chan_dung-ke_si

CHIẾC ÁO THIÊN THANH - Truyện ngắn Lê Vĩnh Hòa

13-10-2023

Lượt xem 3292

Đánh giá 2 lượt đánh giá

Chia sẻ

  Lê Vĩnh Hòa

CHIẾC ÁO THIÊN THANH - Truyện ngắn Lê Vĩnh Hòa

Tựu trường năm đó, tôi trở lên tỉnh học, nhưng nhà đã hết sạch tiền. Nhà tôi chỉ còn có mẹ già và một em gái, quanh năm cấy gặt mướn kiếm tiền. Tôi còn đeo đuổi học hành được là nhờ món tiền học bổng bé nhỏ.

Đào đâu cho ra tiền xe bây giờ! Mẹ tôi ngó tôi, thở dài. Trong góc nhà, em tôi chậm rãi giã gạo. Từng tiếng chày rơi uể oải buồn thiu. Tôi cắn môi, buông thõng một câu chán nản:

- Thôi thì bỏ học mẹ nó cho rồi!

Mẹ tôi vùng ngó sững. Em tôi cũng ngưng chày, mắt chớp lia. Tôi biết tôi là nguồn hy vọng của gia đình. Giờ biết làm sao?

Ngọn đèn dầu mù u leo lét. Muỗi kêu vo vo từng đàn. Bỗng em tôi buông chày, mắt sáng lên:

- Em có tiền.

Mẹ tôi trố mắt ngơ ngác. Nó chạy vào trong buồng lục đục một hồi đem ra một chiếc áo dài màu khói nhang chưa cũ lắm, hớn hở nói:

- Bán cái này chắc đủ tiền xe.

Tôi tái mặt, khoát tay:

- Không. Em cất để mặc. Để anh kiếm tiền khác.

Tôi không đủ can đảm nhận sự hy sinh lớn đó của em tôi. Tôi biết nó quí cái áo đó lắm. Chiếc áo dài độc nhứt của nó.

Nhưng nó không nói rằng, lách mình ra cửa, chạy vội đi. Tôi kêu:

- Loan! Loan ơi!

Không có tiếng thưa. Bên kia sông tối đen có tiếng dội lại: “Loan! Loan ơi!”...

Sáng hôm sau, xe sắp chạy. Tôi cầm mấy tờ giấy bạc, nước mắt lưng tròng. Loan gượng cười, an ủi:

- Anh ráng học sau này nuôi mẹ. Mẹ khổ lắm, cực lắm.

Tôi để tay lên vai Loan, nhìn mảnh áo đen sờn rách, nghẹn ngào:

- Em có tiếc cái áo không?

Loan lắc đầu:

- Không. Với lại em không thích cái màu khói đó nữa. Em thích màu xanh. Xanh da trời đó anh. Sau này anh làm có tiền mua cho em chiếc áo màu xanh da trời nghen.

Tôi mỉm cười:

- Ừ! Anh sẽ mua cho em chiếc áo màu xanh da trời...

Loan ơi! Câu nói thuở nào anh vẫn còn nhớ, nhưng ngày nay em còn đâu nữa để anh tặng cho em chiếc áo màu xanh da trời.

Một chiều ly loạn năm xưa, có người từ chốn quê hương lửa đỏ ra báo tin rằng: làng tôi đã bị giặc chiếm, nhà tôi đã bị giặc đốt, mẹ tôi phiêu bạt lang thang, em tôi đã tự vận để giữ toàn trinh tiết.


7-1956

Bài liên quan
  • VỰC THẲM – Truyện ngắn Nguyễn Kiên

    VỰC THẲM – Truyện ngắn Nguyễn Kiên

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Vực thẳm là truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Kiên. Ông là một trong số các văn nghệ sĩ được trao Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật đợt I, cho các tập truyện ngắn: Trong làng, Vụ mùa chưa gặt, Trái cam trong lòng tay.
  • Ở XỨ VÔ LOÀI – Truyện ngắn Nguyễn Đình Tú

    Ở XỨ VÔ LOÀI – Truyện ngắn Nguyễn Đình Tú

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Ở xứ vô loài là truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Đình Tú in trong tuyển tập Hoa Cúc Vàng, gồm các truyện ngắn hay đăng trên Tạp Chí Nhà Văn, do Nhà xuất bản Văn học ấn hành năm 2007.
  • XÓM CHUỒNG NGỰA – Truyện ngắn Nguyễn Đức Sơn

    XÓM CHUỒNG NGỰA – Truyện ngắn Nguyễn Đức Sơn

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Nhà văn Nguyễn Đức Sơn (bút danh Sao Trên Rừng - 1937-2020), một trong ba kỳ nhân của làng văn, tức ba người có cá tính kỳ dị bậc nhất làng văn, gồm Nguyễn Đức Sơn, Bùi Giáng, Phạm Công Thiện. Về tài năng, giới văn chương xếp Nguyễn Đức Sơn cùng với Bùi Giáng, Thanh Tâm Tuyền, Tô Thuỳ Yên là tứ trụ thi ca miền Nam. Đang học Đại học Văn khoa Sài Gòn, Nguyễn Đức Sơn nghỉ ngang và tuyên bố: "Nếu trường Đại học Văn khoa Sài Gòn sản sinh ra được một nhà văn nhà thơ nổi tiếng tôi xin chịu chặt đầu." Năm 1979, Nguyễn Đức Sơn đưa vợ con lên đồi Phương Bối, Bảo Lộc, Lâm Đồng lập nghiệp. Trên quả đồi do nhà sư Nhất Hạnh tặng, ông trải qua bốn mươi năm cùng vợ con sống như những sơn nhân. Năm 2020, ông ra đi và để lại cho Bảo Lộc một đồi thông Phương Bối tuyệt đẹp rộng 15ha do chính tay ông trồng, canh giữ, và thậm chí đổ máu để bảo vệ.
  • NGÔI ĐỀN VÀ ÔNG GIÀ CÂM - Truyện ngắn Trần Tâm

    NGÔI ĐỀN VÀ ÔNG GIÀ CÂM - Truyện ngắn Trần Tâm

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Ngôi đền và ông già câm là truyện ngắn trong tập truyện Khuyển Đế của nhà văn Trần Tâm xuất bản năm 2017.
  • SỐNG NHỜ - Mạnh Phú Tư - Phần cuối

    SỐNG NHỜ - Mạnh Phú Tư - Phần cuối

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Sống Nhờ là tác phẩm của nhà văn Mạnh Phú Tư in trên Phổ Thông Bán Nguyệt San năm 1942. Giữa những nhà văn hiện thực xuất sắc khác trước năm 1945, Mạnh Phú Tư tạo ra một thế giới riêng với các tác phẩm cất lên tiếng nói phê phán mạnh mẽ các lề thói cũ, ông dùng cây cọ văn chương, đưa những nét vẽ, rồi ở đấy, trong thế giới của ông, đã để lại những nhân vật, những cảnh đời đẫm máu và nước mắt.
  • SỐNG NHỜ - Mạnh Phú Tư

    SỐNG NHỜ - Mạnh Phú Tư

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Sống Nhờ là tác phẩm của nhà văn Mạnh Phú Tư in trên Phổ Thông Bán Nguyệt San năm 1942. Giữa những nhà văn hiện thực xuất sắc khác trước năm 1945, Mạnh Phú Tư tạo ra một thế giới riêng với các tác phẩm cất lên tiếng nói phê phán mạnh mẽ các lề thói cũ, ông dùng cây cọ văn chương, đưa những nét vẽ, rồi ở đấy, trong thế giới của ông, đã để lại những nhân vật, những cảnh đời đẫm máu và nước mắt.
  • TÔI KÉO XE - Phóng sự Tam Lang

    TÔI KÉO XE - Phóng sự Tam Lang

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Tôi kéo xe là thiên phóng sự mẫu mực của nhà báo Tam Lang, in lần đầu trên Hà Thành Ngọ Báo năm 1932. Dù đã gần một thế kỷ trôi qua, giá trị văn học của tác phẩm vẫn nóng hổi cho tới tận ngày nay, thời mà truyền thông, mạng xã hội bùng nổ chưa từng thấy. "Nghề viết văn viết báo ở xã hội VN là nghề bạc bẽo và bấp bênh nhất. Đâm đầu vào nghề mà không có được người vợ đảm đang tháo vát, tần tảo nuôi nổi gia đình trong thời gian mình thất nghiệp vì bất mãn, vì báo bị đình bản có giới hạn hoặc thu hồi giấy phép thì chuyện treo niêu gác bếp là chuyện rất thường" - Tam Lang.
  • MŨI TỔ - Truyện ngắn Lý Văn Sâm

    MŨI TỔ - Truyện ngắn Lý Văn Sâm

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Trong suốt năm mươi năm cầm bút, nhà văn tài hoa của Miền Đông Lý Văn Sâm đã để lại một số lượng tác phẩm khá đồ sộ, bao gồm nhiều tác phẩm được độc giả yêu thích như Kòn Trô (1941), Nắng bên kia làng (1948), Sương gió biên thùy (1948), Sau dãy Trường Sơn,... Năm 2007, nhà văn Lý Văn Sâm được trao Giải thưởng nhà nước về Văn học nghệ thuật cho các tác phẩm; Sau dãy Trường Sơn, tập truyện ngắn Sương gió biên thùy và Toàn tập Lý Văn Sâm.
  • CHUỒNG NUÔI NGỰA – Truyện ngắn Như Phong

    CHUỒNG NUÔI NGỰA – Truyện ngắn Như Phong

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Chuồng nuôi ngựa là truyện ngắn của nhà văn Như Phong in trên Báo Mới số 2 (ngày 15-5-1939) và số 3 (ngày 1-6-1939). Nhà văn Như Phong được trao Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật đợt 2 Năm 2007.
  • NGƯỜI THÀY THUỐC - Truyện ngắn Thanh Châu

    NGƯỜI THÀY THUỐC - Truyện ngắn Thanh Châu

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Người Thày Thuốc là truyện ngắn trong tập truyện cùng tên của nhà văn Thanh Châu, Tân Dân xuất bản năm 1938. Ông chính là tác giả của truyện ngắn Hoa Ti-gôn, vốn là khởi đầu cho một cuộc tranh luận bất tận cho tới tận ngày nay về bài thơ  “Hai sắc hoa Ti-gôn”, của nhà thơ “bí ẩn” T.T.Kh.