chan_dung-ke_si

Đề xuất của các nhà sản xuất phim với các biên kịch có thể khiến các kịch bản do AI tạo ra có khả năng sở hữu bản quyền

25-08-2023 20:42:00
Lượt xem: 3017

Đánh giá

Chia sẻ

Chân Dung Kẻ Sĩ: Các nhà biên kịch Mỹ đã bước sang ngày chiến đấu thứ 116 của cuộc đấu tranh với các hãng phim Hollywood trị giá hàng tỷ đô. Các hãng phim khổng lồ đã chính thức tỏ rõ quan điểm cho thấy họ đang ngày càng công khai ý đồ sử dụng AI thay cho sự sáng tạo của con người. Các nhà biên kịch Mỹ đã làm hiển hiện một hiểm họa thực sự đang trỗi dậy, nó không chỉ đe dọa nghề viết truyện phim, mà còn đe dọa toàn bộ các ngành sáng tạo khác của nhân loại.

 

Biên dịch Kim Băng - Theo Hollywood Reporter

 mario-tama

Luật bản quyền không công nhận các tác phẩm chỉ được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo. Nhưng bằng cách khuyến khích các biên kịch tham gia vào quá trình sáng tạo của AI, các hãng phim có cơ hội tốt hơn để bảo vệ tác phẩm đó.

Giữa lúc một cuộc đình công kép khiến việc sản xuất phim và truyền hình phải tạm dừng, ý đồ của các hãng phim lớn nhất Hollywood muốn đưa trí tuệ nhân tạo vào cỗ máy tạo kịch bản phim ra sao ngày càng rõ ràng hơn một chút.

Cuối ngày thứ Ba, nhóm đại diện cho các hãng phim và nhà phát hành trực tuyến, Liên minh các nhà sản xuất phim và truyền hình, đã trình bày đề xuất ngày 11 tháng 8 của mình với Hiệp hội Biên kịch Mỹ. Trong đó bao gồm cả quan điểm họ về các công cụ AI tổng hợp như ChatGPT, một bot có thể tạo ra các dòng nhật ký , trình bày ý tưởng và cốt truyện chỉ trong vài giây. AMPTP nhấn mạnh rằng việc các biên kịch sử dụng các công cụ AI sẽ không làm giảm giá trị của người biên kịch đó, một dấu hiệu cho thấy các gã khổng lồ của Hollywood có ý định khai thác công nghệ thay vì cấm hoàn toàn.

Nhưng cái họ giấu nhẹm đi trong đề xuất, vốn được mô tả là đáp ứng “mối quan tâm ưu tiên” của hiệp hội, là việc các hãng phim cần phải có biên kịch để khai thác bất kỳ tác phẩm nào do AI tạo ra theo luật bản quyền hiện hành. Đó là bởi vì các tác phẩm chỉ do AI tạo ra sẽ không có bản quyền. Để được cấp quyền bảo vệ tác phẩm, cần phải có con người để viết lại bất cứ kịch bản nào do AI tạo ra.

John Lopez, thành viên nhóm làm việc về AI của WGA, nói với The Hollywood Reporter: “Về cơ bản, những lời đề nghị đã lầm về chuyện ai đang giúp đỡ ai”. "Họ cần chúng tôi."

Thông qua việc giữ lại AI này, các hãng phim có thể đang tìm cách tận dụng quyền sở hữu trí tuệ xung quanh các tác phẩm được tạo ra bởi các công cụ này. Một nguồn tin thân cận với AMPTP cho biết: “Nếu con người đụng vào tài liệu do AI tạo ra thì các biện pháp bảo vệ bản quyền thông thường sẽ có hiệu lực”.

Các hãng phim đã trình bày chi tiết quan điểm của họ với WGA sau cuộc gặp giữa lãnh đạo hiệp hội với các CEO của Hollywood, bao gồm giám đốc Disney Bob Iger, lãnh đạo Netflix Ted Sarandos và ông trùm Discovery của Warner Bros. David Zaslav. Nó đề xuất cấm nội dung hợp đồng do AI tạo ra được coi là “tài liệu văn học” - được định nghĩa là các câu chuyện, chuyển thể và kịch bản, cùng các loại tác phẩm khác, để sử dụng trong ngành sản xuất phim và truyền hình. “Biên kịch sẽ không bị thiệt thòi nếu bất kỳ phần nào của kịch bản dựa trên tài liệu do GAI (Generative Artificial Intelligence) sản xuất.” lời đề nghị nêu rõ.

Vài giờ sau khi các hãng phim tiết lộ lời đề nghị, WGA đã nói với các thành viên rằng nó “đã không bảo vệ đầy đủ các biên kịch” và cáo buộc các thành viên của AMPTP đã dẫn đầu một nỗ lực “không phải để thương lượng mà để kẹp chặt chúng ta”. Nó nhấn mạnh “những hạn chế, sơ hở và thiếu sót” trong đề xuất, nhưng không nói rõ hơn.

Các hãng phim có thể đang hướng tới việc sản xuất các kịch bản do AI tạo ra, nhưng việc bảo vệ bản quyền chỉ có thể thực hiện được đối với những tác phẩm đó nếu chúng được sửa đổi bởi con người. Tài liệu do AI tạo ra sẽ được đưa vào phạm vi công cộng khi phát hành, dẫn tới khả năng hạn chế cơ hội khai thác.

Văn phòng Bản quyền Hoa Kỳ hiện khẳng định rằng hầu hết các tác phẩm do AI tạo ra đều không có bản quyền. Một thông báo về chính sách được ban hành vào tháng 3 cho biết “có cơ sở rõ ràng” rằng việc bảo vệ bản quyền chỉ có thể được cấp cho những tác phẩm là “sản phẩm của sự sáng tạo của con người” và các tác giả của bản thông báo cũng “loại trừ những người không phải là con người”. Một tác phẩm chứa tài liệu do AI tạo ra chỉ có thể được hỗ trợ về bản quyền nếu con người “chọn hoặc sắp xếp” nó theo “cách đủ sáng tạo để tác phẩm tạo ra cấu thành một tác phẩm gốc có quyền tác giả”.

Tòa án từ lâu đã cho rằng bản quyền chỉ dành cho tác phẩm của con người. Vào thứ Sáu, một thẩm phán liên bang đã giữ nguyên kết luận của Văn phòng Bản quyền Hoa Kỳ rằng một tác phẩm nghệ thuật do AI tạo ra không được phép bảo vệ. Phán quyết được đưa ra trong một vụ kiện của Stephen Thaler thách thức quan điểm của chính phủ từ chối đăng ký các tác phẩm do AI thực hiện. Nữ thẩm phán Beryl Howell của Tòa sơ thẩm Liên bang nhận thấy rằng luật bản quyền “chưa bao giờ mở rộng cho đến nay” để “bảo vệ các tác phẩm được tạo ra bởi các dạng công nghệ mới hoạt động mà không có sự hướng dẫn của con người”. Bà nhấn mạnh, “Quyền tác giả của con người là một đòi hỏi nền móng.”

Thaler, giám đốc điều hành của công ty mạng neural Imagination Engines, đã tìm cách kê khai một hệ thống AI là tác giả duy nhất của tác phẩm nghệ thuật có tên A Recent Entrance to Paradise, được mô tả là “được tạo tự động bởi việc chạy một thuật toán máy tính trên máy”. Anh ta đã đăng ký mình là chủ sở hữu bản quyền tiềm năng theo học thuyết work-for-hire (1). Văn phòng Bản quyền đã từ chối đơn đăng ký với lý do “mối liên hệ giữa trí óc con người và sự biểu đạt sáng tạo” là một yếu tố quan trọng của việc bảo vệ.

a-recent-entrance-to-paradise

A Recent Entrance to Paradise của Thaler, bức tranh bị Văn phòng bản quyền Mỹ từ chối đơn đăng ký 

Việc chi trả nhuận bút được nêu rõ trong đề xuất của AMPTP. Ví dụ: nếu biên kịch được giao một kịch bản do AI tạo ra và được yêu cầu chỉnh sửa nó, họ sẽ “nhận được phí cho một kịch bản không có tài liệu chỉ định và không viết lại”(2). Các hãng phim đề nghị thưởng công cho các biên kịch như thể họ đang viết các tác phẩm gốc trong lúc chỉnh sửa các kịch bản do AI tạo ra. Việc này có thể dẫn đến một tình huống trong đó các biên kịch thực sự khiến các kịch bản do AI tạo ra này đủ điều kiện để được bảo vệ bản quyền.

Lopez nói: “Họ muốn loại bỏ quyền sở hữu trí tuệ của các biên kịch nhiều nhất có thể”. “Họ coi AI là con đường tắt để làm điều đó nhưng họ không nhận ra rằng họ cần chúng tôi”.

Lời đề nghị của AMPTP tiết lộ hôm thứ Ba nêu chi tiết rằng tài liệu do AI sản xuất “sẽ không được coi là tài liệu nguồn cho mục đích xác định uy tín của biên kịch” và “sẽ không phải là cơ sở để loại bỏ một biên kịch khỏi tư cách đủ điều kiện nhận các quyền riêng biệt - Separated Rights (3)”.

Trong bối cảnh đó, các hãng phim đang đấu tranh pháp lý về quyền đối với các loạt phim mang tính biểu tượng ra đời từ những năm 1980, bao gồm Top Gun, Predator, Terminator và Friday the 13th. Các biên kịch đã khai thác một điều khoản trong luật bản quyền cho phép họ lấy lại các bản quyền đã chuyển nhượng trước đó sau một khoảng thời gian nhất định.

Các hãng phim hoàn toàn có thể tránh được vấn đề này bằng cách giữ cho mình quyền sở hữu trí tuệ đối với các tác phẩm do AI tạo ra, kéo dài thời hạn sử dụng và giá trị của nhượng quyền thương mại sinh lợi nhuận. Tùy thuộc vào con đường luật bản quyền phát triển, họ có thể tự kê khai mình là chủ sở hữu tài liệu theo học thuyết work-for-hire, trong đó chỉ định tác giả của tác phẩm là bên đã thuê cá nhân chứ không phải là người thực sự tạo ra tác phẩm đó.  Điều này sẽ chỉ có thể thực hiện được nếu các biên kịch con người có thể thay đổi đầy đủ tác phẩm do AI tạo ra. Theo cơ quan bản quyền, yếu tố quyết định là mức độ mà một người có “quyền kiểm soát sáng tạo đối với cách thể hiện của tác phẩm và thực sự hình thành nên các yếu tố truyền thống của quyền tác giả”. Ví dụ: một biên kịch có thể sửa đổi tài liệu do AI tạo ra ban đầu ở mức độ đáp ứng được tiêu chuẩn bảo vệ. Trong những trường hợp này, chỉ những khía cạnh do con người tạo ra trong tác phẩm mới được cấp sự bảo hộ.

Vẫn còn phải xem văn phòng bản quyền tiếp cận quá trình này như thế nào. Một câu hỏi đặt ra là biên kịch phải tham gia ở mức độ nào trong quá trình sáng tạo khi viết các tác phẩm văn học.

Ngoài những lo ngại về quyền sở hữu trí tuệ, các biên kịch cũng nhấn mạnh sự từ chối của AMPTP trong việc cấm sử dụng tác phẩm của họ làm dữ liệu đào tạo cho các hệ thống AI. Một biên kịch thuộc hàng kỳ cựu nói rằng tốt hơn hết là hai bên nên đàm phán về chủ đề này sau để “không làm cản trở” cuộc đàm phán. Nhà biên kịch này cho biết thêm: “Đây là vấn đề mà chúng tôi đang đàm phán với các hãng phim nhưng cũng đứng về phía các hãng phim đối mặt với các mô hình những công ty đang tạo ra chữ nghĩa lớn”.

CDKS chú thích thêm:

  1. work-for-hire: tác phẩm phát sinh trong hợp đồng lao động, dịch vụ, giao việc.
  2. Tức là chỉ được trả công biên tập, thường là rất thấp vì không phải là tác giả sáng tạo.
  3. . Separated rights: một quyền đặc biệt của thành viên Hiệp hội biên kịch Mỹ.
Bài liên quan