Đánh giá
Chân Dung Kẻ Sĩ: Nhiều ngày nay, thông tin cụ bà Trịnh Thị Khơng ở Đồng Nai đã 119 tuổi, cao hơn 2 tuổi so với người lớn tuổi nhất thế giới, đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của nhiều người Việt Nam và khiến báo chí quốc tế chú ý.
Bài viết của Biên kịch Nguyễn Đức Bình
Theo giấy tờ tùy thân và thiệp mừng thọ của Chủ tịch nước, cụ Khơng sinh năm 1905, quê ở huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa, hiện sống tại ấp 2, xã Bình Lộc, TP Long Khánh, Đồng Nai. Với số tuổi 119, cụ Khơng cao tuổi hơn cả cụ bà Maria Branyas Morera (sinh năm 1907, quốc tịch Pháp), đang được Tổ chức Kỷ lục Guinness thế giới công nhận là người cao tuổi nhất thế giới.
Cụ bà Trịnh Thị Khơng 119 tuổi ở Đồng Nai
Thông tin về bà cụ người Việt Nam có khả năng nhiều hơn cụ bà Maria Branyas Morera hai tuổi ngay lập tức cũng được báo chí quốc tế quan tâm.
Tờ Sputnik phiên bản Tiếng Việt cho hay, hiện gia đình, chính quyền địa phương đang thực hiện các thủ tục liên quan để công nhận cụ bà Việt Nam Trịnh Thị Khơng là người cao tuổi nhất thế giới.
Ngoài ra, tờ báo Nga hy vọng Cụ bà Việt Nam có thể phá kỷ lục của "Người cao tuổi nhất thế giới còn sống."
Cụ bà Việt Nam 119 tuổi có thể là người sống thọ nhất thế giới là tiêu đề bài báo trên Nextshark, do tác giả Michelle De Pacina đưa tin, với một sự háo hức không kém gì người Việt.
Phá kỷ lục: Với hồ sơ chính thức và sự thừa nhận của chủ tịch nước cho thấy cụ sinh năm 1905, cụ Khơng được coi là cư dân lớn tuổi nhất Việt Nam ở tuổi 119. Điều này cũng khiến cụ Khơng lớn hơn hai tuổi so với người giữ Kỷ lục Guinness Thế giới (GWR) hiện tại, Maria Branyas Morera, người Pháp, người đã tổ chức sinh nhật lần thứ 117 vào hôm thứ Hai vừa qua.
Cụ bà Trịnh Thị Khơng sống cùng con cháu, đã tới thế hệ thứ năm
BNN Breaking, một tờ báo Mỹ cũng đưa tin về cụ bà lớn tuổi nhất Việt Nam và nói rằng; Bà Trinh Thị Khơng của Việt Nam sẵn sàng phá kỷ lục thế giới là người sống thọ nhất ở tuổi 119.
Cụ Trịnh Thị Khơng, 119 tuổi đến từ Việt Nam có thể sớm được công nhận là người già nhất thế giới, vượt qua kỷ lục hiện tại, tờ báo Mỹ nói rõ hơn đồng thời tỏ ra khâm phục khi nói rằng cụ bà cao tuổi nhất Việt Nam tràn ngập “một cuộc sống cùng gia đình kèm một nghị lực kiên cường.”
BNN Breaking cũng cho biết thêm rằng, cụ Khơng xuất thân từ tỉnh Thanh Hóa, và sống cùng con gái ở Đồng Nai từ năm 2014. Cuộc đời của cụ bà kéo dài hơn một thế kỷ, bao gồm một gia đình có 7 người con, với người con trai cả hiện đã ngoài 90 và có một đàn con cháu đông đảo lên tới 150 người. Dù đã lớn tuổi nhưng bà Khơng vẫn duy trì lối sống tương đối lành mạnh, hỗ trợ chế độ ăn cháo, nước yến và được người con gái 82 tuổi là Đỗ Thị Ninh chăm sóc.
BNN Breaking cũng hy vọng rằng, sự chú ý của giới truyền thông quốc tế và quan chức địa phương sẽ giúp cụ Khơng được tổ chức Kỷ lục Guinness Thế giới nhanh chóng công nhận.
Khi câu chuyện của cụ bà Khơng thu hút được sự chú ý của quốc tế, nó nhấn mạnh câu chuyện rộng hơn về tuổi thọ của con người và các yếu tố góp phần tạo nên một cuộc sống lâu dài và khỏe mạnh. Khả năng bà cụ được tổ chức Kỷ lục Guinness thế giới công nhận không chỉ là thành tích cá nhân của cụ Khơng và gia đình mà còn là khoảnh khắc tự hào dân tộc của Việt Nam, tờ báo Mỹ nói.
Cùng nói về cụ Khơng, nhưng tác giả Zesha Saleem của tờ Mirror, Anh, lại chú ý đến bí quyết sống trường thọ của cụ bà 119 tuổi tới từ Việt Nam.
Nhờ bí quyết ăn sáng hàng ngày, tất cả là nhờ món ăn yêu thích của bà – cháo, tờ báo Anh tiết lộ.
Tờ báo Anh tỏ ra khá ngạc nhiên khi thành tựu tuổi tác của cụ Khơng không hề được các quan chức địa phương chú ý, khi họ trao cho bà giấy chứng nhận công nhận tuổi của bà vào năm 2023, nhân dịp sinh nhật lần thứ 118 của bà.
Ở tuổi 119, cụ Khơng vẫn còn khá minh mẫn và bế được cả một em bé, thuộc hàng chút chít của cụ
BNN Breaking, trong một liên hệ về sự sống con người đã kết nối sự trường thọ của cụ Khơng với việc Pháp trở thành nước đầu tiên trên thế giới đã chính thức đưa quyền phá thai của phụ nữ vào Hiến pháp. Sự kiện này đã bị Học viện Giáo hoàng về Sự sống phản đối, khi họ đã đưa ra một tuyên bố ủng hộ lập trường của Giáo hội Pháp chống lại việc sửa đổi hiến pháp nói trên.
Việc đặt câu chuyện của cụ Khơng cạnh quan điểm của Vatican về vấn đề phá thai mang đến một phạm vi rộng để suy ngẫm về giá trị của cuộc sống, từ những giai đoạn sơ khai cho đến những năm tháng cuối đời. Nó gợi lên một sự suy ngẫm rộng hơn về cách xã hội coi trọng và bảo vệ cuộc sống ở mọi giai đoạn, cân bằng quyền tự do cá nhân với những cân nhắc về đạo đức, BNN Breaking - tờ báo Mỹ, tiếp tục đưa quan điểm của họ, nói lên những suy ngẫm về tuổi thọ và tiêu chuẩn đạo đức.
Cụ Khơng, nếu được tổ chức Kỷ lục Guinness Thế giới công nhận là người cao tuổi nhất thế giới còn sống ở thời điểm hiện tại, vẫn chưa phải là người cao tuổi nhất của Việt Nam từng được tổ chức này công nhận.
Trước cụ Trịnh Thị Khơng, hai cụ bà khác là cụ Nguyễn Thị Trù (122 tuổi) và Nguyễn Thị Cơ (123 tuổi) đều được xem là những người cao tuổi nhất thế giới nhưng chỉ có cụ Nguyễn Thị Trù được Tổ chức Kỷ lục Guinness Thế giới công nhận và ghi tên vào sách kỷ lục với danh hiệu “Người sống thọ nhất thế giới còn sống” (năm 2015, lúc cụ 122 tuổi).
Còn cụ Nguyễn Thị Cơ, dù giấy tờ thể hiện sinh năm 1901, tức năm nay đã 123 tuổi, lại không được công nhận kỷ lục Guinness do không có căn cứ nào khác để xác định tuổi thọ của cụ trừ giấy tờ tùy thân và gia đình cũng không có nguyện vọng sử dụng thiết bị kỹ thuật đo độ tuổi của xương để giám định số tuổi của cụ.
Nhưng niềm vui là, dù chẳng cần một kỷ lục thế giới, cuộc sống của cụ Cơ hiện nay bên con cháu đang rất thanh bình.
Trên thế giới, mới đây, một người phụ nữ đến từ Nam Phi được cho là "người già nhất thế giới" đã qua đời ở tuổi 128. Bà mẹ 7 con Johanna Mazibuko, người sống qua ba thế kỷ, được cho là đã qua đời tại nhà riêng ở tỉnh Tây Bắc nước này.
NĐB
Thư, bài vở cộng tác vui lòng gửi tới Email:
Vui lòng ghi rõ nguồn khi copy nội dung từ website này.
© Copyright: chandungkesi.com