122712144741932832924de-thi-van-cuoi-ky-1-lop-6-o-hue1-17122712144721476602825

Tuy nhiên, sau khi đề thi này được chia sẻ, nhiều người cho biết đề thi này quá dài so với học sinh lớp 6. Người lớn đọc còn "choáng" và bày tỏ thương học sinh thi quá vất vả.

Thầy Nguyễn Thế Hùng, giáo viên Văn ở một trường THCS tại TP.HCM đưa ra quan điểm: "Về hình thức, cả ngữ liệu (văn bản) và hệ thống câu hỏi chiếm trọn 3 mặt giấy A4 là quá dài so với thời gian làm bài 90 phút. Học sinh vừa đọc một văn bản mới (ngoài sách giáo khoa) vừa trả lời 10 câu trắc nghiệm (4 lựa chọn) và 1 câu tự luận là không dễ. Học sinh có học lực trung bình, yếu rất căng thẳng, có khả năng các em sẽ đánh lụi đáp án các câu trắc nghiệm hoặc các em không còn thời gian làm câu tự luận, bài làm sẽ sơ sài, không đảm bảo nội dung.

Nội dung câu hỏi liên quan đến thể ký (cho dù đề ra đúng theo chương trình), có độ khó tương đương chương trình lớp 11, vượt quá tâm lý lứa tuổi và trình độ nhận thức của các em học sinh chỉ mới 12 tuổi. Tôi khẳng định, học sinh bậc THPT cũng khó làm bài đạt mức 7, 8 điểm ở phần trắc nghiệm.

Thi trắc nghiệm môn Văn là quan điểm gây tranh cãi trái chiều không hồi kết, bởi lẽ, đề trắc nghiệm hay tự luận đều có ưu, nhược nhất định. Tuy nhiên, tôi cho rằng, văn chương là nghệ thuật ngôn từ, nếu ra theo hình thức trắc nghiệm sẽ rất khô khan. Học sinh không cần nắm kiến thức rộng theo cách kiểm tra trắc nghiệm, cần dạy cho các em biết viết đúng chính tả, ngữ pháp, biết tạo lập đoạn văn, bài văn... Chỉ nên vận dụng trắc nghiệm khi khởi động hoặc củng cố bài học là tốt nhất.

Nhận xét thêm về chương trình giáo dục phổ thông mới có gây khó cho giáo viên và học sinh, thầy Hùng cho biết: "Chương trình Ngữ văn bậc THCS, THPT có nhiều phạm vi kiến thức rất hàn lâm khiến học sinh khó hiểu. Giáo viên lúng túng khi ra đề gây tranh cãi thời gian qua có một số nguyên nhân như yếu, kém chuyên môn, không nắm chương trình; Lý tưởng hóa bộ môn, tức là nghĩ học sinh cũng giỏi như thầy cô; Do lười nên copy đề trên mạng...".

Cô Nguyễn Mai Lan, giáo viên Văn ở Hà Nội cũng cho rằng: "Đề này có ưu điểm là các câu hỏi tiếng Việt đã bám sát kiến thức tiếng việt và thể loại tác phẩm.

Nhược điểm của đề là lấy văn bản ngữ liệu khá dài, gây vất vả cho học sinh lớp 6 lần đầu tiếp cận khi kỹ năng đọc còn kém. Câu hỏi trắc nghiệm cũng dài, thông thường chỉ khoảng 8 câu trắc nghiệm thì đây 10 câu. Ngoài ra, đề này khó với học sinh đại trà vì theo sách Cánh diều, học sinh lớp 7 mới học thành ngữ mà ở đề này đã có câu hỏi về thành ngữ".

Theo cô Lan, cấu trúc đề trên là hoàn toàn bình thường, tất cả các học sinh học theo sách mới đều phải làm bài như trên. Các câu trắc nghiệm là để kiểm tra kiến thức tiếng Việt, còn các câu 1 điểm trở lên mới bắt đầu tập viết văn. Cách học và kiểm tra như vậy buộc các con phải rèn kỹ năng đọc nhanh như tiếng Anh và nắm chắc kiến thức thể loại văn học mới làm được đúng các câu trắc nghiệm.

Nhìn chung, trong thời gian làm bài là 90 phút, nếu nắm được kiến thức văn tốt thì các em mới làm bài tốt, học sinh học yếu sẽ không hoàn thành được đề thi này.

Theo danviet.vn

Bài liên quan