chan_dung-ke_si

NHỮNG PHÚT CHIA LY - Truyện ngắn Bà Tùng Long

23-09-2023

Lượt xem 2029

Đánh giá 2 lượt đánh giá

Chia sẻ

  truyện ngắn hayBà Tùng Long Lê Thị Bạch Vân

NHỮNG PHÚT CHIA LY - Truyện ngắn Bà Tùng Long

Bà TÙNG LONG (1915-2006)

Chân Dung Kẻ Sĩ: Trong vòng 40 năm, Bà Tùng Long (Lê Thị Bạch Vân) đã viết gần 400 truyện ngắn và 60 truyện dài, tiểu thuyết, chưa kể rất nhiều các bài báo.

Bà Tùng Long, mẹ của nhà văn Nguyễn Đông Thức, không nhận mình là nhà văn. Bà bảo viết chỉ là nghề để nuôi chồng và nuôi con, khi nào đứa lớn lo được cho đứa nhỏ, bà sẽ ngừng viết. Năm 1972, bà ngừng viết thật.

Thời sung mãn, bà kiếm được cả chục cây vàng mỗi tháng nhờ viết lách. Nhờ đó, bà có đủ tiền để nuôi chồng và 9 người con, mua căn cư xá Chu Mạnh Trinh, nơi tập trung rất nhiều văn nghệ sĩ nổi tiếng Sài Gòn thời bấy giờ. Có tiền, bà có thể mua thang thuốc “Thập toàn đại bổ” có giá cả lượng vàng ngâm rượu cho chồng uống, mua trà Thiết Quan Âm đắt tiền cho chồng thưởng thức hoặc chiều những thói quen phong lưu khác của ông.

 ba-tung-long

Bà Tùng Long thời trẻ

LINH đi qua đi lại trong phòng, lòng nghĩ ngợi băng khoăng. Mấy hôm nay chàng không sao nghỉ được cũng vì cái vấn đề hôn nhân của chàng.

Linh vừa đậu Dược sư, nhưng chàng không có vốn đề mở một tiệm thuốc ở Sài Gòn. Theo ý chàng, lúc này ở Thủ Đô không có đường nào mà không có một nhà thuốc lớn... chàng ra sau, muốn cạnh tranh với các bạn đàn anh, cũng phải có vốn đề mở một tiệm thuốc thật lớn ở ngay trung tâm của Sài Gòn hoa lệ... Mở được như thế thì mới có hy vọng làm giàu chớ còn tìm một căn phố tầm thường ở một vùng như Phú Nhuận, Tân Định thì khó mà sống lắm.

Vốn không có, chàng định về Trung hợp tác với một người bạn, trong vài ba năm nữa, khi có đủ tiền rồi chàng sẽ trở về Sài Gòn.

Chàng đem cái ý muốn này thưa với cha mẹ của Diệu Chi, vị hôn thê của chàng, thì ông bà Phú kinh ngạc nói : 

– Diệu Chi sẽ thương nhớ con, con bắt nó chờ đợi con những ba bốn năm sau? Tại sao con lại phải đi xa. Cha mẹ đã nhiều lần khuyên con để cho cha mẹ giúp con mở một tiệm thuốc... Con có công học, Diệu Chi có của, kẻ công người của góp chung lại thì làm gì mà không được.

Cha mẹ Diệu Chi giàu lắm mà nàng lại là con một, khi Linh quen với Diệu Chi thì chàng không biết rõ Diệu Chi giàu... Đến khi hai người yêu nhau rồi thì Linh mới hay ông bà Phú giàu có nhất nhì ở Thủ Đô. Chàng ái ngại về việc ấy vì các bạn chàng nghĩ rằng chàng đã đào mỏ... Sự thật chàng yêu Diệu Chi vì nàng hiền lành duyên dáng và rất khéo léo trong cách xã giao.

Ông bà Phú thấy Linh sắp làm dược sư lại có nhiều đức tính đáng khen nên ngỏ ý gã Diệu Chi cho chàng.

Linh nhận lời nhưng đã thưa rõ với ông bà Phú: 

– Bây giờ chúng con làm lễ đính hôn. Nàng đến bao giờ con có sự nghiệp lúc ấy con sẽ cưới Diệu Chi. Ông bà Phú nói rõ cho chàng biết là sự thắc mắc của chàng quá hẹp hòi Chàng đã là rể thì có khác nào con, huống chi Ông bà lại không có con trai.

Bà Phú đã nói với chàng :

– Người ta há không nói rằng : Dâu hiền con gái, rể thảo là con trai sao... Cái gia tài này sau nầy là của Diệu Chi, của Diệu Chi tức là của con, sao con lại phân vân vì một chuyện nó đã tự nhiên như thế.

Mặc cho bà Phú nói, mặc cho Diệu Chi năn nỉ, Linh nhất định không chịu nhờ vào của vợ... Chàng cũng thường nghe người ta bàn tán về những người đàn ông sống nhờ bên vợ, những anh chàng đi học có bằng cấp nầy, bằng cấp nọ, rồi chung quy tìm một cô vợ giàu để rồi sống trên của cải vợ... Những người ấy lẽ dĩ nhiên là phải nể vợ và sợ cả gia đình vợ.

Người đàn bà có học, hiểu biết đại nghĩa thì ít, mà hạng người ỷ tiền, cây tài, cậy sắc thì nhiều. Mua một người chồng kỹ sư, bác sĩ bằng đồng tiền, họ có quyền khinh chồng họ và trong chổ vợ chồng cái có chăng nữa thì cũng là thứ hạnh phúc bề ngoài mà thôi.

Linh nhất định phải đi xa một lúc, chàng cần phải nói rõ cho Diệu Chi biết cái ý muốn của chàng vì ngày đi cũng đã gần kề rồi... Linh đến thăm Diệu Chi tại nhà nàng. Thấy Linh có vẻ nghỉ ngợi, Diệu Chi đoán trước có chuyện quan hệ, khi nghe Linh nói là sắp đi về Trung, thì Diệu Chi ôm mặt khóc... Những giọt nước mắt của Diệu Chi đành rằng có làm rung cảm quả tim của Linh, nhưng không đủ sức mảnh liệt để mà giữ Linh lại...

Bà Phú thấy con buồn thì đau lòng lắm. Diệu Chi nói với Linh: 

– Hay là chúng ta làm lễ cưới ngay đi và em sẽ đi theo anh về Trung..

Nhưng bà Phú không tán thành cái ý muốn của Diệu Chi vì bà ta chỉ có một mình Diệu Chi. Diệu Chi đi xa, ông bà làm sao yên lòng được.

Thế là Linh ra đi để bao nhiêu thương nhớ cho Diệu Chi. Một năm qua, cái hạnh phúc duy nhất của Diệu Chi là được đọc những bức thư của Linh gởi về...

Nhiều lúc thương nhớ Linh quá, Diệu Chi đã thốt những lời mà bà Phú phải la rầy nàng. Diệu Chi nói: 

– Té ra sự giàu có cũng là một sự trở ngại cho hôn nhơn.

Nếu cha mẹ nghèo thì Linh và con đâu phải xa nhau như thế này...

Bà Phú nói:

– Tại Linh hẹp hòi và quá giàu lòng tự ái, chớ có biết bao nhiêu người nhờ vào của cải vợ. Có phải làm như thế mà khỏi hưởng cái gia tài của cha mẹ sau này đâu... Dù muốn dù không con và Linh cũng thừa tự của cha mẹ kia mà... Nhưng nó đã muốn lập chí như thế càng tốt. Con nên vui vẻ đợi chờ nó, nó sẽ là người chồng xứng đáng của con.

Diệu Chi mỗi ngày mỗi kém vui. Người nàng trước hồng nhuận thì bây giờ xanh xao vì những đêm mất ngủ. Bà Phú phải đưa nàng đi đổi gió hết Vũng Tàu đến Đà Lạt mà nàng vẫn không thấy thay đổi chút nào...

Linh từ ngày về miền Trung sống với gia đình bạn, chàng cũng hết sức nhớ Diệu Chi... Ngoài những giờ làm việc, Linh tập đi săn, tập bắn súng và những ngày nghỉ chàng thường theo các bạn bè về những vùng quê săn bắn. Chàng cho đó là một thú tiêu khiển thích nhất của chàng...

Một hôm chàng đi săn ở một vùng quê hẻo lánh vào khoảng chín mười giờ tối. Chàng thấy có ánh lửa cháy rực rỡ ở một cái trại cách chỗ chàng săn độ năm trăm thước... Tiếng tre cháy nổ ầm ỷ, nhưng lạ một điều là không có tiếng kêu la cầu cứu.

Linh hỏi một người dẫn đường:

– Rõ ràng là một đám cháy, nhưng sao không có tiếng kêu la cầu cứu?...

Người dẫn đường nói:

– Đây là một đám cướp. Chúng đốt nhà, giết người cướp của. Những chuyện này ở đây xảy ra rất thường vì ở đây gần Cao nguyên, núi non trùng điệp, bọn cướp dễ tẩu thoát mà dân làng thì nhà cửa ở rải rác, khó mà tổ chức những cuộc cứu chữa, tương thân tương ái.

Linh nghe thế bất nhẫn nói :

– Nói như vậy chẳng lẽ ai chết mặc ai hay sao? Cái trại đang cháy ấy là của ai vậy anh biết không?

Người dẫn đường thấy Linh hăng hái muốn đi cứu chữa thì liền nói: 

– Trại của ai kệ người ta, mình nhúng tay vào làm chi cho mang họa.

Nhưng Linh đã bỏ người dẫn đường, chạy một mạch đến chỗ xảy ra hỏa hoạn... Chàng thấy, qua ánh lửa đỏ rực, một thiếu phụ đang xách dao chống đỡ lại với một tên cướp lực lưỡng. Chiếc áo của chiếu phụ rách tả tơi và thiếu phụ đã tỏ vẻ mệt nhọc lắm rồi... Một tốp người đang vơ vét của cải và sửa soạn tẩu thoát. Linh chỉa súng bắn một phát chỉ thiên. Cả bọn ngơ ngác nhìn khắp chung quanh rồi mạnh đứa nào đứa nấy chạy, bất kỳ gai gốc, nguy hiểm. Tên cướp lực lưỡng cố bắt cho được thiếu phụ, nhưng thấy các bạn bè đã bỏ chạy thì cũng toan chạy theo, Linh chỉa súng bắn kịp, nó ngã xuống nhưng một phút sau nó đi tượng đứng dậy rồi cong lưng chạy về phía rừng già.

Linh không kịp đuổi theo. Chàng quay lại nhìn thiếu phụ. Nàng nói giọng mệt nhọc:

– Nếu không có ân nhân thì chúng đã bắt tôi rồi... Rồi như nhớ ra rằng đứa em gái của nàng còn ngủ trong phòng, nàng rú lên nói: 

– Trời ơi! Mỹ bị chết thiêu rồi !

Nàng nhào đại vào ngôi nhà đang chảy, nhưng Linh đã rượt theo kịp, xô thiếu phụ ra và xông vào nhà. Một lát sau Linh mang ra một đứa bé gái độ bảy tuổi, nó chết giấc vì khủng khiếp trên đôi tay của Linh. Linh và thiếu phụ ấy lấy nước là phun vào mặt nó và một phút sau nó tỉnh lại vẻ mặt ngơ ngác.

Linh đặt nó nằm ngồi sẵn rồi cùng thiếu phụ và mấy người giúp việc dập tắt ngọn lửa. Cũng may là mới có cái nhà ngang bị cháy, còn chỗ nhà lớn thì chưa có hư hao bao nhiêu.

Khi ngọn lửa đã tắt hẳn, Linh mới có dịp nhìn thiếu phụ. Sau một cơn nguy biến như thế mà vẻ mặt nàng vẫn bình tĩnh. Đối mắt nàng sáng như sao và cái miệng nàng mím chặt để lộ bao nhiêu sự cương quyết...

Thiếu phụ còn trẻ lắm, chưa ngoài ba mươi tuổi, người dong dỏng cao, thân hình đều đặn và làn da ngâm ngâm đen. Nhưng nàng đẹp lắm, cái đẹp của những người đàn bà khỏe mạnh và có nghị lực. Nàng tự giới thiệu với Linh:

– Tôi tên là Thúy, vợ của một thầu khoán... Chồng tôi sau những năm thất bại, rút về đây, tạo nên cái trại này... Năm ngoái đây trong một cuộc đi săn, chồng tôi bị té ngựa rồi chết. Tôi cũng định bán trại để trở về Sài Gòn, tìm cách khác làm ăn, nhưng công việc trong trại còn dở dang, hoa lợi chưa thâu được, muốn tìm người sang cũng không tìm ai được. Tôi phải ở nán lại đây để tìm người bán trại... Nhưng vùng này trước kia yên ổn lắm, không hiểu tại sao gần đây lại sanh ra cướp bốc tứ tung. Chúng nó rình mò đến những nhà có đàn bà góa, hoặc những ông già đề mà ăn hàng.

Tôi sở dỉ còn dám ở đây là vì tôi có chút ít võ nghệ. Và lại những người giúp việc cho tôi đều là những người trung tín cả. Thể mà hôm nay tôi cũng không tránh khỏi bọn chúng.

Linh kinh ngạc nói :

– Bà bạo dạn thật. Một mình bà dám đương đầu với chúng nó. Thúy nhìn Linh rồi nói : 

– Hôm nay nếu không có ông thì hai chị em tôi đâu còn sống sót, ông cho chúng tôi được biết quý danh. Linh kể sơ qua cho Thúy biết về chàng... Thúy hỏi người bếp nấu cháo gì để đãi Linh và đến đó Linh nghỉ tạm tại đó một đêm...

Người thiếu phụ gặp cơn hoạn nạn

THÚY kể cho Linh nghe về cuộc đời thiếu nữ của nàng. Cha chết sớm, nàng sống với mẹ và một đứa em gái còn nhỏ: Mỹ... Nhưng rồi mẹ nàng cũng chết. Nàng phải đi làm vất vả mới đủ nuôi Mỹ...

- Rồi nàng gặp Sơn, một nhà thầu khoán đã lớn tuổi. Nàng kết hôn với Sơn là vì muốn có một nơi yên thân có thể nuôi em một cách đầy đủ. Sơn rất yêu nàng, nhưng có lẻ số nàng không may cho nên từ khi cưới nàng, Sơn gặp toàn những chuyện lỗ lã...

Thúy vì thương Mỹ nên phải ráng ở lại trên miền sơn cước, cố thâu lại một số vốn. Nàng cần có tiền để cho Mỹ ăn học cho đến nơi đến chốn. Giờ đây Mỹ là cái lẽ sống của nàng.

Linh không sao dấu được lòng kính phục của chàng đối với Thúy. Sáng hôm sau khi chàng ra về, chàng còn hẹn sẽ trở lên thăm Thúy trong những ngày rảnh...

Chàng đã giữ lời hứa và hai người đã trở thành đôi bạn thân. Thúy có chuyện gì khó nghĩ thường đem ra hỏi ý kiến của Linh... Thúy cảm thấy đời nàng bớt lẻ loi từ khi được gặp Linh...

Chủ nhật nào Linh cũng đến ở lại trại của Thúy một ngày... Những ngày ấy Linh và Thúy nói chuyện với nhau, ăn uống rồi đi xem những con vật nuôi trong trại...

Lần lần cái hình ảnh của Diệu Chi phai lạt trong trí nhớ của Linh. Những bức thư của Linh viết cho Diệu Chi cũng ngắn dần.

Linh cảm thấy đời chàng đang đi vào một khúc quanh. Chàng đã yêu Thúy một cách tha thiết... Nhiều lần chàng đã nghĩ đến chuyện trả tự do lại cho Diệu Chi để cưới Thúy...

Diệu Chi giàu có, sống giữa tình yêu vô bờ bến của cha mẹ. Diệu Chi không hề thiếu thốn một cái gì cả. Nàng có thể với cái sắc và cái gia tài của cha mẹ nàng có một người chồng có chức phận có địa vị ở xã hội, ở cái thế kỷ mà đồng tiền là chúa tể này, Diệu Chi sẽ được hạnh phúc. – Đối với Diệu Chi, một người chồng chỉ là tấm bình phong đẹp đẻ mà thôi... 

Trái lại ở cảnh Thúy, Thúy cần có một người chồng như Linh... Từ thuở nhỏ, Thúy đã phải vật lộn với cái sống, thiếu tình yêu và sự che chở của bao nhiêu người thân thích, ra đời Thúy gập phải cảnh duyên số bẽ bàng, nàng phải một mình sống giữa vùng núi non nguy hiểm, đương đầu với bao nhiêu cảnh gian lao...

Linh thương xót cho cảnh Thúy, nên chàng đã không ngần ngại viết thư về cho Diệu Chi để bày tỏ cái lý do đột ngột của chàng. Trong một bức thư chàng đã viết: 

  • Em Diệu Chi,
  • Mấy lúc nay anh đã giấu em một chuyên rất quan hệ, anh làm như thế là anh rất có lỗi với em. Vì thế mà hôm nay anh mạnh dạn viết thư này cho em để nói rõ cho em biết một việc không may và cũng không đẹp đã xảy ra giữa anh và em.
  • Anh cũng tưởng xa tạm em một lúc, tự tạo cho mình một sự nghiệp, rồi trở về sum họp cùng em. 
  • Nhưng em ơi! Trong những ngày chia ly, anh đã gặp một thiếu phụ.
  • Nàng còn trẻ, góa chồng, đang sống giữa cảnh rừng sâu nước độc, phải đương đầu với bao nhiêu sự nguy hiểm, khó khăn... Anh và nàng gặp nhau là vì thương xót cho cảnh bẽ bàng của ai kia mà anh sa vào lưới tình một cách đột ngột. Lưới tình một khi sa vào khó mà xa được... Anh đã xét kỷ rồi em ạ.
  • Em còn trẻ, lại đẹp mà nhà thì giàu, hạng giàu nhất ở Sài Gòn... ở cảnh em muốn có một người chồng sang trọng, chức phận là chuyện dễ như lật bàn tay.
  • Chớ còn người thiếu phụ kia, muốn có một người chồng để nương dựa lúc tối lửa tắt đèn, lúc mưa sa gió táp, lúc đau bệnh tật đâu phải là chuyện dễ..
  • Không có anh, em vẫn sung sướng. Không có anh người đàn bà kia sẽ cô độc u buồn.
  • Một năm tới nay, không một bức thư nào là em không phiền trách anh. Em đòi ra ở với anh nhưng ở đây khí hậu không hiền, một thiên kim tiểu thư như em không thể chịu đựng được. Cha mẹ em cũng không bao giờ để cho em đi xa...
  • Vì yêu em, và muốn cùng em chung sống anh đã phải dẹp đi một phần tự ái của anh... Người ta bảo anh đào mỏ, người ta cười anh ham giàu, đổi mảnh bằng cấp dược sư để lấy một cô vợ đẹp và một cái gia tài to lớn.
  • Quả có trời mới biết được bụng anh, anh không bao giờ có sự mưu tính như thế... 
  • Ra đây một tháng nay anh vẫn làm ra tiền được, anh e rằng em còn phải đợi anh lâu hơn nữa. 
  • Vậy tốt hơn ngay bây giờ chúng ta trả tự do cho nhau...
  • Anh biết là thế nào em cũng trách anh, trách anh là kẻ bạc tình.
  • Nhưng qua những bức thư trước anh đã nhiều lần bày tỏ cho em biết rằng cuộc hôn nhân của chúng ta có nhiều trở ngại, nếu em nhận thấy chiều theo ý riêng của anh là thiệt thòi cho em thì em cứ tự do lựa chọn con đường khác...
  • Những bức thư ấy không làm em thay đổi ý kiến, cho nên buộc lòng trong thư này, anh phải nói ra đây sự thật phủ phàng….. 
  • Xin em nghĩ kỷ lại, tha thứ cho anh... Anh mong rằng chúng ta vẫn còn giữ được cái tình bạn.

Với thư này, anh cũng có thư gửi cho cha mẹ để tạ tội.

Anh của em.

Linh.

Bức thư ấy gởi đi rồi, một tháng sau. Linh vẫn không nhận được chữ nào của Diệu Chi cả. Linh cho rằng Diệu Chi đã giận chàng và không thèm viết thư cho chàng nữa...

Thế rồi Linh và Thúy bàn tính đến chuyện hôn nhơn. Linh định đến tháng sau thì làm lễ hỏi và một tháng sau nữa thì hai người cưới nhau.

Thúy sung sướng không sao nói được. Nàng xây không biết bao nhiêu mộng đẹp. Sau ngày cưới nàng sẽ theo Linh về tỉnh thành. Linh sẽ gửi Mỹ vào một trường nữ có ký túc xá, Linh sẽ lo về vấn đề giáo dục cho Mỹ để gọi là tạ chút tình đối với Thúy, người mà chàng yêu.

Tuy vậy nhiều khi Thúy cũng có nghỉ về cái hạnh phúc quá đột ngột của đời nàng... Nàng không dám nghi ngờ về mối tình của Linh nhưng nàng không dám tin vào sự may mắn quá lớn mà nàng đang sống. Đời nàng đã trải qua nhiều ngày đau khổ, nàng bây giờ có khác nào con chim trời bạt gió, thấy cảnh tươi sáng cũng không dám cho là tươi sáng.

Nàng thường hỏi Linh :

– Anh đã suy nghĩ kỷ rồi chớ ? Anh là một thanh niên có một tương lai đầy hứa hẹn, anh cưới em, là một thiếu phụ sắc đã rửa, hương đã tàn, sau này anh có ăn năn hay không?

Linh nghe Thúy hỏi, tỏ ý không bằng lòng, chàng nói : 

– Em là người can đảm và cương quyết... Một người đàn bà như em không phải dễ kiếm ở cái đời này. Tánh anh rất ghét những người đàn bà yếu đuối, gặp khó khăn thì khóc, thấy trở ngại thì thất chí, ham chuộng sự giàu sang mà quên nhân cách làm người.

Gặp em, anh thấy anh đã gặp được người vợ lý tưởng của anh. Thúy thầm cảm ơn Linh đã nói lên những câu chân tình như thế cho nên nàng xem Linh như một người ân, một người tình đáng yêu đáng quý.

Họ đã tổ chức một bữa tiệc thân mật, mời các bạn bè của Linh trong cái ngày làm lễ hỏi...

Mọi người đang vui vẻ ăn uống thì bên ngoài bà Phú đi theo một người dẫn đường, tay xách chiếc va li nhỏ bước vào cái trại của Thúy. Linh đang ngồi ăn, bỗng tái mặt, đứng lên chạy ra tiếp bà Phú. Thúy thấy thế hiểu ngay là có sự không may. Nhưng nàng vẫn bình tĩnh ngồi cầm khách cho đến lúc mãn tiệc.

 

Giữa ngã ba đường

LINH ngồi chống tay vào cằm, lắng tai nghe bà Phú nói, giọng đều đều và cảm động:

– Từ ngày con ra đi nếu con cho phép ta còn được xưng hô như thế này. Diệu Chi buồn rầu không sao tả được. Nó thương nhớ con và không chịu đi chơi cho giải khuây. Trước kia nó khỏe mạnh, hồng hào, bây giờ nó xanh xao, gầy yếu. Sự thương nhớ làm cho con người suy nhược đến thế đó con ạ…

– Mẹ cũng tưởng con ra đi chừng vài năm rồi trở về với Diệu Chi, ai ngờ bức thư sau của con đã làm cho Diệu Chi thất vọng đến phải lâm bịnh. Một tháng trời nay, Diệu Chi nằm tại bệnh viện Đồn Đất, bịnh tình không hề thuyên giảm. Suốt đêm nó mê man và lúc nào nó cũng gọi đến tên con, ai nghe cũng phải đứt từng đoạn ruột. Ban ngày nó nằm thở vắn than dài, không thiết gì đến ăn uống cả...

Mẹ cũng tưởng con ái ngại về chỗ có vợ giàu, mang tiếng nhờ của vợ, chớ mẹ đâu có ngờ là con đã gập người khác xứng đáng hơn Diêu Chi, có tài hơn Diệu Chi. Mẹ không có quyền ngăn cản con chọn lựa người bạn trăm năm của con, nhưng mẹ sở dỉ còn ra đây tìm con là vì giữa con và Diệu Chi đã có lễ đính hôn rồi, ở nước ta, trai gái đã đính hôn được coi như là chồng vợ rồi. Vì thế mà mẹ mới dám xưng hô như thế với con.

Mẹ xin con hãy nghĩ lại... Diệu Chi nó yêu con quá. Con không có nó, con vẫn sống vui vẻ với người vợ mà con mới gặp, chớ nó mà không có con thì nó sẽ chết...

Nó chết nếu là hết thì mẹ cũng không cần phải vượt núi, trèo non để ra đây tìm con làm gì. Khổ nỗi, cha mẹ chỉ có một mình nó, nếu nó chết thì cha mẹ làm sao mà sống được. Cái lẽ sống của cha mẹ là nó chớ không phải là tiền bạc, sự nghiệp này đâu con ạ.

Nói đến đây, bà Phú khóc nức nở, Linh nhìn bà thương hại.

Nãy giờ những lời nói của bà đã làm cho Linh ăn năn không ít. Chàng viết thư từ hôn với Diệu Chi kể ra thì cũng tàn nhẫn thật nhưng chàng còn biết làm thế nào khác hơn, một khi lòng chàng đã không còn yêu Diệu Chi nữa mà lại yêu Thúy một thiếu phụ có bản ngã và có chí khí khác thường... Linh nói:

– Thưa mẹ, con không ngờ lòng con lại có những sự khúc chiết khó hiểu như thế này.. Mẹ hiểu giùm cho con, là con gặp em Diệu Chi trong một trường hợp đặc biệt và chúng con không biết gì về gia cảnh của nhau cả. Con không ngờ Diệu Chi là con một mà lại là con của một nhà triệu phú. Đến lúc con đã trót yêu em Diệu Chi rồi, lúc ấy con mới hay rõ sự thật...

– Cái sự nghiệp và con đường danh vọng của kẻ làm trai đã khiến con phải xa Diệu Chi một lúc. Con đâu có ngờ trong những ngày chia ly, một việc tình cờ đã xảy ra và xáo trộn cuộc đời bằng phẳng của con. Con biết là con đắc tội với Diệu Chi. Nhưng nếu con cứ giả dối mãi, giấu giếm mãi để lừa gạt cái tình chân thành của Diệu Chi thì con lại còn đắc tội hơn nữa. Con cần phải nói rõ để Diệu Chi hiểu...

Diệu Chi vì quá yêu con mà đau yếu và làm cho cha mẹ lo nghĩ, buồn rầu, con nhận thấy con có lỗi không ít.

Bà Phú nghe Linh nói đến đây, lau vội nước mắt và nói bằng một giọng vừa mừng vừa cảm:

– Con đã ăn năn thì mẹ xin cám ơn con... Con ráng thu xếp trở về với Diệu Chi. Con trở về là con cứu sống một mạng người. Con cũng sẽ đưa cha mẹ ra khỏi cảnh buồn rầu. Con nghĩ lại đi con... Lòng con không ham tiền con không nhắm vào cái gia tài của Diệu Chi, con tự hiểu như thế, cha mẹ cũng hiểu con như thế là đủ rồi. Con đừng thắc mắc vì những lời bàn tán của dư luận con nhé... 

Linh ngồi khựng không biết phải nói thế nào. Chàng đang đứng giữa ngã ba đường. Trở về với Diệu Chi ư? Thì Thúy sẽ đau khổ vì Thúy đã yêu chàng, cảm chàng. Thúy tuy đi trải qua một đời chồng, nhưng cuộc tình duyên đầu ấy chỉ là cuộc tình duyên bắc đắc dĩ... Mối tình của nàng đối với Linh mới là mối tình đầu. Một người như Thúy mà đau khổ, thất vọng thì sự đau khổ ấy nó mới thấm thía biết bao!...

Cưới Thúy? Diệu Chi có thể chết được vì nàng đã yêu Linh một cách tha thiết. Mối tình của nàng cũng là mối tình đầu, quả tim nàng chưa yêu ai, trước Linh. Tâm hồn nàng trinh trắng, thân thể nàng cũng chưa vẩn đục.

Bà Phú biết là Linh đang phân vân khó xử, bà liền đứng lên nói : 

– Con cứ suy nghĩ kỷ lại đã, mẹ không dám ép con. Mẹ chỉ đến đây van xin con hãy thương xót cho một thiếu nữ trong trắng đã đem lòng yêu qúy con trong mấy năm trời nay.

Bà Phú thấy việc ở nhà ngoài đã mãn mọi người cũng đã ra về, bà liền đi xuống nhà ngang tìm cách làm quen với Thúy... Bà có mỹ cảm ngay với người thiếu phụ còn trẻ và có một sắc đẹp mặn mà, duyên dáng ấy...

Thúy không biết bà là ai, nhưng thấy bà có vẻ lịch sự đối với nàng thì nàng cũng xem bà như một bà mẹ và trình thưa rất lễ phép. Bà Phú nhỏ nhẹ và chậm chạp kế cho Thúy nghe về cái mục đích của cuộc viếng thăm của bà. Thúy nghe bà nói, hết sức ngạc nhiên, nàng tái hẳn mặt lại và nói:

– Hôm nay là ngày anh Linh hỏi con... Cái tiệc đơn sơ lúc nảy là việc đãi đằng bè bạn của chúng con trong cái ngày mừng vui... Con đâu nghĩ anh Linh đã có vị hôn thê... Anh ấy giấu không cho con biết.

Bà Phú nói :

– Không phải tôi ra đây để phá rầy cô... Không. Tôi muốn gặp Linh đề nói rõ cho Linh biết về bịnh tình của con tôi. Nó đang đau nặng, nằm điều trị tại bệnh viện Đồn Đất... Tôi e rằng nó không qua khỏi.

Bà Phú nói rất nhiều. Thúy ngồi nghe bà nổi lòng đau như cắt. Nàng không biết phải nói gì để làm yên lòng người mẹ đau khổ ấy, vì trong việc này nàng không có quyền gì hết. Chỉ có Linh mới có quyền.

Chiều hôm ấy, Linh và bà Phú trở về nhà Linh. Trước khi ra về, Linh siết chặt tay Thúy và nói:

– Em cứ yên lòng, anh không bao giờ thay đổi ý kiến đâu. Anh yêu em, anh đã hứa cưới em là anh cưới. Em đừng buồn. Thúy chỉ làm thinh nhìn Linh với đôi mắt đen lay láy, chan chứa một sự hy vọng và một tình yêu vượt bực.

Về đến nhà, Linh nói rõ cho bà Phú biết là chàng không thể nào bỏ Thúy trong cảnh cô đơn ấy được. Chàng đã viết thư nói rõ cho Diệu Chi từ lâu, đợi mãi không thấy Diệu Chi trả lời, chàng tưởng là Diệu Chi đã giận chồng, nên chàng mới hứa hôn với Thúy. Bà Phú biết là bà có năn nỉ Linh cũng là vô ích cho nên bà sửa soạn trở về Sài Gòn.

Khi ra đến nhà ga, bỗng có cái ý nghỉ gặp Thúy một lần chót…

Bà thuê xe và nhờ người đưa bà đến trại của Thúy. Lần này gặp lại Thúy, bà thấy Thúy có vẻ bơ phờ và tiều tụy hơn hôm trước. Bà động lòng thương xót cho người thiếu phụ cô đơn cần có sự che chở của Linh.

Nhưng tình mẫu tử không cho phép bà thương xót Thúy mà quên đứa con gái yêu quý của bà đang đau nặng trên giường bịnh và đang mong đợi Linh từng giây từng phút.

Bà Phú đã nói với Thúy:

– Tôi đã nói với Linh là hôm nay tôi trở về Sài Gòn, nhưng khi ra đến nhà ga, tôi bổng nhớ đến cô, tôi thấy cần phải đến thăm cô để từ giả cô.

Thúy buồn bã nói :

– Bà tử tế quá, con xin cám ơn bà.

Bà Phú cởi áo dài, lấy vẻ thân mật bà nói với Thúy:

– Hôm nay trễ tàu rồi, thế nào cũng đến mai tôi mới về được. Tôi ở lại đây với cô một ngày... Trời ơi! cô can đảm quá, một thân một mình, lại là thân gái mà cô dám ở đây ở cái nơi hẻo lánh này.

Cô Thúy à, Linh đã nhất định lấy lại lời hứa hôn với con tôi.

Tôi làm mẹ, đứng trước cái cảnh này, tôi không biết nói làm sao cả. Con tôi là con gái, từ thuở bé nó chưa bao giờ có chuyện trái lòng bây giờ gặp chuyện thất vọng to tát như thế này nó làm sao chịu đựng được. Cô chưa gặp Diêu Chi của tôi, chớ cô mà gặp thì cô cũng đem lòng thương yêu nó ngay. Nó hiền lành, ngây thơ lắm, không biết lừa dối ai một lời. Kể ra thì nó cũng đẹp. Cũng là đàn bà với nhau cả, ai muốn phá hạnh phúc của nhau chi phải không cô. Tôi ra đây cũng là sự bất đắc dĩ, chở ai lại hạ mình đi năn nĩ Linh. Con tôi chưa đến nỗi ế chồng. Chẳng lẻ nó ế chồng vì chúng tôi là triệu phú. Ở cá thế giới này, vào thế kỷ ngày nay, mà đồng tiền không được tôn sùng thì cũng lạ thật. Nói đến đây bà Phú ngừng lại, bà rút ở ví ra tấm ảnh của Diệu Chi đưa cho Thúy rồi nói tiếp :

– Trong chuyện này, cô không có lỗi gì cả. Cô đâu có phải như con tôi. Cô đã trải qua một đời chồng. Sự đau khổ của cô dù có nặng nề đến đâu, cô cũng chịu đựng được vì cô đã quen với nó, đã từng làm chủ nó. Chứ còn con tôi, nó yếu đuối lắm cô ạ. Tôi mừng cho nó gặp được Linh, một người đáng qúy, đáng trọng, tôi không oán ghét gì Linh đâu. Nhưng mà cô Thúy ơi! Rồi đây Diệu Chi sẽ chết, Linh sẽ ăn năn trước cái chết của Diệu Chi và hạnh phúc cô cũng sẽ bị lung lay vì một vong hồn không được toại nguyện.

Ở đời không có cái hạnh phúc nào xây trên sự gảy đổ, đau đớn của kẻ khác mà bền vững được.

Cả đêm hôm ấy, bà Phú nằm bên Thúy, bà thỏ thẻ kể cho Thúy nghe về công tác làm ăn của bà. Bà cũng hỏi thăm về cách sống của Thúy. Bà hứa giúp cho Thúy một số tiền lớn để buôn bán nếu Thúy thành thật xem bà như một người cô, hoặc người dì.

Thúy tỏ ra quyến luyến bà lắm. Sáng hôm sau bà ra về, Thúy đưa bà ra tận nhà ga. Thúy nói với bà : 

– Bà cứ yên lòng, Linh sẽ trở về với cô Diệu Chi... Ở ga, Thúy ghé lại thăm Linh nàng đã phân giải cho Linh nghe là nàng không thể nào cùng chàng kết hôn được. Nàng cố làm ra vẻ cứng rắn và không hề cho Linh biết là bà Phú đã lên ở trên trại nàng cả một ngày hôm qua. Linh nói thế nào Thúy cũng không nghe, nàng còn làm bộ giận chàng rồi bỏ ra về.

Tình chị duyên em

Thế rồi Linh trở về Sài Gòn. Chàng đã ngồi bên Diệu Chi cả mấy tuần lể để săn sóc cho nàng.

Khi Diệu Chi bình phục, nàng mất cái vẻ tươi tắn ngày xưa. Người nàng trở nên trầm nghị. Linh đã cưới Diệu Chi. Chàng để cho Diệu Chi bỏ tiền ra mở một tiệm thuốc lớn ở giữa trung tâm Sài Gòn, chàng giao cho Diệu Chi cai quản.

Chàng đã làm sai cái ý nguyện của chàng nên chàng lúc nào cũng kém vui, có vui cũng là vui gượng. Hai người sống bên nhau không có hạnh phúc. Linh thương xót cho Diệu Chi, không hề làm điều gì trái lòng nàng cả. Nhưng Diệu Chi hiểu là Linh không yêu nàng.

Sự thật đúng như vậy. Lúc nào Linh cũng nhớ đến Thúy... Từ ngày chàng trở về Sài Gòn thì Thúy cũng bán lỗ cái trại cho một người ở gần đó, nàng dẫn Mỹ đi đâu không ai hay biết...

Mười lăm năm lặng lẽ trôi qua. Linh thấy đời chàng tẻ lạnh quá và Diệu Chi ngày càng mòn mỏi vì một sự đau buồn thầm kín... Nàng thường nói với Linh:

– Anh không yêu em, em biết rõ lắm... Mười lăm năm nay em đã làm lỡ cuộc đời của anh. Bây giờ đây em không còn làm khổ anh nữa. Em sẽ trả tự do lại cho anh.

Hai tháng sau, Diệu Chi chết một cách đáng thương, không bịnh nặng, nhưng kiệt lực. Sau mười lăm năm đau khổ.

Bây giờ đây Linh được tự do! Than ôi! Khi Diệu Chi trả tự do cho chàng thì chàng đã ngoài bốn mươi tuổi mà Thúy cũng đã bặt tin không biết sống chết ở nơi nào? Biết Thúy có đợi chàng chăng. Linh giao cái tiệm thuốc lại cho bà Phú và chàng định đi du lịch một lúc... Trước nhất chàng viếng những danh lam thắng cảnh trong nước,.. Linh muốn đi để giải phiền nhưng sự thật trong thân tâm chàng, chàng hy vọng trong chuyến đi này, tìm gặp lại Thúy. Chàng đã đến viếng Vũng Tàu, Đà Lạt, Nha Trang ở đâu chàng cũng ở lại cả tháng và ở đâu chàng cũng không thể nguôi được sầu muộn...

Rồi chàng ra Đà Nẵng... Một hôm chàng vào nhà bưu điện để lãnh tiền, chàng ngạc nhiên thấy ở một cái bàn giấy gần đó một thiếu nữ trông giống Thúy như đúc...

Cái hình ảnh của Thúy vẫn còn sống trong tâm tư chàng, chàng không làm sao sai lầm được. Rõ ràng là thiếu nữ ấy giống Thúy. Cũng mái tóc mây đen, cũng làn da ngâm ngâm, cũng đôi mắt to và đen lay láy, cũng cái miệng xinh đẹp.. Chỉ khác hẳn là thiếu nữ này còn trẻ! Chẳng lẻ sau mười lăm năm cách biệt, Thúy vẫn còn trẻ như ngày xưa, không thay đổi, không già chút nào cả?

Trong lúc Linh đang tần ngần suy nghỉ thì một nhân viên trong nhà Bưu điện đi lại gần thiếu nữ, nói lớn : 

– Cô Mỹ, cô đã xong chưa? Chúng ta ra ngoài này uống nước nhé...

Thôi đích rồi, thiếu nữ mà chàng đứng nhìn chăm bẳm nảy giờ là Mỹ, em ruột của Thúy khi Linh gặp Thúy thì Mỹ mới lên bẩy, lên tám. Cái tấn kịch nhà cháy, trộm cướp ngày nào lại hiện ra trước mắt chàng và người thiếu phụ đầy dũng cảm, đầy nghị lực ấy đã để ở lòng chàng biết bao nhớ thương đậm đà...

Mỹ nhìn ra thấy Linh cứ nhìn nàng thì không khỏi khó chịu, nàng cắm cúi làm việc để tránh cái nhìn xoi mói ấy... Nhưng Linh đi lễ phép tiến về phía nàng và nói:

Xin lỗi cô, nảy giờ tôi nhìn cô, có vẻ là con người thiếu lịch sự... Nhưng thưa cô, cô có giống một người mà tôi đã quen cách đầy mười lăm năm Lúc ấy cô còn nhỏ, chắc cô không nhận ra tôi... Cô có phải là Mỹ, em ruột của Thúy người thiếu phụ làm chủ cái trại ở Ban Mê Thuột?

Linh vừa nói đến đây, Mỹ đã đứng lên vui vẻ nói:

– Có phải ông là ông Linh dược sư không?

Linh gục đầu thì Mỹ nói:

– Trời ơi! chính ông là ân nhân của tôi đấy. Không có ông thì chị tôi cũng đã bị bọn cướp bắt mất rồi. Suốt trong mười lăm năm nay, không ngày nào mà chị tôi không nhắc đến ông. Trước mắt chị tôi chỉ có ông là anh hùng, cũng như trước mắt Ngọc Hàn công chúa, chỉ có Nguyễn Huệ là anh hùng mà thôi...

Than ôi! ngày nay tôi gặp ông đây thì chị tôi đã không còn nữa!

Nghe Mỹ nói đến đấy, Linh rú lên và lấy hai tay ôm đầu, chàng thốt một câu, một câu đau đớn không sao tả được: 

– Còn đâu hy vọng của đời tôi!

Mỹ nhìn Linh chứa chan cảm tình... Một lát sau, Linh hỏi Mỹ:

– Chị Thúy của em đã chết tại đâu và vì lẽ gì?

Mỹ buồn rầu nói:

- Chị Thúy của em sau khi bán lại cái trại, đưa em ra Huế tìm việc làm. Tìm mà không được việc, chị em phải xin tạm một chưn bán hàng ở một tiệm buôn.

Anh thử nghỉ, một người đã từng làm chủ, đã từng sống trong cảnh giàu sang như chị em mà bây giờ phải làm công cho người ta để lãnh mỗi tháng tám trăm đồng thì còn gì đáng đau lòng bằng. Thể mà chị em vẫn chịu được, vẫn vui vẻ để có tiền cho em vào học ở trường Sainte Enfance. Sự hy sinh của chị em thật là vô bờ vô bến.

Chị em làm ở đó được một năm thì ông chủ hãng đã để ý đến chị em. Ông ấy góa vợ từ lâu, lớn hơn chị Thúy những mười lăm tuổi. Ông Hữu ngỏ ý muốn cưới chị Thúy. Chị Thúy phân vân lắm. Độ ấy tuy em còn nhỏ nhưng em cũng đã hiểu chỗ khổ tâm của chị em.

Nhưng rồi chị em phải nhận lời ông Hữu. Sau nầy khi em đã bắt đầu hiểu đời chút ít, chị Thúy đã tâm sự với em như thế này: 

– Chị sở dỉ nhận lời Hữu là vì nghĩ đến tương lai của em, cha mẹ chết sớm, chị phải có bổn phận nuôi dạy em nên người. Mấy năm nay chị chưa làm được gì gọi là có lợi cho em.

Đời chị gặp toàn những chuyện trái lòng. Bây giờ nếu không nhận lời ông Hữu thì chị làm sao có tiền nuôi em, và cho em ăn học đến nơi đến chốn. Ông Hữu lớn hơn chị nhiều quá, chị cố quên nổi buồn thầm kín của chị nhưng không sao quên được. Em ráng học cho giỏi. Chỉ có em là lẽ sống của chị mà thôi.

Chị Thúy của em gắng gượng vui vẻ để làm tròn cái phận sự làm vợ. Nhưng có lẻ vì quá nghĩ ngợi, đau phiền nên sau khi chung sống với ông Hữu được mười năm, chị Thúy chết, ông Hữu rất tử tế. Mặc dù chị Thúy chết, anh Hữu vẫn tiếp tục cho em đi học. Sau khi em thi đậu Trung học, em thi vào sở Bưu điện và được bổ nhiệm về đây.

Linh nghe Mỹ kề cũng cảm động lắm. Chàng định ở lại Đà Nẵng một tháng, nhưng từ khi gặp Mỹ. Chàng không thể rời Đà Nẵng được nữa. Một sợi dây vô hình và thiêng liêng ấy phải chăng là tình yêu của Thúy đã sống lại trong cảm tình lai láng của Mỹ ngày nay.

Mỹ quyến luyến Linh lắm. Nàng xem Linh như một người anh ruột. Chiều nào Linh cũng đến rước nàng ở sở và hai người đi dạo trên bờ sông Hàn, đón ngọn gió mát và ngắm những đợt sóng lăn tăn đang thi nhau vỗ nhẹ vào bờ. Linh không thể nào giấu lòng chàng được nữa. Chàng đã yêu Mỹ, yêu tha thiết, yêu như ngày nào chàng đã yêu Thúy... Nhưng mỗi khi nghĩ đến sự chênh lệch về tuổi tác giữa chàng và Mỹ. Chàng không khỏi ái ngại mà lòng tự hỏi lòng :

– Liệu Mỹ có yêu ta không? Ta biết làm sao tỏ bày nỗi lòng của ta với Mỹ được. Thật là khó nói quá...

Bỗng Linh nhớ đến bà Phú... Bà Phú có thể giúp chàng trong việc nầy... Chàng liền viết thư kể hết tình đầu cho bà Phú biết. Bức thư ấy gởi đi rồi thì một tuần sau bà Phú đã đáp máy bay ra Đà Nẵng đề gặp Linh. Bà đã nói với Linh. :

– Diệu Chi chết rồi, nhưng con vẫn còn tin mẹ và xem mẹ như một người mẹ hiền. Mẹ cám ơn tình con. Trong suốt mười lăm năm nay, mẹ ăn năn nhiều lắm. Mẹ cũng tưởng các con cưới nhau, gần nhau sẽ yêu nhau, các con vẫn không thể yêu nhau. Các con sống bên nhau vì bổn phận, vì muốn làm vui lòng mẹ. Mẹ đã làm lỡ cuộc đời của con, mẹ cũng đã làm lỡ cuộc đời của Thúy. Bây giờ mẹ sẽ chuộc lại cái lỗi lầm do lòng yêu con gây ra đó... Mẹ sẽ tìm đến thăm Mỹ, mẹ sẽ dò la ý kiến của Mỹ. Mẹ sẽ có cách làm cho Mỹ yêu con. Mẹ sẽ nhận Mỹ làm con. Các con sẽ làm vui cảnh già của mẹ.

Một người mẹ hiền đến đâu, yêu con đến đâu, cũng chỉ có thể thốt được những lời nhân từ như thế là cùng.

Linh cảm động quá, quỳ xuống trước mặt bà Phú, cầm lấy hai bàn tay của bà và nói bằng một giọng đầy nước mắt :

– Mẹ đáng tôn thờ và kính trọng. Con thật không xứng đáng với tình yêu vô bờ bến của mẹ.

Bà Phú đã tìm đến thăm Mỹ. Những lời nói dịu dàng, hiền hậu của bà đã làm cho Mỹ không còn giấu giếm gì nữa cả, nàng đã thú thật với bà là nàng yêu Linh từ cái hôm đầu, nhưng nàng không dám để lộ cho Linh thấy.

Bà Phú nhận Mỹ làm con nuôi và bà thân hành đi Huế, xin với ông Hữu cho bà cưới Mỹ cho Linh... Ông Hữu nhận lời ngay và Linh đã sung sướng nói với Mỹ, trên chiếc phi cơ đưa cả ba người về Sài Gòn:

– Chúng ta có một người mẹ đáng quá. Anh tin rằng lần nầy thì chúng ta có hạnh phúc. Em ráng làm một người con xứng đáng của mẹ...

Hết

BÀ TÙNG LONG

 

Bài liên quan
  • KÝ SỰ CAO LẠNG - NGUYỄN HUY TƯỞNG

    KÝ SỰ CAO LẠNG - NGUYỄN HUY TƯỞNG

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Ký sự Cao Lạng của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng được ghi nhận là một trong những tác phẩm dài hơi đầu tiên của nền văn học kháng chiến chống thực dân xâm lược Pháp, đại diện xuất sắc cho thể loại ký sự trong văn học sử Việt Nam thời hiện đại. Tác phẩm như một thiên sử thi, ghi lại những diễn biến lần đầu tiên Quân Đội Nhân Dân Việt Nam tiến công quân xâm lược Pháp, do đích thân Hồ Chủ Tịch ra trận chỉ đạo, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đảm nhận trọng trách chỉ huy trưởng chiến dịch. Ký Sự Cao Lạng cùng với một số tác phẩm khác của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đã được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh (giải thưởng diễn ra 5 năm một lần) trong lần đầu tiên giải thưởng này được tổ chức năm 1996.
  • MÙA GỤ - Truyện thiếu nhi Trần Tâm

    MÙA GỤ - Truyện thiếu nhi Trần Tâm

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Mùa Gụ là truyện ngắn trong tập Ngày mai sẽ nắng của nhà văn Trần Tâm, Nxb Kim Đồng in năm 2002.
  • ĐI COI NƯỚC -Truyện ngắn Nguyễn Trọng Nghĩa

    ĐI COI NƯỚC -Truyện ngắn Nguyễn Trọng Nghĩa

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Chuyện của nhà văn gốc Cà Mau, về miền sông nước...
  • CHUYẾN XE CUỐI NĂM - Truyện ngắn Thanh Tịnh

    CHUYẾN XE CUỐI NĂM - Truyện ngắn Thanh Tịnh

    Chuyến xe lửa đêm ra Bắc hôm nay có vẻ hấp tấp vội vàng như người đi trốn nợ. Thỉnh thoảng đầu xe lại thét vội giữa quãng đồng không, xa xa. Nghe như hơi thở của đêm vắng.
  • LÀN GIÓ CHẢY QUA – Truyện ngắn Lê Minh Khuê

    LÀN GIÓ CHẢY QUA – Truyện ngắn Lê Minh Khuê

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Làn gió chảy qua là truyện ngắn trong tập truyện cùng tên được trao Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2016.
  • THÁNG BẢY – Truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh

    THÁNG BẢY – Truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Tháng Bảy là truyện không ngắn như những truyện ngắn khác mà nhà văn Phan Thị Vàng Anh thường viết, nó dài hơn hẳn. Truyện được viết khi tác giả tham dự chương trình viết văn của Đại học Iowa, Mỹ, đăng trên TTCT năm 1996.
  • HỌC TRÒ GIÀ – Truyện ngắn Trần Kim Trắc

    HỌC TRÒ GIÀ – Truyện ngắn Trần Kim Trắc

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Nhà văn quê gốc Chợ Gạo Trần Kim Trắc, còn được biết đến với tên gọi Ông Thiềm Thừ, theo tên một truyện ngắn xuất sắc của ông, là một trong những cây đại thụ của văn chương Nam Bộ. Truyện nào của ông, cũng như gieo những cơn mưa Nam Bộ, thấm đẫm từng trải và bạt ngàn vốn sống lên văn đàn.
  • ĐẢO CỦA DÂN NGỤ CƯ – Truyện ngắn Đỗ Phước Tiến

    ĐẢO CỦA DÂN NGỤ CƯ – Truyện ngắn Đỗ Phước Tiến

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Truyện ngắn Đảo của dân ngụ cư của nhà văn Đỗ Phước Tiến in trên báo Văn học và Dư luận năm 1992, ngay lập tức đã gây chú ý  tới đông đảo độc giả yêu mến văn chương. Năm 1994, Đảo của dân ngụ cư đã được dịch sang tiếng Pháp với tựa Terre des éphémères và được lấy làm tên cho một tập truyện xuất bản ở Paris. Truyện cũng được dịch sang tiếng Anh với tựa The Way Station trong tuyển tập Night, Again xuất bản tại New York năm 1996. Đến năm 2016, tại Việt Nam, nó được chuyển thể thành phim điện ảnh cùng tên do Hồng Ánh đạo diễn.
  • THẾ GIAN MỘT THẺO NHÂN TÌNH – Truyện ngắn Nguyễn Trọng  Nghĩa

    THẾ GIAN MỘT THẺO NHÂN TÌNH – Truyện ngắn Nguyễn Trọng  Nghĩa

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Truyện ngắn THẾ GIAN MỘT THẺO NHÂN TÌNH của Nhà văn Cà Mau Nguyễn Trọng Nghĩa in lần đầu trên báo Tuổi trẻ chủ nhật sau đó in trong tuyển tập Truyện ngắn hay Tuổi Trẻ Chủ Nhật, nhà xuất bản Trẻ 2005.
  • ĐIỆU MAMBO HƯ ẢO – Truyện ngắn Nguyễn Đình Tú

    ĐIỆU MAMBO HƯ ẢO – Truyện ngắn Nguyễn Đình Tú

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Nhà văn Nguyễn Đình Tú đến với văn chương từ cuộc thi Tác Phẩm Tuổi Xanh của Báo Tiền Phong năm 1995, với giải thưởng cho truyện ngắn Niềm vui của một dòng họ. Nhưng phải tới khi đạt giải nhì cuộc thi văn chương của Tạp chí Văn nghệ Quân đội năm 1999, anh mới chính thức rẽ vào làng văn và trở thành một trong những nhà văn thế hệ 197x viết nhiều và đa dạng thể loại thành công nhất hiện nay.