chan_dung-ke_si

Cô gái vẽ mây - Truyện ngắn Nguyễn Đức Bình

03-01-2023

Lượt xem 2417

Đánh giá 4 lượt đánh giá

Chia sẻ

Cô gái vẽ mây - Truyện ngắn Nguyễn Đức Bình

Dạ Quỳnh mơ màng áp ánh mắt sát cánh cửa sổ màu hồng. Nàng hít một hơi dài rồi khe khẽ vẽ lên cửa sổ một đám mây trắng. Đám mây bồng bềnh trên cánh cửa sổ, rọi lên mắt nàng một tia bóng râm rồi vụt bay mất. Nàng gối hai tay lên má nghiêng nghiêng hàng mi nuối tiếc. Ước gì mình có thể vẽ ra những đám mây biết bay, một đám mây trắng, vĩnh hằng. Nàng thì thầm với cánh cửa sổ.

Những cơn gió len lỏi khắp các tàng cây, cuốn theo lớp lớp bụi bặm rồi tống hết vào các kẽ lá khiến màu xanh ảo diệu cứ dần dần, nhẹ nhẹ tan hết sức sống, đối nghịch với đường Sài Gòn, lúc nào cũng đông đúc, cũng năng động và chật ních khói xe. Đường dẫn vào cảng Cát Lái cũng vậy, đông đúc, rầm rập người và xe. Vài nhánh bằng lăng trơ trụi dưới trời đỏ lửa chọc những cái gai nhọn hoắt vào ánh nắng. Những chiếc xe đầu kéo như những con cuốn chiếu chậm chạp xếp hàng chờ tới lượt lết vào cảng.

Dạ Quỳnh mơ màng áp ánh mắt sát cánh cửa sổ màu hồng. Nàng hít một hơi dài rồi khe khẽ vẽ lên cửa sổ một đám mây trắng. Đám mây bồng bềnh trên cánh cửa sổ, rọi lên mắt nàng một tia bóng râm rồi vụt bay mất. Nàng gối hai tay lên má nghiêng nghiêng hàng mi nuối tiếc. Ước gì mình có thể vẽ ra những đám mây biết bay, một đám mây trắng, vĩnh hằng. Nàng thì thầm với cánh cửa sổ. Cánh cửa vênh mặt, xù xì những vân gỗ ngoằn ngoèo, lặng thinh. Nàng thở dài, dõi ánh mắt ra đường nhìn đàn cuốn chiếu đang nhẫn nại trong bụi nắng và đua nhau vẽ bầu trời bằng hằng hà những đám mây đen. Nàng rất ghét mây đen.

Nàng chờ mãi thì những ngọn nắng chiều cũng tới thăm nàng. Chúng nhảy nhót rung rinh bệ cửa, chúng bay sang ly cà phê trong vắt của nàng, cuối cùng chúng đậu lên tim nàng rồi trong khoảnh khắc vụt biến mất. Nàng chờ khoảnh khắc kì diệu này, mỗi buổi chiều. Nàng ưỡn ngực, vẽ một đường cong hôn lên cửa sổ. Cánh cửa sổ màu hồng có những vân gỗ rùng mình xụ mặt. Nàng nghe phảng phất một hơi thở, ấm áp, quyến rũ.

Dạ Quỳnh chờ đợi, mỗi buổi chiều.

Mưa lạnh. Nàng mải miết vẽ những đám mây. Nàng chờ mãi không thấy tia nắng hôm qua đến hôn lên ngực nàng. Chỉ có những ánh mắt trong veo, ham muốn, dán đầy cửa sổ. Nàng vẽ một đường cong cuối cùng, những ánh mắt trong veo của nàng giật mình rơi thảng thốt.

Em muốn về sao? Dạ Quỳnh run bần bật, nàng rón rén đưa mắt về nơi phát ra tiếng nói. Nàng chẳng thấy ai ngoài những gương mặt cũ kĩ không lời.

Nàng khẽ nhón gót, chiếc khẩu trang cựa quậy, bức bối. Đèn đỏ ngã tư chậm rãi đếm những con số vô nghĩa. Nàng chẳng thèm để ý. Nàng chờ người cuối cùng qua khỏi ngã tư. Nàng lo lắng ngước nhìn những đám mây đen ghớm ghiếc đang hùng hổ đe dọa nàng. Nàng lơ đễnh lướt ngang khung cửa sổ màu hồng khi những đám mây bắt đầu thả những giọt nước đầu tiên lên cánh tay nàng, âu yếm. Nàng khoan khoái trút bỏ khẩu trang. Đôi môi nàng mắc cỡ mím chặt như chiếc khóa son của bản nhạc trữ tình. Nàng ước từ nay nàng sẽ vẽ những đám mây đen, suốt đời.

Uống cà phê nha! Nàng quay phắt lại nhìn không chớp mắt. Nàng sợ một lần nữa giọng nói ấy sẽ biến mất. Nàng chẳng thấy ai ngoài cánh cửa màu hồng phía bên đường nhẫn nại rung rinh những tia nắng.

Uống cà phê nha! À... thì ra con nhỏ ngày xưa đang gọi nàng, con nhỏ vẽ những đám mây bồng bềnh. Cửa mở, nàng bước vào, đến bên chiếc bàn quen thuộc bên cánh cửa sổ màu hồng. Ly cà phê trong vắt của nàng vẫn nguyên trên bàn. Nàng dựa vào bệ cửa sổ e dè nhìn ly cà phê. Nàng đan hai bàn tay nho nhỏ vào nhau thắc mắc. Nàng hé hàng mi cong cong nhìn xuyên qua kẽ tay thảng thốt.

Chị vẫn dùng như mọi khi? Nàng giật mình, a... ly cà phê lạnh toát được đặt ngay trước mặt. Nàng mỉm cười đồng ý. Anh chàng phục vụ chào nàng với một nụ cười bí hiểm. Nàng đưa mắt quan sát một bức tranh lạ lẫm nhưng rất quen được treo ngay phía đối diện nàng. À... con nhỏ ngày xưa, cô ấy vẫn kiêu hãnh vẽ những đường cong. Mày thật xấu xí, nàng thì thầm.

Anh phục vụ đến tiếp thêm đá vào ly cà phê của nàng. Ai treo bức tranh kia nhỉ? nàng hỏi bâng quơ.

Là anh! Nàng nghe rõ một hơi thở, ấm áp, quyến rũ. Trong khoảnh khắc, nàng thấy con nhỏ trong bức tranh mỉm cười mãn nguyện.

Không! Nàng nhón một viên đá rồi bình thản quay gót. Nàng lướt ngang bóng người đàn ông quen thuộc.

Nàng cất tiếng hát rồi vẽ lên bầu trời một đám mây đen. Cánh cửa sổ màu hồng run lên bần bật phía sau nàng rồi xa dần, xa dần...

Bài liên quan
  • BẾN ĐỢI CHỒNG – Truyện ngắn Nguyễn Thị Châu Giang

    BẾN ĐỢI CHỒNG – Truyện ngắn Nguyễn Thị Châu Giang

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Nhiên cất tiếng hát "Ơi chàng ơi chim có bạn có bầy, thuyền có bến có sông sao lại để em năm canh gối chiếc chăn đơn đợi chàng... "
  • HAI NGƯỜI BẠN – Truyện ngắn Khái Hưng

    HAI NGƯỜI BẠN – Truyện ngắn Khái Hưng

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Hai người bạn là truyện ngắn của nhà văn Khái Hưng, in trong tập truyện ngắn Hạnh, Đời nay xuất bản năm 1940.
  • CÁI ĐÈN LỒNG – Truyện ngắn Vũ Bằng

    CÁI ĐÈN LỒNG – Truyện ngắn Vũ Bằng

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Vũ Bằng hoạt động sôi nổi trong lĩnh vực báo chí từ những năm 1930-1940 khi tuổi đời còn rất trẻ. Ông là chủ bút tờ Tiểu Thuyết Thứ Bảy, thư ký tòa soạn tờ Trung Bắc Chủ Nhật khi mới hơn hai mươi tuổi. Khi Nhật-Pháp so kè với nhau chiếm nước ta, dưới áp lực kinh người của những kẻ xâm lược, Vũ Bằng vẫn giữ tư thế của tờ Trung Bắc Chủ Nhật là phục vụ người Việt, vì quốc gia dân tộc, khiến cả chính quyền Pháp và Nhật đều phải kiêng nể.  Trước 1945, Vũ Bằng nổi tiếng trong việc giúp đỡ các nhà văn khác cả tiền bạc lẫn kinh nghiệm viết lách. Rất nhiều nhà văn nhận những lời khuyên của Vũ Bằng sau này đều trở thành những nhà văn lớn của Việt Nam. Thế nhưng, một thời gian dài kể từ khi Vũ Bằng di cư vào Nam năm 1954, các tác phẩm của ông biến mất không còn dấu vết, không được nhắc tới trong nhà trường, bị đưa vào danh mục cấm do cái tiếng "dinh tê, về thành", nhà văn "quay lưng lại với Kháng chiến"... gây ra. Ông lâm trọng bệnh và mất ở TP. Hồ Chí Minh năm 1984 trong cảnh vô cùng túng thiếu. Mãi sau này, ông mới được minh oan rằng không phải ông quay lưng với kháng chiến mà là ông đã nhận nhiệm vụ hoạt động bí mật trong giới trí thức nội thành từ năm 1952 và vào Nam năm 1954 theo lệnh của tổ chức. Tháng 3 năm 2000, Cục Chính trị thuộc Tổng cục 2 - Bộ Quốc phòng Việt Nam đã có văn bản xác nhận nhà văn Vũ Bằng là chiến sĩ quân báo.
  • ÔNG NỘI VÀ ÔNG NGOẠI – Truyện ngắn Xuân Quỳnh

    ÔNG NỘI VÀ ÔNG NGOẠI – Truyện ngắn Xuân Quỳnh

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ hàng đầu của Việt Nam nửa cuối thế kỷ XX, sức ảnh hưởng của Xuân Quỳnh lớn tới nỗi Google từng vinh danh bà trên trang chủ của họ vào năm 2019. Là nhà thơ nên tất nhiên bà nổi tiếng về thơ và hầu như khó tìm được ai không biết bài Thuyền và Biển của bà. Nhưng Xuân  Quỳnh cũng viết văn và viết rất nhiều truyện cho thiếu nhi, truyện Ông nội và ông ngoại dưới đây là một trong số đó.
  • LỜI NGUYỀN - Truyện ngắn Khái Hưng

    LỜI NGUYỀN - Truyện ngắn Khái Hưng

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Lời Nguyền là truyện ngắn của nhà văn Khái Hưng, viết về quãng thời gian ông bị thực dân Pháp bắt tại Hà Nội (1941) và đưa lên giam giữ tại trại giam Vụ Bản, Châu Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình. Truyện được xem là một trong những tác phẩm xuất sắc cuối cùng của nhà văn Khái Hưng. 
  • CHÙA ĐÀN III. - MƯỠU CUỐI - Truyện ngắn Nguyễn Tuân

    CHÙA ĐÀN III. - MƯỠU CUỐI - Truyện ngắn Nguyễn Tuân

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Mưỡu Cuối được nhà văn Nguyễn Tuân viết năm 1946, đặt làm Phần cuối và đem đi xuất bản ở Quốc Văn với tên Chùa Đàn. Với Tâm sự của nước độc, Nguyễn Tuân băng băng trèo lên đỉnh đèo văn, còn với Chùa Đàn, ông bồng bềnh trôi, chưa mỏi gối nhưng đã không còn đỉnh đèo nào để leo nữa.
  • CHÙA ĐÀN - II. TÂM SỰ CỦA NƯỚC ĐỘC - Truyện ngắn Nguyễn Tuân

    CHÙA ĐÀN - II. TÂM SỰ CỦA NƯỚC ĐỘC - Truyện ngắn Nguyễn Tuân

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Phần II của Chùa Đàn, được nhà văn Nguyễn Tuân viết năm 1945 có tên Tâm sự của nước độc. Truyện có phần đề từ lấy trong Chữ Nhàn, một bài hát nói của Nguyễn Công Trứ; “Ai hay hát mà ai hay nghe hát”. Trong Chùa Đàn, truyện được sắp xếp thành phần II. Nhà văn Khái Hưng và một số nhà văn khác cho rằng, (việc) Nguyễn Tuân viết thêm Dựng và Mưỡu Cuối, đã làm hỏng mất sự toàn bích một tác phẩm tuyệt mỹ.
  • CHÙA ĐÀN - DỰNG - Tuyện ngắn Nguyễn Tuân

    CHÙA ĐÀN - DỰNG - Tuyện ngắn Nguyễn Tuân

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Chùa Đàn được xem là tác phẩm hội tụ những gì tinh hoa nhất của nhà văn Nguyễn Tuân do Quốc Văn xuất bản năm 1946 tại Hà Nội. Chùa Đàn bắt đầu từ truyện ngắn Tâm sự của nước độc trong loạt truyện kinh dị Yêu Ngôn ông đăng trên các báo thời bấy giờ. Đến năm 1946, để phù hợp với diễn biến thời cuộc, ông viết thêm hai phần bổ sung, đặt làm phần Một và Ba, Tâm sự của nước độc trở thành phần Hai của tác phẩm.
    Dù là tác phẩm hay nhất của Nguyễn Tuân, nhưng Chùa Đàn đã bị đánh giá thấp do các yếu tốc ma quái kì dị đầy màu sắc tâm linh của nó. Kể từ lần in năm 1946 và sau đó được Tân Việt tái bản ở Sài Gòn* năm 1947, đến tận năm 1981, Chùa Đàn vẫn không được nhà xuất bản đưa vào tuyển tập của ông. Điều này đã khiến Nguyễn Tuân buồn bã đến nỗi; "Tôi tiếc cái Chùa Đàn quá. Họ cắt cái Chùa Đàn khỏi tuyển tập này, cũng giống như cắt cái gan ra khỏi bụng tôi".
    Đến năm 1999, Chùa Đàn mới được in trở lại trong tập Yêu Ngôn do nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh thực hiện. Ngày nay Chùa Đàn không những đã được xuất bản, mà còn được chuyển thể sang nhiều loại hình nghệ thuật khác như kịch nói, cải lương, phim điện ảnh. Ở mảng điện ảnh, Chùa Đàn được dựng thành bộ phim khá nổi tiếng Mê Thảo – thời vang bóng do đạo diễn Việt Linh thực hiện.
  • NGÕ LỖ THỦNG – Trung Trung Đỉnh Phần cuối

    NGÕ LỖ THỦNG – Trung Trung Đỉnh Phần cuối

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Phần cuối của Ngõ lỗ thủng, tác phẩm dựa trên những ký ức, sự kiện và nhân vật có thật của nhà văn Trung Trung Đỉnh, về một con ngõ quanh co gần phố Vân Hà của Hà Nội thời đất nước đang chuyển mình những năm 1980. Truyện, cùng với Tiễn biệt những ngày buồn, đã được Đài truyền hình Việt Nam chuyển thể thành phim truyền hình 29 tập Ngõ Lỗ Thủng, và dù, ông viết lời cho ca khúc trong phim, nhưng ông lại chả biết bộ phim ấy thế nào, vì ông bảo không xem phim.
  • NGÕ LỖ THỦNG – Trung Trung Đỉnh Phần 1

    NGÕ LỖ THỦNG – Trung Trung Đỉnh Phần 1

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Ngõ lỗ thủng của Trung Trung Đỉnh dựa trên ký ức của những sự kiện, nhân vật có thật của chính nhà văn, về một con ngõ quanh co gần phố Vân Hà của Hà Nội thời đất nước đang chuyển mình những năm 1980. Truyện, cùng với Tiễn biệt những ngày buồn, đã được Đài truyền hình Việt Nam chuyển thể thành phim truyền hình 29 tập Ngõ Lỗ Thủng, và dù, ông viết lời cho ca khúc trong phim, nhưng ông lại chả biết bộ phim ấy thế nào, vì ông bảo không xem phim.