chan_dung-ke_si

Hà Nội: Chiếu 2 phim nhà nước Hồng Hà nữ sĩ, Đào, phở và piano ngày Mùng Một Tết

07-02-2024

Lượt xem 1130

Đánh giá 1 lượt đánh giá

Chia sẻ

Hà Nội: Chiếu 2 phim nhà nước Hồng Hà nữ sĩ, Đào, phở và piano ngày Mùng Một Tết

Chân Dung Kẻ Sĩ: Theo Trung tâm Chiếu phim Quốc gia, hai bộ phim kinh phí nhà nước Hồng Hà nữ sĩ, Đào, phở và piano, sản xuất trong năm 2023 sẽ ra rạp vào đúng ngày Mùng Một Tết năm nay.

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông vừa ký ban hành quyết định số 316 ngày 6-2 phê duyệt kế hoạch phát hành, phổ biến thí điểm một số phim sản xuất sử dụng ngân sách nhà nước.

Công chiếu 'Hồng Hà nữ sỹ', phim về nhà thơ tài hoa Đoàn Thị Điểm |  Vietnam+ (VietnamPlus)

Cảnh trong phim Hồng Hà Nữ Sĩ

Theo văn bản này, hai phim truyện sử dụng ngân sách nhà nước trong năm 2023 là Đào, phở và piano và Hồng Hà nữ sĩ sẽ chính thức ra rạp vào mùng 1 Tết Nguyên đán 2024.

Đây là hai bộ phim đều đã chiếu ra mắt trong năm 2023 nhưng đến nay mới chính thức ra rạp phục vụ khán giả.

Trung tâm Chiếu phim quốc gia dự kiến chiếu hai phim lịch sử trên kéo dài cả tháng giêng.

Việc chiếu phim này nằm trong kế hoạch, việc phát hành, phổ biến thí điểm một số phim sản xuất sử dụng ngân sách nhà nước từ tháng 2-2024 tới hết tháng 12-2025.

Phim Đào, phở và piano (đạo diễn và biên kịch Phi Tiến Sơn) lấy cảm hứng từ cuộc chiến 60 ngày đêm vào cuối năm 1946, đầu năm 1947 của quân dân Hà Nội. Trong những trận đánh cuối cùng trước khi quân ta rút khỏi Hà Nội năm 1947 lên chiến khu, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến trường kỳ, một số người vẫn chọn ở lại chiến lũy. Họ, có tên hoặc không có tên, cùng nhau kể một câu chuyện bi tráng mà không kém phần lãng mạn về "tâm hồn Hà Nội" trong khói lửa. Phim đoạt Bông sen bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 23 tổ chức ở Đà Lạt hồi tháng 11 năm ngoái.

Đào, Phở và Piano": Vẻ đẹp Hà Nội giữa lằn ranh chiến tranh và hòa bình

Cảnh trong phim Đào, Phở và Piano

Còn phim Hồng Hà nữ sĩ (đạo diễn: Nguyễn Đức Việt, biên kịch: Nguyễn Thị Hồng Ngát) xoay quanh cuộc đời thăng trầm của nữ sĩ thời gió bụi Đoàn Thị Điểm, một nhân vật có thật sống ở thế kỷ 18.

Chưa có tài liệu nào cho thấy Đặng Trần Côn - tác giả của Chinh phụ ngâm khúc - có tình cảm trai gái với bà Đoàn Thị Điểm.

Song Hồng Hà nữ sĩ lại hé lộ tình cảm chớm nở của danh sĩ nổi tiếng này.

Bộ phim cũng kể lại sự ra đời của bản dịch Chinh phụ ngâm nổi tiếng.

Phim có tham dự Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 23 song không được giải.

Theo TTCPQG, tuoitre.vn

Bài liên quan