chan_dung-ke_si

Con Dế Mèn – Thơ Nguyễn Đức Bình

30-12-2022

Lượt xem 4559

Đánh giá 2 lượt đánh giá

Chia sẻ

Con Dế Mèn – Thơ Nguyễn Đức Bình

1

Biên kịch Nguyễn Đức Bình thứ hai từ trái qua trong buổi trao giải Thơ Bút Mới của Báo Tuổi Trẻ năm 2001 

Năm tháng và chiến tranh

Bom đạn đuổi theo màu ngói đỏ

Nơi đâu đình Hồng Kiều

Chốn đâu ở Tân Yên, Tiên Lục, Lạng Giang (1)

Trường Ngô đâu? (2)

Chia tay nhé sách bút

Chia tay thôi con dế mèn vẫn cong sợi râu nghi ngờ nhìn đám cỏ non.

Trường

chong chong đứng ấp nỗi nhớ nhung dằng dặc.

Nép mình trong những chiếc mo nang rách bươm chồi măng thèm được sống

cựa quậy.

Chắt chiu từng giọt.

Thơ.

Chắt chiu từng giọt.

Mơ.

Cuồn cuộn

những bước chân trần đạp nát những mảnh vỡ sắc hơn thuỷ tinh vỡ.

Những đôi mắt

Gói trọn sông Thương

Múc ánh trăng vàng

Giấu …

Ơ nơi sâu thẳm thị giác

Lửa cháy...

Ơ nơi câu quan họ, ầm ầm vượt ngàn bát độ ngân rung chùm ba liên sáu tấu lên bản hùng ca xứ sở mấy ngàn năm không quen sống trong vòng cương tỏa ngoại bang. 

Chạch vàng nơi đất sỏi

nhưng đất này vốn ít phù sa. 

Trường nay,

Sông như thơ nước như mơ (3)

Thơ

Len lỏi giữa những pha lê và cửa kính màu

Còn lại những đôi mắt

Còn lại một đôi mắt

người lính phi công già (4)

bỏ quên danh hiệu anh hùng

mải mê

vén cỏ

tìm chú dế mèn vẫn cong sợi râu nghi ngờ nhìn đám cỏ non.

Chú thích:   1. Các địa danh thuộc tỉnh Hà Bắc, nay là tỉnh Bắc Giang, nơi Trường PTTH Ngô Sĩ Liên từng dừng chân thời chiến tranh.

  1. Trường PTTH Ngô Sĩ Liên, Bắc Giang, thành lập từ 1946.
  2. Thơ Nguyễn Việt Chiến.

                   4. Trung tướng không quân Nguyễn Văn Cốc. Anh hùng Cốc từng là học sinh trường Ngô Sĩ Liên. Ông đã lên đường nhập ngũ khi đang học lớp 8 tại ngôi  trường này . Sau này anh hùng Cốc trở thành người tiêu diệt nhiều máy bay Mỹ nhất trong cuộc chiến tranh bảo vệ bầu trời miền Bắc.

Bài liên quan
  • Chữ nhàn - Thơ Nguyễn Công Trứ

    Chữ nhàn - Thơ Nguyễn Công Trứ

    So lao tâm lao lực[2] cũng một đoàn, Người trần thế muốn nhàn sao được. Nên phải lấy chữ "Nhàn" làm trước, Trời tiếc du, ta cũng xin nài.
  • Những cánh buồm - Thơ Hoàng Trung Thông

    Những cánh buồm - Thơ Hoàng Trung Thông

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Nhà thơ Hoàng Trung Thông được trao Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật đợt Một năm 2001 với các tác phẩm Quê hương chiến đấu, Mời trắng và Tuyển tập Hoàng Trung Thông. Những cánh buồm là bài thơ về ước mơ thống nhất hai miền Nam - Bắc của nhân vật cha và con trong những năm tháng gian khổ của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
  • Quê Hương - Thơ Giang Nam

    Quê Hương - Thơ Giang Nam

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Quê Hương là tác phẩm bất hủ của nhà thơ Giang Nam, được ông sáng tác tại Hòn Dù, Khánh Hòa, trong tâm trạng trào dâng khi ông nhận được hung tin "cô bé nhà bên" của ông đã bị giặc bắn*. Năm 2001, ông đã được trao Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật cho tập thơ Quê Hương, Hạnh phúc từ nay và Thành phố chưa dừng chân.
  • Tình Tháp Mười - Thơ Bảo Định Giang

    Tình Tháp Mười - Thơ Bảo Định Giang

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Nhà thơ Nam Bộ Bảo Định Giang có những sáng tác đậm tình đất và người sông nước Miền Tây quê hương ông. Bài thơ Tình Tháp Mười dưới đây rút từ Đường Giải Phóng, tập thơ được trao Giải thưởng Nhà Nước về Văn học Nghệ thuật đợt I năm 2001.
  • Bến Đò Ngày Mưa

    Bến Đò Ngày Mưa

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Bến đò ngày mưa là bài thơ của thi sĩ thị xã Bắc Giang Anh Thơ, rút từ tập Bức Tranh Quê. Đây tập thơ đầu tay của bà sáng tác khi còn rất trẻ nhưng đã trở thành một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của bà.
  • Lời mẹ dặn - Thơ Phùng Quán

    Lời mẹ dặn - Thơ Phùng Quán

    Chân Dung Kẻ Sĩ: "Lời mẹ dặn" cùng với "Chống tham ô lãng phí" là hai bài thơ nhà văn Phùng Quán viết năm 1957. Đây là nguyên nhân khiến ông bị kỷ luật, mất đi tư cách hội viên Hội Nhà văn Việt Nam và phải đi lao động cải tạo ở nhiều nơi. Từ đó cho tới thời kỳ đổi mới, Phùng Quán phải tìm cách xuất bản một số tác phẩm của mình dưới bút danh khác và câu cá ở Hồ Tây để kiếm sống. Vì thế, bạn bè văn nghệ mô tả cuộc đời ông thời kỳ này bằng sáu chữ: "cá trộm, rượu chịu, văn chui". 
  • Cuộc chia ly màu đỏ - Thơ Nguyễn Mỹ

    Cuộc chia ly màu đỏ - Thơ Nguyễn Mỹ

    Tôi nhìn thấy một cô áo đỏ Tiễn đưa chồng trong nắng vườn hoa Chân Dung Kẻ Sĩ: Cuộc chia ly màu đỏ là tác phẩm hay nhất và nổi tiếng nhất của nhà thơ Nguyễn Mỹ. Bài thơ, như một bộ phim hùng vĩ, có đại cảnh, có trung cảnh, có cận cảnh, có diễn viên... Nhà thơ Nguyễn Mỹ đã sắp xếp câu chữ, khiến chúng đứng bên nhau, chói sáng, để dù màn bạc mà chúng xuất hiện trên đó, dù đã tắt từ lâu, nhưng ánh sáng của nó thì để lại mãi mãi trong những người yêu thơ. Năm 2007, các tác phẩm thơ và tập ký Trận Quán Cau của nhà thơ Nguyễn Mỹ được Nhà nước trao Giải thưởng nhà nước về Văn học Nghệ thuật.
  • Đợi - Thơ Vũ Quần Phương

    Đợi - Thơ Vũ Quần Phương

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Tốt nghiệp Đại học Y khoa rồi làm bác sĩ 2 năm mới đi làm thơ, nhưng nhà thơ Vũ Quần Phương thực sự đã tạo được vị thế. Năm 2007, ông được Nhà Nước trao tặng Giải thưởng Nhà Nước về Văn học Nghệ thuật.
  • Nhớ Bắc - Thơ Huỳnh Văn Nghệ

    Nhớ Bắc - Thơ Huỳnh Văn Nghệ

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Nhà thơ Huỳnh Văn Nghệ được người đời sau gọi là Thi tướng rừng xanh, do ông vừa làm thơ hay lại cầm quân giỏi, với những trận đánh vang dội tiêu diệt quân Pháp ở chiến trường Miền Đông. Năm 2007, ông được Nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật cho các tác phẩm Chiến khu xanh, Bên bờ sông xanh, Rừng thẳm sông dài. Tới năm 2010, ông được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
  • Dừa ơi - Thơ Lê Anh Xuân

    Dừa ơi - Thơ Lê Anh Xuân

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Nhà thơ Bến Tre Lê Anh Xuân (Ca Lê Hiến) được rất nhiều người yêu mến qua các bài thơ nặng tình với non sông đất nươc như; - Dáng đứng Việt Nam, Nguyễn Văn Trỗi, Trở về quê nội và Dừa Ơi. Năm 2001 nhà thơ Lê Anh Xuân được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật. Năm 2011, ông được Nhà nước Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
    Dừa ơi dừa! Người bao nhiêu tuổi/ Mà lá tươi xanh mãi đến giờ/ Tôi nghe gió ngàn xưa đang gọi/ Xào xạc lá dừa hay tiếng gươm khua.