chan_dung-ke_si

Cuộc đời thầm lặng của danh họa Dương Bích Liên

19-07-2024

Lượt xem 822

Đánh giá 1 lượt đánh giá

Chia sẻ

  Dương Bích Liên

Cuộc đời thầm lặng của danh họa Dương Bích Liên

Họa sĩ Dương Bích Liên của bộ tứ ''Nghiêm, Liên, Sáng, Phái'' nhiều lần từ chối Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm cho ông.

Danh họa sống không vợ con, ít bạn bè. Ông thân thiết hai họa sĩ Bùi Xuân Phái và Nguyễn Sáng. Trong căn nhà ở số 55 Bà Triệu, Hà Nội, đồ đạc của ông chỉ có một chiếc giường nhỏ luôn phủ ga trắng, chiếc võng, bàn và một chiếc ghế. Sinh thời, ông nói: ''Cô đơn là số phận của đời tôi''.

Câu chuyện về danh họa được giới mỹ thuật đúc kết trong chương trình Họa sĩ Dương Bích Liên - Ánh chớp thầm lặng tổ chức hôm 13/7, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông (1924-2024). Ông qua đời tháng 12/1988, ở tuổi 64.

duong_bich_lien

Họa sĩ Dương Bích Liên năm 1983 tại 55A Bà Triệu. Ảnh: Tư liệu gia đình

Họa sĩ Lương Xuân Đoàn - chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam - cho biết sau Đổi mới, hội nỗ lực tổ chức triển lãm cho nhóm tứ kiệt hội họa nhưng không thuyết phục được ông Dương Bích Liên. Hai lần được hội ngỏ lời mời, ông chỉ im lặng hoặc cười trừ. Khi qua đời, danh họa chưa từng có một triển lãm cá nhân. Tới nay, tranh của ông không còn nhiều, bị phân tán khắp nơi.

thieu_nu_va_hoa_cuc_trang

Tác phẩm "Thiếu nữ và hoa cúc trắng" (Sơn dầu). BST Hào Hải

Ở đời thường, danh họa thường giữ khoảng cách trong giao tiếp, khiến người đối diện cảm giác ông là người khó tính. Trong ký ức của ông Dương Hồng Quân - một người cháu, ông Dương Bích Liên sống giản dị, thường im lặng. Do vậy, với con cháu, ông vừa thân quen lại xa lạ. Trong 20 ngày cuối đời, họa sĩ chọn cách uống rượu, nhịn ăn. Trước lúc mất, ông chỉ thông báo cho một người bạn thân để nhờ lo hậu sự.

Nhiều năm gần gũi với ông, họa sĩ Đặng Thị Khuê - từng là Ủy viên Ban Thư ký Hội Nghệ sĩ tạo hình Việt Nam, nhận xét ông có lối sống ẩn dật và nhẫn nhịn. Vì vậy, ông dồn hết năng lượng, nhiệt huyết cho nghệ thuật.

duong_bich_lien_tran_dan

Từ trái sang: Dương Bích Liên, Đặng Đình Hưng, Trần Dần, Nguyễn Sáng

Bạn yêu hội họa biết đến họa sĩ Dương Bích Liên qua những tác phẩm Chiều vàng, Mùa gặt, Hào, Hồ Chủ tịch qua suối. Bức sơn mài Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc của ông được công nhận là bảo vật quốc gia năm 2017, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Sinh thời, họa sĩ từng có thời gian được ở gần Hồ Chủ tịch, nhờ đó ông mô tả được chân thực dáng vẻ, cử chỉ của lãnh tụ. Danh họa Tô Ngọc Vân từng nhận định họa sĩ Dương Bích Liên là người có khả năng vẽ chính xác thần thái của Hồ Chủ tịch. Bà Đặng Thị Khuê cho biết trước khi mất ba ngày, ông vẫn kể lại cặn kẽ những kỷ niệm với Chủ tịch Hồ Chí Minh.

chan_dung_co_yen

Tác phẩm "Chân dung cô Yến" (sơn dầu). BST cô Yến

Tranh "Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc'' được ông Dương Bích Liên sáng tác năm 1980, lấy cảm hứng từ những ngày gần gũi Hồ Chủ tịch năm 1952. Ảnh: Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam
Bên cạnh đó, ông thành công trong loạt tác phẩm chân dung thiếu nữ, với những nét vẽ đầy tình cảm và sự trân trọng dành cho phái đẹp. Giới mỹ thuật thường nói "Phố Phái, gái Liên'', cho thấy một trường phái tranh nổi bật trong sự nghiệp sáng tác của danh họa Dương Bích Liên.

Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam nhớ một lần gặp họa sĩ ở tư gia của ông Nguyễn Tư Nghiêm. Khi thấy áo của ông Dương Bích Liên đứt cúc, một cô người mẫu đã giúp ông đơm lại. Ánh mắt biết ơn, trìu mến mà họa sĩ dành cho cô gái khiến ông Lương Xuân Đoàn không thể nào quên.

duong_bich_lien_bui_xuan_phai

Họa sĩ Dương Bích Liên và họa sĩ Bùi Xuân Phái - Ảnh chụp năm 1984

Xuyên suốt sự nghiệp, ông chỉ khắc họa hình ảnh những cô gái Hà Thành. Bà Hải Yến - nguyên mẫu bức Chân dung cô Yến của danh họa - nhớ mãi câu chuyện ông cứ vẽ xong lại xé giấy vì chưa ưng ý. Bà Yến từng có chút tự ái, nói: ''Nếu bác thấy cháu xấu quá, không xứng đáng để bác vẽ thì bác cứ nói thẳng với cháu''. Hai tháng sau, bà lại được họa sĩ gọi đến gặp. Khi ấy, bà không sửa soạn nhiều nhưng chỉ sau khoảng hai tiếng, ông Dương Bích Liên đã hoàn thành bức chân dung bà.

co-mai
Tác phẩm ''Cô Mai", sơn dầu

Họa sĩ Dương Bích Liên lớn lên trong gia đình có cha là quan tri phủ, họ hàng có nhiều người là trí thức, bác ruột là giáo sư Dương Quảng Hàm. Ông là sinh viên khóa cuối cùng của trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương.

Danh họa từng đoạt giải nhất triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 1980 với sáng tác Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc. Năm 2000, ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học, nghệ thuật. Theo nhận định của họa sĩ Đặng Thị Khuê, tranh Dương Bích Liên dù chất liệu gì đều mang vẻ đẹp huyền ảo, bí ẩn, chứa nhiều khoảng trống khiến người xem ám ảnh, phải chiêm nghiệm.

Theo vnexpress.net

Bài liên quan
  • 9 huyền thoại văn chương chưa từng nhận giải Nobel

    9 huyền thoại văn chương chưa từng nhận giải Nobel

    Có nhiều đóng góp to lớn cho nền văn học, một số nhà văn xứng đáng được vinh danh tại giải Nobel nhưng dường như họ lại "vô duyên" với giải thưởng danh giá này.
  • Top 10 tác phẩm âm nhạc nổi bật của TP.HCM có Đất nước trọn niềm vui, Một đời người một rừng cây

    Top 10 tác phẩm âm nhạc nổi bật của TP.HCM có Đất nước trọn niềm vui, Một đời người một rừng cây

    Mùa xuân trên TP.HCM, Đất nước trọn niềm vui, Thành phố trẻ, Thành phố tình yêu và nỗi nhớ... có tên trong danh sách bình chọn 50 tác phẩm nổi bật thuộc nhiều lĩnh vực của TP.HCM.
  • Thể lệ Giải thưởng Thơ 1-2-3 lần thứ I

    Thể lệ Giải thưởng Thơ 1-2-3 lần thứ I

    Kể từ khi thể thơ 1-2-3 ra đời vào mùa thu năm 2018 đến nay, ngoài hàng trăm tác giả trong và ngoài nước sáng tác thể nghiệm, đã có nhiều tập thơ 1-2-3 được xuất bản, chưa kể những bài thơ 1-2-3 in chung với các thể loại thơ khác trong các tập thơ. Đó là thành quả chung của những người yêu thơ và làm thơ 1-2-3.
  • 'Thơ ngày nay xa rời hiện thực'

    'Thơ ngày nay xa rời hiện thực'

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Nhà thơ Đặng Huy Giang cho rằng hiện nay tìm được bài thơ hay thì hiếm hoi như "sao buổi sớm, lá mùa thu".
  • Nhà văn Mỹ Francis Scott Fitzgerald: Một đời lấy ngắn nuôi dài

    Nhà văn Mỹ Francis Scott Fitzgerald: Một đời lấy ngắn nuôi dài

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Viết truyện ngắn nhảm nhí để sinh nhai những mong Great Gatsby sẽ trở thành tiểu thuyết khiến giới văn chương Mỹ công nhận mình là một nhà văn lớn, thế nhưng cuốn tiểu thuyết, sau này sẽ trở thở thành một tượng đài của văn chương Mỹ, chỉ nhận được những bài điểm sách vặt của các phóng viên thay vì những bài của các nhà phê bình sành sỏi. Dù sao thì, mặc cho Great Gatsby không được công nhận trong thời đại Fitzgerald đang sống, nhưng tới ngày nay, khi mà nhiều người trong số các nhà văn nổi tiếng cùng thời với ông đã bị rơi vào quên lãng, Great Gatsby, tác phẩm hay nhất của ông vẫn được nhiều người tìm đọc, được giảng dạy trong nhiều chương trình đại học Mỹ, là một sự công nhận lớn nhất mà một người là nhà văn hằng mong ước.
  • Việt Nam khai quật thành công ‘kho báu’ bị chôn vùi 12 thế kỷ ở một xã ven biển miền Trung, được công nhận kỷ lục thế giới

    Việt Nam khai quật thành công ‘kho báu’ bị chôn vùi 12 thế kỷ ở một xã ven biển miền Trung, được công nhận kỷ lục thế giới

    Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) khi đó đã đề nghị cơ quan chức năng phong tỏa khẩn cấp khu vực để bảo vệ nguyên trạng, họp bàn tìm cách khai quật tối ưu.
  • VIẾT TRUYỆN NGẮN NHƯ THẾ NÀO* - CHEKOV

    VIẾT TRUYỆN NGẮN NHƯ THẾ NÀO* - CHEKOV

    Sao lại nói là không có cốt truyện? Không đúng. Cốt truyện có ở mọi nơi mọi chỗ. Anh hãy nhìn vào bức tường này. Ai cũng biết ở đấy chẳng có gì cả. Nhưng anh hãy nhìn kỹ vào đó, hãy tìm trong đó một cái gì của mình, một cái gì không ai thấy được. Và anh hãy viết ra. Xin cứ tin điều tôi nói, bấy giờ thế nào cũng có một truyện ngắn. Cũng như anh có thể viết rất hay về một chủ đề đã cũ mèm như viết về ánh trăng, miễn là biết nhìn ra trong ánh trăng một cái gì của mình mà không phải một cái gì khác đã quá nhàm.
  • Nhà văn Minh Chuyên được phong tặng Anh hùng Lao động

    Nhà văn Minh Chuyên được phong tặng Anh hùng Lao động

    Theo thông tin từ nhà thơ Nguyễn Quang Thiều - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, nhà văn Minh Chuyên vừa được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động bởi những đóng góp đặc biệt cho văn học viết về chiến tranh thời hậu chiến.
  • Nhà thơ Bùi Giáng: Kỳ cuối: Gặp hoạn nạn là Kim Cương có mặt

    Nhà thơ Bùi Giáng: Kỳ cuối: Gặp hoạn nạn là Kim Cương có mặt

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Lúc đầu thấy Bùi Giáng cầu hôn Kim Cương không được, Nguyễn Thùy có lần đã đề nghị với Kim Cương một cách nghiêm túc hay là Kim Cương lấy Bùi Giáng làm chồng, biết đâu sẽ giúp anh ấy bớt khùng và viết lách đường hoàng, đĩnh đạc, dễ hiểu hơn?
  • Nhà thơ Bùi Giáng - Kỳ 4: Tỉnh điên một cõi hồng trần

    Nhà thơ Bùi Giáng - Kỳ 4: Tỉnh điên một cõi hồng trần

    Nguyễn Thùy có cô người yêu là sinh viên Đại học Sư phạm ban Anh văn rất quý trọng Bùi Giáng, cô này thường đi theo Bùi Giáng uống cà phê, quàng vai ông rất thân thiết khiến Bùi Giáng rất vui.