chan_dung-ke_si

Cuộc gặp gỡ của gia đình với Chất vấn thói quen của nhà thơ Phan Hoàng

12-02-2023

Lượt xem 2725

Đánh giá 3 lượt đánh giá

Chia sẻ

Cuộc gặp gỡ của gia đình với Chất vấn thói quen của nhà thơ Phan Hoàng

Chandungkesi: Trong buổi giao lưu ấm cúng như cuộc "gặp gỡ của gia đình" với các nhà văn, nhà thơ TP. Hồ Chí Minh, hai nhà văn, nhà thơ, dịch giả Attila F Balázs và Sándor Halmosi của Hungary đã trao đổi với các đồng nghiệp tại TP.Hồ Chí Mình về sự quan trọng của văn học cũng như cầu nối dịch thuật đối với người sáng tác.  

Chất vấn thói quen của nhà thơ Phan Hoàng đã nêu một vấn đề cốt lõi có ở mọi nền văn hóa. Theo hai nhà thơ Hungary, chính họ cũng đang đối mặt với vấn đề trong tác phẩm của nhà thơ Phan Hoàng: xung đột giữa hiện đại và truyền thống.

20230208_091307

 

20230208_092537

20230208_092637

Giao lưu văn học với 2 nhà thơ Attila F Balázs và Sándor Halmosi trong cuộc "gặp gỡ của gia đình" - Ảnh Đức Bình

Theo nhà thơ Attila F. Balázs, dịch văn học là chiếc cầu nối lý tưởng để các dân tộc xích lại gần nhau hơn, qua đó thấu hiểu, hòa nhập tâm hồn cùng nhau. Trong vấn đề dịch văn học, chúng ta cần quan tâm đến các dịch giả, bởi những dịch giả văn học có vai trò rất quan trọng, họ như những chú ngựa thồ để chở văn chương đến các quốc gia khác nhau.

img_1675857513739_1675859004894

Nhà thơ Phan Hoàng và nhà văn Trầm Hương - Ảnh Nguyễn Hoàng

Nhiều nhà văn thuộc các thế hệ khác nhau đã tới chia vui cùng nhà thơ Phan Hoàng. Các thế hệ đi trước như Hoài Vũ, Phạm Sỹ Sáu, Trần Hữu Dũng, Cao Chiến, Trầm Hương... hay trẻ hơn như Trương Anh Quốc, Phùng Hiệu, Chu Quang Mạnh Thắng, Phạm Phương Lan, La Mai Thi Gia...

Tham dự sự kiện còn có các khách mời như đạo diễn Nguyễn Hoàng, nhà biên kịch Nguyễn Đức Bình, họa sĩ Lê Sa Long...

Buổi giao lưu, chúc mừng Chất vấn thói quen của nhà thơ Phan Hoàng diễn ra ấm cúng như cuộc "gặp gỡ của gia đình". Các nhà văn, nhà thơ sôi nổi thảo luận về công việc sáng tác, cũng như những khó khăn của nghề. 

 

img_1675857513717_1675859000951

img_1675857513716_1675859000803

Nhà thơ, dịch giả Attila F. Balázs - Ảnh Nguyễn Hoàng

Attila F. Balázs: “ Chúng ta cần quan tâm đến chất lượng dịch. Những bản dịch tốt sẽ mang đến cho bạn đọc những phần chuyển ngữ với những từ ngữ đẹp tinh tế hơn và ngược lại”.

Nhà thơ Attila F. Balázs và nhà thơ Halmosi Sándor đến Việt Nam lần đầu tiên vào năm 2019 dự Hội nghị quốc tế quảng bá văn học Việt Nam ra thế giới trong chuỗi sự kiện Ngày Thơ sau Tết Kỷ Hợi.

Từ thưở thơ ấu, tôi đã được nghe nhiều về Việt Nam-biểu tượng của tự do và mơ ước được tới đất nước này. Ngày xa xưa ấy, cả thế giới nhìn về Việt Nam. Và lần này đặt chân tới Việt Nam đối với tôi như mơ ước đã trở thành hiện thực. Attila F. Balázs chia sẻ khi lần đầu tiên được đặt chân tới Việt Nam.

“Kể từ đó cho đến nay, chúng tôi đã xuất bản một số tập thơ đương đại cũng như tuyển tập thơ Việt Nam thế kỷ 20 để độc giả Hungary có được một cái nhìn tổng quát về thơ ca cũng như đất nước Việt Nam”, nhà thơ Attila F. Balázs cho biết.

 

img_1675857550002_1675859029833

img_1675857513729_1675859003189

Các nhà văn, nhà thơ tham dự sự kiện - Ảnh Nguyễn Hoàng

20230208_091723_hdr

Nhà văn Cao Chiến, Chu Quang Mạnh Thắng - Ảnh Đức Bình

img_1675857513719_1675859001333Nhà thơ Sándor Halmosi là dịch giả văn học, Nhà sáng lập và Chủ tịch danh dự Hội Văn học nghệ thuật Echivox (Stuttgart, Đức), Nhà sáng lập và Giám đốc nghệ thuật, Giám đốc sáng tạo của Hội Văn hóa – Mỹ thuật và Di sản Csontváry - Ảnh Nguyễn Hoàng

Trước khi sang đây, tôi có biết về văn học Việt Nam nhưng chưa nhiều. Thơ ca là tấm gương phản ánh xã hội. Thơ ca chính là cuộc sống, hơi thở cuộc sống. Trong cuộc sống, ta cần phải giữ được sự cân bằng giữa vật chất và linh hồn. Nhà thơ, dịch giả Sándor Halmosi chia sẻ khi dự Hội nghị quốc tế quảng bá văn học Việt Nam ra thế giới năm 2019.

Trở lại Việt Nam lần này, anh chia sẻ: Không chỉ ở Việt Nam mà tại nhiều nước, chúng ta cũng đều rất trân trọng những giá trị truyền thống, vì đó là những giá trị cha ông để lại nhưng chúng ta sống ở thời hiện đại, chúng ta cũng cần chất vấn những thói quen, chất vấn truyền thống để chúng ta tìm ra những điều mới mẻ hơn, đẹp đẽ hơn để cống hiến cho đời”.

 

20230208_092659

Đạo diễn Nguyễn Hoàng (cầm máy ảnh) - Ảnh Đức Bình

 

20230208_102221

Nhà thơ Phan Hoàng chia sẻ niềm vui khi “Chất vấn thói quen” xuất bản ở Hungary - Ảnh Đức Bình

Có rất nhiều nhà văn nhà thơ Việt Nam có năng lực hơn, tác phẩm hay hơn, xứng đáng được dịch, xuất bản và trao giải, nhà thơ Phan Hoàng nói. Anh cũng cho rằng giải thưởng là một niềm vui đối với anh, nhưng quan trọng hơn là "sự kết nối" với các nền văn hóa khác. 

img_1675857550003_1675859029950

Nhà văn Trầm Hương (áo dài), Phó Chủ tịch Hội Nhà văn TP.HCM chia vui cùng nhà thơ Phan Hoàng - Ảnh Nguyễn Hoàng

Nhà thơ Phan Hoàng mong muốn rằng, sau buổi giao lưu, các nhà văn nhà thơ sẽ có thêm một cầu nối để không chỉ xuất bản các tác phẩm của mình ở nước ngoài mà còn có thể sang thăm nước bạn vào ngày gần nhất.

Trước đó, vào ngày 4/2/2023 tại Hà Nội, Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Danube, Attila F. Balázs đã trao Giải thưởng Nghệ thuật Danube cho nhà thơ Phan Hoàng với tập thơ Chất vấn thói quen.

Tập thơ do NXB Hội Nhà văn ấn hành năm 2012 và NXB Văn hóa - Văn nghệ tái bản năm 2015, đã được trao Giải thưởng Hội Nhà văn TP.HCM và Tặng thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2012. Vào năm 2022, tập thơ đã được dịch sang tiếng Anh và xuất bản ở Canada.

20230208_104930

Nhà thơ Phan Hoàng với giải thưởng Nghệ thuật Danube - Ảnh Đức Bình

cdks_resize

Hai nhà thơ Hungary chụp ảnh lưu niệm trước khi chia tay các nhà văn, nhà thơ, đạo diễn, biên kịch Việt Nam

img_1675857550015_1675859031475

Vợ chồng nhà thơ Phan Hoàng - Ảnh Nguyễn Hoàng

Trước nhà thơ Phan Hoàng đã có ba nhà văn, nhà thơ Việt Nam vinh dự được nhận Giải thưởng Nghệ thuật Danube của Hungary. Đó là nhà văn Bảo Ninh với tập truyện ngắn “Trại bảy chú lùn”, nhà thơ Trần Quang Đạo với tập thơ “Bay trong mơ” và nhà văn Kiều Bích Hậu được trao vì những đóng góp của chị trong việc kết nối, thúc đẩy phát triển văn hóa giữa hai nước Việt Nam – Hungary.

 

Nhà văn, nhà thơ, dịch giả BALÁZS F. ATTILA

 

Hội viên Hội Nhà văn Hungary

Thành viên của Hiệp hội các nhà văn Hungary tại Slovakia

Hội viên Hội Nhà văn Rumani

Thành viên của Câu lạc bộ PEN Hungary

Thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học, Nghệ thuật và Văn học Châu Âu tại Paris

Thành viên của Học viện Eminescu

Thành viên của cơ quan công cộng của Học viện Nghệ thuật Hungary

Thành viên danh dự của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Chisinau (Cộng hòa Moldova).

Phó chủ tịch của hội văn hóa Dellart ở Cluj

Phó chủ tịch Grenzenlose Literatur (Frauenkirchen).

 

Giải thưởng

 

Giải thưởng Madách Level, Slovakia, 1992

Giải thưởng liên hoan thơ quốc tế Máramarossziget, 2009

Giải thưởng dịch thơ, Szatmár, 2010

Công dân danh dự của thành phố Nandaime, Nicaragua, 2010

Giải thưởng dịch giả văn học chi nhánh Arad của Hội Nhà văn Rumani, 2010

Giải thưởng lớn (Grand prize) Lucian Blaga. Cluj, 2011

Giải Lilla, Hévíz, 2011

Giải Liên Hoan Thơ Quốc Tế Vancouver, Canada, 2012

Giải thưởng dịch giả văn học của Học viện Mihai Eminescu, Craiova, 2012

Giải Liên hoan thơ quốc tế Galac, Romania, 2014

Giải thưởng lớn (Grand prize) của liên hoan mùa xuân các nhà thơ châu Âu, Chisinau, Moldova, 2014

Giải Thành tựu Trọn đời Tudor Arghezi, Tg.Jiu, 2014

Công dân danh dự của thành phố Targu Carbunesti, 2014

Giải thưởng dịch thuật Tudor Arghezi, Tg-Jiu, 2015

Công dân thành phố Sirmium, Serbia, 2015

Giải thưởng Sirmium, Sremska Mitrovica, Serbia, 2015

Giải thưởng Liên hoan thơ Istanbul, 2016

Bằng danh dự Tiến sĩ Văn học, Suiyang, Trung Quốc, 2018

Hiệp hội Nhà văn Anh Thế giới, Giải thưởng Văn học Ấn Độ, 2019

Giải dịch giả văn học Lukijan Mušicki của Hội Nhà văn Belgrade, 2019

Giải quốc tế Dardanica, Brussels / Prishtina, 2019

Giải thưởng Văn học Nghệ thuật của Viện Hàn lâm Khoa học Châu Âu, Paris, 2020

Giải thưởng quốc tế Brankovic, Smeredovo, 2020

Giải thưởng Sundial, Sremska Mitrovica, 2020

Giải thưởng của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Hoàng gia Serbia, 2020

Giải thưởng của Hiệp hội Dịch giả Montenegro, 2020

Giải thưởng Imre Forbáth, 2021

 

Nguyễn Đức Bình

Bài liên quan