chan_dung-ke_si

7 cuốn sách mới nhất định phải đọc của các nhà báo Mỹ

22-06-2023

Lượt xem 1801

Đánh giá 1 lượt đánh giá

Chia sẻ

  sách hay

7 cuốn sách mới nhất định phải đọc của các nhà báo Mỹ

Các nhà báo Mỹ viết không ít sách, cả hư cấu lẫn phi hư cấu và thường được đánh giá cao. Dưới đây là 7 cuốn sách xuất bản năm 2023 có nội dung, cách viết rất ấn tượng.

We Were Once a Family (Chúng ta từng là một gia đình)

Tháng 3/2018, Jennifer Hart cùng vợ Sarah Hart và 6 đứa con nuôi của họ lái xe lao khỏi một vách đá ở Mendocino, bang California, Mỹ. Vụ việc gây chấn động nước Mỹ, đặc biệt là vì bức chân dung mà vợ chồng Hart miêu tả cho những người khác về một cặp đôi yêu nhau nhận nuôi con trẻ.

Trên thực tế, đã có sự lạm dụng và bỏ bê; năm 2019, bồi thẩm đoàn của nhân viên điều tra nhất trí phán quyết rằng, vợ chồng Harts định chết cùng với 6 đứa con của họ: Markis, 19 tuổi; Jeremiah và Abigail đều 14 tuổi; Devonte, 15 tuổi; Hannah, 16 tuổi và Ciera, 12 tuổi.

 
 
7 cuon sach moi anh 1

Tác giả Roxanna Asgarian, một nhà báo làm việc tại bang Texas, người phụ trách mục tòa án và luật pháp của báo The Texas Tribune, đi sâu vào những thất bại mang tính hệ thống dẫn đến vụ giết người - tự sát này trong cuốn sách We Were Once a Family: A Story of Love, Death, and Child Removal in America (tạm dịch: Chúng ta từng là một gia đình: Câu chuyện về tình yêu, cái chết và bỏ con ở Mỹ).

Nhà xuất bản Farrar, Straus và Giroux mô tả cuốn sách là “tiết lộ về những mảnh đời dễ bị tổn thương” và “sự phơi bày kinh hoàng về hệ thống chăm sóc, nuôi dưỡng và nhận con nuôi tạo ra thảm kịch này”. Sách được phát hành từ 14/3/2023.

When Crack Was King (Khi ma túy đá là vua)

Nhà báo Donovan X. Ramsey viết về đại dịch ma túy đá của những năm 1980 và 1990 ở Mỹ trong tác phẩm sắp xuất bản. Dự kiến Nhà xuất bản One World sẽ cho ra mắt When Crack Was King (tạm dịch: Khi ma túy đá là vua) vào ngày 11/7.

Ramsey, cựu nhà báo của Los Angeles Times, gọi cuốn sách là “một lịch sử của con người”. Trong video do nhà xuất bản đăng tải, Ramsey cho biết có cảm hứng viết sách sau nhiều năm theo dõi cộng đồng da đen, cộng đồng da màu và hệ thống pháp luật hình sự.

 
 
7 cuon sach moi anh 2

When Crack Was King theo chân 4 cá nhân: “Elgin Swift, một nguyên mẫu của ngành công nghiệp và tham vọng của Mỹ, đồng thời là con trai của một người cha nghiện ma túy đá, người đã biến tổ ấm của họ thành 'ngôi nhà ma túy đá'; Lennie Woodley, từng nghiện ma túy đá và làm gái mại dâm; Kurt Schmoke, thị trưởng lâu năm của thành phố Baltimore, người sớm ủng hộ phi hình sự hóa và Shawn McCray, nhà hoạt động cộng đồng, thần đồng bóng rổ, thành viên sáng lập của Zoo Crew - nhóm buôn bán ma túy khét tiếng nhất ở thành phố Newark, bang New Jersey - Mỹ".

The Teachers (Giáo viên)

Trong cuốn The Teachers (Giáo viên) ra mắt ngày 14/3/2023, phóng viên điều tra kiêm diễn giả Alexandra Robbins kể câu chuyện về ba giáo viên khi họ định hướng một năm trong lớp học của mình.

 
the-teachers
 

Theo Nhà xuất bản Dutton, có “Penny, giáo viên dạy toán cấp hai ở miền Nam, người đã vật lộn với nhóm nhân viên độc hại tại một ngôi trường lớn trong một thị trấn nhỏ; Miguel, giáo viên giáo dục đặc biệt ở miền Tây nước Mỹ đấu tranh cho học sinh của mình với tư cách một nhà giáo dục và nhà hoạt động; Rebecca, giáo viên tiểu học ở bờ Đông nước Mỹ phải nỗ lực để sắp xếp và xác định cuộc sống ngoài trường học”.

Bà Robbins cũng phỏng vấn hàng trăm giáo viên khác trên toàn nước Mỹ, những người cởi mở về tất cả những gì họ trải qua với tư cách là nhà giáo dục của giới trẻ.

Tạp chí Publishers Weekly gọi The Teachers là một nghiên cứu ấn tượng và sâu sắc nhằm củng cố luận điểm rằng Mỹ đầu tư chưa đủ vào giáo dục trẻ em.

Collision of Power (Va chạm quyền lực)

Martin Baron, Tổng biên tập The Washington Post nghỉ hưu năm 2021. Trước đó, làm việc ở 3 tờ báo, ông đã dẫn dắt các nhà báo dưới quyền gặt hái Giải thưởng Pulitzer danh giá. Tháng 10, ông sẽ trình làng cuốn sách Collision of Power (tạm dịch: Va chạm quyền lực).

 
 
7 cuon sach moi anh 4

Nhà xuất bản Flatiron Books mô tả sách của ông Baron là “một tác phẩm phi hư cấu hoành tráng đặc tả cuộc đấu tranh quyền lực ghê gớm giữa chính trị, tiền bạc, truyền thông và công nghệ”.

Giống một số tác phẩm khác của các nhà báo nổi tiếng Maggie Haberman và Bob Woodard, Collision of Power có thể rất được giới báo chí và công chúng quan tâm.

"The Girl in the Window" and Other True Tales ("Cô gái bên cửa sổ" và những câu chuyện có thật khác)

Bạn có thể nhớ câu chuyện về Danielle, một cô gái ở bang Florida, Mỹ được cảnh sát tìm thấy một mình trong căn phòng đầy gián. Cô bị lạm dụng, bỏ bê và được các chuyên gia mô tả là đứa trẻ “hoang dã”.

Nhà báo Lane DeGregory của Tampa Bay Times đã khám phá ra bi kịch của Dani và giành được giải thưởng Pulitzer về viết phóng sự vào năm 2009. Câu chuyện nổi bật đó của DeGregory cùng 23 người khác trong 'The Girl in the Window' and Other True Tales (tạm dịch: 'Cô gái bên cửa sổ' và những câu chuyện có thật khác) được Nhà xuất bản Đại học Chicago phát hành tháng 4. Đây chỉ là một phần nhỏ trong số hơn 3.000 câu chuyện của bà DeGregory trong ba thập kỷ làm báo.

 
 
7 cuon sach moi anh 5
7 cuon sach moi anh 5
 

Trang web của nhà xuất bản viết: “Mỗi tác phẩm được tập hợp ở đây - bao gồm cả bài báo đoạt giải Pulitzer - được kèm theo ghi chú về cách họ xây dựng câu chuyện, cùng với những mẹo để các nhà văn phi hư cấu ở mọi cấp độ có thể làm như vậy”.

Gator Country (Đất nước cá sấu)

Gator Country (tạm dịch: Đất nước cá sấu) của bà Rebecca Renner, cộng tác viên tạp chí, kênh truyền hình National Geographic, kể câu chuyện về nạn săn trộm cá sấu thông qua báo cáo, viết về thiên nhiên và tường thuật cá nhân.

 
 
7 cuon sach moi anh 6

“Phạm vi rộng và sống động đến từng chi tiết, Gator Country là một câu chuyện có nhịp độ nhanh về nhiều rủi ro mà con người gặp phải để sống sót ở một trong những cảnh quan đẹp nhất nhưng cũng ghê gớm nhất thế giới và cuộc điều tra bí mật có nguy cơ lật đổ toàn bộ kế hoạch”, Nhà xuất bản Flatiron Books bình luận.

Sách sẽ ra mắt vào ngày 14/11/2023, hứa hẹn tìm ra những nguyên nhân thực sự đằng sau sự tàn phá vùng đất ngập nước Everglades ở bang Florida và các kho báu sinh thái khác trên đất Mỹ.

The Mythmakers (Những người làm nên huyền thoại)

Tiểu thuyết đầu tay của Keziah Weir, biên tập viên cao cấp tạp chí Vanity Fair, có tựa đề The Mythmakers (tạm dịch: Những người làm nên huyền thoại). Nhà xuất bản Simon & Schuster/Marysue Rucci Books phát hành ngày 13/6.

 
 
7 cuon sach moi anh 7

Tiểu thuyết kể về Sal Cannon, một nhà báo trẻ có cuộc đời gần như chạm đáy khi cô tình cờ đọc được truyện ngắn của tác giả tên là Martin Keller. Cô gặp Martin nhiều năm trước tại một sự kiện và bị sốc khi nhận ra câu chuyện kể về mình và thời điểm họ gặp nhau.

Sau đó, Sal bắt đầu nhiệm vụ đọc toàn bộ bản thảo của Martin hiện đã qua đời, khiến cô vướng vào rắc rồi với góa phụ của anh ta - Moira.

“Khi Sal xem qua các bài viết của Martin và tìm hiểu thêm về Moira, câu hỏi về nàng thơ và nghệ sĩ lại nảy sinh, hết lần này đến lần khác”, nhà xuất bản giới thiệu. “Thậm chí còn hơn thế nữa khi câu chuyện về con gái của Martin xuất hiện. Ai sở hữu câu chuyện? Và ai là người còn lại để kể?”.

 

Theo Linh Nhi - Vietnamnet

Bài liên quan
  • Việt Nam khai quật thành công ‘kho báu’ bị chôn vùi 12 thế kỷ ở một xã ven biển miền Trung, được công nhận kỷ lục thế giới

    Việt Nam khai quật thành công ‘kho báu’ bị chôn vùi 12 thế kỷ ở một xã ven biển miền Trung, được công nhận kỷ lục thế giới

    Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) khi đó đã đề nghị cơ quan chức năng phong tỏa khẩn cấp khu vực để bảo vệ nguyên trạng, họp bàn tìm cách khai quật tối ưu.
  • VIẾT TRUYỆN NGẮN NHƯ THẾ NÀO* - CHEKOV

    VIẾT TRUYỆN NGẮN NHƯ THẾ NÀO* - CHEKOV

    Sao lại nói là không có cốt truyện? Không đúng. Cốt truyện có ở mọi nơi mọi chỗ. Anh hãy nhìn vào bức tường này. Ai cũng biết ở đấy chẳng có gì cả. Nhưng anh hãy nhìn kỹ vào đó, hãy tìm trong đó một cái gì của mình, một cái gì không ai thấy được. Và anh hãy viết ra. Xin cứ tin điều tôi nói, bấy giờ thế nào cũng có một truyện ngắn. Cũng như anh có thể viết rất hay về một chủ đề đã cũ mèm như viết về ánh trăng, miễn là biết nhìn ra trong ánh trăng một cái gì của mình mà không phải một cái gì khác đã quá nhàm.
  • Nhà văn Minh Chuyên được phong tặng Anh hùng Lao động

    Nhà văn Minh Chuyên được phong tặng Anh hùng Lao động

    Theo thông tin từ nhà thơ Nguyễn Quang Thiều - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, nhà văn Minh Chuyên vừa được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động bởi những đóng góp đặc biệt cho văn học viết về chiến tranh thời hậu chiến.
  • Nhà thơ Bùi Giáng: Kỳ cuối: Gặp hoạn nạn là Kim Cương có mặt

    Nhà thơ Bùi Giáng: Kỳ cuối: Gặp hoạn nạn là Kim Cương có mặt

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Lúc đầu thấy Bùi Giáng cầu hôn Kim Cương không được, Nguyễn Thùy có lần đã đề nghị với Kim Cương một cách nghiêm túc hay là Kim Cương lấy Bùi Giáng làm chồng, biết đâu sẽ giúp anh ấy bớt khùng và viết lách đường hoàng, đĩnh đạc, dễ hiểu hơn?
  • Nhà thơ Bùi Giáng - Kỳ 4: Tỉnh điên một cõi hồng trần

    Nhà thơ Bùi Giáng - Kỳ 4: Tỉnh điên một cõi hồng trần

    Nguyễn Thùy có cô người yêu là sinh viên Đại học Sư phạm ban Anh văn rất quý trọng Bùi Giáng, cô này thường đi theo Bùi Giáng uống cà phê, quàng vai ông rất thân thiết khiến Bùi Giáng rất vui.
  • Nhà thơ Bùi Giáng - Kỳ 3: Trong cõi điên nhân tình thế thái

    Nhà thơ Bùi Giáng - Kỳ 3: Trong cõi điên nhân tình thế thái

    Sau khi không may gặp hỏa hoạn, không chỉ nhà bị cháy mà tất cả tác phẩm và sách vở tài liệu bị cháy sạch, Bùi Giáng lại thêm một cú sốc lớn khiến tâm hồn nhạy cảm của ông càng bị chấn động. Bùi Giáng càng điên hơn, ban ngày ông lang thang ngoài đường trong trang phục “cái bang” với mấy con chó nhỏ trong túi vải đeo lủng lẳng quanh mình. Cứ thế ông rong chơi khắp phố phường và trêu chọc thiên hạ, nhất là các cô gái đẹp.
  • Nhà thơ Bùi Giáng - Kỳ 2: Bút lực hoa trôi nước chảy

    Nhà thơ Bùi Giáng - Kỳ 2: Bút lực hoa trôi nước chảy

    Để có cả một kho tàng tác phẩm như thế Bùi Giáng đã viết lúc nào trong khi ông thường dành hết thời giang trong ngày để rong chơi cho những cuộc điên tưởng chừng bất tận? Đây là một điểm rất bí ẩn mà cho đến nay chưa có lời giải, kể cả những người gần gũi nhất với ông.
  • Nhà thơ Bùi Giáng - Kỳ 1: 'Giáo sư' không tốt nghiệp đại học

    Nhà thơ Bùi Giáng - Kỳ 1: 'Giáo sư' không tốt nghiệp đại học

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Bùi Giáng không tốt nghiệp đại học nhưng lại làm “giáo sư” dạy học một thời gian, là nhà nghiên cứu, khảo luận, dịch thuật và nhất là làm thơ. Ông dịch nhiều tác phẩm nổi tiếng của các tác giả tên tuổi trên thế giới, viết khảo luận đông tây kim cổ và đặc biệt là làm thơ nhanh như chớp bất cứ ở đâu, trong trường hợp nào.
  • Cửa ô Hà Nội hơn 100 năm trước

    Cửa ô Hà Nội hơn 100 năm trước

    Hà Nội từng có 21 cửa ô nhưng đến năm 1866, trên bản đồ chỉ còn 15 cái tên.
  • Chữ quốc ngữ khiến người Việt bị đứt gãy về văn hóa?

    Chữ quốc ngữ khiến người Việt bị đứt gãy về văn hóa?

    Một câu hỏi được đưa ra từ lâu trong giới nghiên cứu nhưng không dễ trả lời: sự thay đổi chữ viết tạo ra sự đứt gãy về văn hóa, truyền thống trong dân tộc ta?