chan_dung-ke_si

CHẠY TRỐN NGƯỜI TÌNH - Truyện ngắn Lê Minh Quốc

02-02-2023

Lượt xem 2296

Đánh giá 0 lượt đánh giá

Chia sẻ

CHẠY TRỐN NGƯỜI TÌNH - Truyện ngắn Lê Minh Quốc

 

Tôi rời khỏi ký túc xá vào lúc 5 giờ sáng. Chăn chiếu và sách vở của thời sinh viên xin trả lại . Những bữa cơm chỉ có rau muống luộc và "canh toàn quốc" chúng tôi xin trả lại . Tôi trả lại tất cả. Từ ngọn đèn mờ nhạt của những đêm học thi . Từ chiếc giường sắt hai tầng đầy rệp. Ðến những bài học tiếng Anh, Hán, Nôm. Tôi trả lại tất cả. Ðể về miền Trung ăn Tết. Có nghĩa là tôi sắp đối diện với thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ. Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh. Ðưa tôi ra đến tận bến xe miền Ðông, thằng Thịnh bảo:

 

- Chúc mày về quê gặp nhiều may mắn. Gặp Kim cho tao gửi lời thăm.

 

Mặc dù, chưa gặp mặt Kim, nhưng thằng Thịnh đã biết nàng qua những lá thư tình. Mọi lá thư nàng gửi cho tôi thì thằng Thịnh đều đọc. Hắn đọc say sưa . Hắn biết rõ chuyện tôi và Kim yêu nhau . Biết một cách rành rọt, nên nhiều lúc nhận được thư của nàng thì sau khi đọc xong, hắn đã đọc đễ cho tôi chép lại thư trả lời cho nàng. Cứ làm như hắn là người yêu của nàng không bằng. Do đó, khi nghe hắn nói vậy thì tôi rất cảm động.

 

- ừa cám ơn mày . Khi gặp mày chắc nàng cũng quý mày lắm Thịnh ơi !

 

Năm giờ sáng ở Sài Gòn đã rộn rịp những tiếng xe và người . Chúng tôi quẹt lửa đốt cháy những điếu thuốc Aspara để sưởi ấm tâm hồn lúc sắp chia tay . Và khi chưa hút xong điếu thuốc thì có lệnh lên xe . Hành khách được xếp vào các băng ghế. Chật chội . Như người ta xếp cá mồi xuất khẩu . Và tôi, thằng sinh viên chân yếu tay mềm cũng được đối xử như thế. Tôi suýt nhăn mặt cau có nếu ... Nếu người ngồi cạnh tôi chung một băng ghế không lại là cô gái này . Cô ta đẹp quá. Mái tóc ngắn củn cỡn như con trai . Và môi đỏ màu son. ánh mắt lúng liếng nhìn tôi như khẽ chào một người bạn đồng hành. Bằng linh tính của một thằng con trai đã có người yêu, tôi biết rằng cô ta đang dành cho tôi khá nhiều thiện cảm. Tôi thầm cám ơn anh "lơ xe" đã xếp tôi ngồi băng ghế này . Ngồi cạnh người con gai đẹp. Khi đi tàu xe điều hạnh phúc nhất đễ giết chết thời gian nhàn rỗi trên xe, không có gì lý thú bằng những cuộc trò chuyện với người bạn gái ngồi bên cạnh. Và tôi may mắn là được ngồi bên một người đẹp. Khi tôi bước vào băng ghế thì cô ta nhanh nhẹn đứng lên. Ðôi môi màu son ấy đã nói:

 

- Anh ngồi bên cạnh cửa sổ nhé. Ngồi chổ đó gió thổi lạnh lắm, em chịu không được.

 

Tôi vui vẻ đáp:

 

- Vâng, cám ơn em.

 

Sau khi chuẩn bị xong mọi thứ thì xe bắt đầu rời bánh. Mọi âm thanh rung lên. Như tâm hồn tôi đang rung lên những cảm xúc nôn nóng mau mau về quê ăn Tết. Xe chạy bon bon. Ngồi bên cô gái mới quen, tôi rút một điếu thuốc gắn trên môi . Ðó là thói quen giữ bình tĩnh của tôi khi nói chuyện với một người lạ. Tôi nói:

 

- Xin phép em, tôi có thể hút thuốc được không?

 

- Vâng, anh cứ tự nhiên.

 

- Em không sợ khói thuốc sao ?

 

Cô ta chỉ cười chứ không nói . Tôi khum bàn tay để che gió trong khi quẹt lửa . Cây diêm phựt cháy rồi tắt ngủm. Gió thổi mạnh quá! Tôi lúng túng chưa biết làm thế nào thì cô ta nói:

 

- Ðể em che gió cho, anh quẹt diêm đi .

 

Vừa nói, cô ta vừa khum lại mười ngón tay . Tôi quẹt diêm và mồi thuốc một cách dễ dàng. Tôi thả khói thuốc Aspara khét lẹt qua miệng:

 

- Nè, em tên gì vậy ? Tôi tên Quốc.

 

Cô ta không trả lời mà chỉ mỉm cười . Chao ôi!!! Khi người con gái mỉm cười, đó là lúc họ đáng yêu nhất vì trên gương mặt ấy không hề lộ ra một chút bực bội và nhỏ nhen nào cả. Nụ cười của cô bạn này đã làm tôi ngây ngất:

 

- Thú thật, tôi tên Quốc. Tôi là sinh viên khoa Văn. Còn em, em tên gì vậy ?

 

- Anh hỏi để làm gì?

 

- Ðể bọn mình gọi nhau cho dễ. Vì...

 

Cô ta tròn mắt hỏi:

 

- Vì cái gì vậy anh Quốc?

 

Tôi chợt nhớ đến những lời tôi đã tỏ tình với Kim, bây giờ tôi lập lại với cô bạn này:

 

- Vì đời sống này mọi người cảnh giác với nhau nhiều quá, nên mọi tông tích, lý lịch của mình đều giấu kín khi trò chuyện với người khác. Ðiều đó làm tôi rất buồn. Tôi mong rằng trên đời này vẫn còn chỗ cho những tình cảm chân thật. Chứ huống hồ gì từ đây về Ðà Nẵng phải ngồi cạnh nhau đến hai ngày . Ðúng vậy không em?

 

Nhờ hút thuốc Aspara hay chăng mà sáng nay tôi lại ăn nói một cách có duyên quá vậy ? Tôi chợt khâm phục những lời ăn nói hoa mỹ của tôi . Sinh viên Văn khoa mà lỵ. Quả thật, khi nghe những lời bay bỗng của tôi thì cô ta vội vàng chớp mắt:

 

- Anh nói như nhà thơ vậy . Hay quá ! Em tên là Thùy .

 

Ðược lời khen của Thùy như cởi mở tấm lòng, tôi cao hứng ba hoa:

 

- Thùy à? Tên em đẹp lắm. Thanh Thùy ? Mộng Thùy ? Trang Thùy ? hay Diễm Thùy ?

 

- Trật lất. Em là Phương Thùy .

 

Lúc này, xe đã chạy bon bon. Những lúc gặp đoạn đường đầy ổ gà thì chiếc xe nghiêng ngửa làm Thùy ngã vào tôi . Tôi cám ơn những đoạn đường như thế. Hỡi những ông công chánh, những thợ làm đường hãy đễ đường đầy ổ gà, ổ voi ...

 

Vì tranh thủ thời gian gần Tết, nên xe của chúng tôi chạy bạt mạng. Không dừng lại ở bất cứ nơi nào để đón thêm hành khách. Mãi đến một giờ trưa chúng tôi mới được dừng lại ở thị xã Phan Rang để ăn cơm. Cơn nắng gắt của thị xã đã đón chúng tôi bằng tất cả nhiệt tình. Tại đây, qua làn gió lồng lộng của buổi trưa đã mang lại cho chúng tôi mùi nước mắm. Và đây mùi vị của biển. Những tiếng pháo đưa ông Táo về trời đã dội lại, càng làm tôi nôn nao . Bước vào quán ăn tôi nói với Thùy:

 

- Sắp Tết rồi . Anh sung sướng quá.

 

Thùy cười:

 

- Tết về quê gặp người yêu nên sung sướng chứ gì?

 

Lời nói vu vơ của nàng đã trúng ngay tim đen của tôi . Chỉ có những thằng ngu mới thừa nhận với người con gái này là mình đang yêu một người con gái khác. Trong giáo trình môn Văn học ở phương Tây, tôi đã từng đọc được đâu đó lời "khuyên" của gã Don Juan : Các mối tình của đàn ông luôn luôn là một dãy số biến đổi, nó sẽ là số không khi nói với người phụ nữ và sẽ trở thành con số nhiều khi kể cho một người đàn ông khác... Do đó, khi nghe Thùy nói thế tôi giả bộ làm mặt buồn thiu như cơm khê nhiều lửa bởi bàn tay vụng nấu:

 

- Thùy nói gì lạ vậy ? Anh tìm mỏi mắt cũng chưa hề được ai thương cả.

 

- Tại anh khó tính chứ bộ.

 

- Sao Thùy biết anh khó tính?

 

Cô ta cười:

 

- Trông anh cũng đẹp trai và học hành đàng hoàng, có khối cô yêu anh.

 

Bất chợt tôi phá lên cười:

 

- Ðược như vậy thì hên quá! Ước gì anh gặp được cô nào như em thì tuyệt quá !!!

 

- Thôi đừng có nói nhảm. Mình vào ăn cơm đi anh.

 

Chúng tôi vui vẻ bước vào quán. Và để trở thành người con trai thanh lịch, nên cuối bữa ăn tôi dành được trả tiền. Số tiền để dành ít ỏi của tôi vơi dần một cách đáng thương hại . Nhưng tôi vẫn vui vẻ huýt sáo khi bước lên xe . Khi xe chạy, gió thổi mát rười rượi . Mọi người trên xe đều bắt đầu chìm vào giấc ngủ. Thùy đã ngã vào vai tôi để ngủ vì xe chật chội nên không còn cách nào khác. Ðiều đó làm tôi mừng rơn. Tôi quyết chí lấy lòng của nàng, nên khi nàng thiu thiu giấc ngủ thì tôi khẽ đọc thơ . Thằng Thịnh thường bảo tôi: "Chinh phục con gái mà bằng thơ là cách chinh phục đầy lịch sự và hiệu quả nhất." Bằng giọng nhỏ nhẹ của thằng con trai Quảng Nam sau mấy năm ăn học ở Sài Gòn tôi đã ru nàng bằng thơ . Ngủ ngon nhé Thùy ơi!!!

 

Quả thật, lời tôi đọc khẽ khàng một cách du dương đầy quyến rũ nên Thùy đã ngủ ngon. Và tôi, tôi cảm thấy mình trở thành người có nhiệm vụ phải tỉnh táo để canh giấc ngủ cho Thùy .

 

Sau khi ngủ chập chờn trên xe, Thùy thức dậy hẳn và hỏi:

 

- Ðến đâu rồi anh Quốc?

 

- Ðến Qui Nhơn rồi .

 

- Vậy là sắp về nhà rồi .

 

Con mắt ngáy ngủ và giọng nói ấm cúng của nàng đã làm tôi cảm thấy xao xuyến. Gần về đến nhà có nghĩa là sắp chia tay nhau . Ðiều đó bất chợt làm tôi buồn. Tại sao vậy ? Tôi không lý giải được, khi mà tôi chưa nói yêu Thùy bao giờ. Sắp chia tay rồi, tất cả những điều đó đã buộc tôi bạo dạn:

 

- Thùy nè, ở Ðà Nẵng em ở đường nào vậy ?

 

- Anh hỏi làm chi vậy ?

 

- Ðể đêm ba mươi Tết anh sẽ đến thăm em.

 

- Xạo hoài .

 

- Ai thèm xạo, anh nói thật mà.

 

Tôi sung sướng chờ đợi cái địa chỉ mà Thùy sẽ nói . Nhưng Thùy lại đánh trống lãng một cách tài t`inh:

 

- Anh Quốc nè, lúc nãy anh đọc thơ của ai mà hay quá vậy ?

 

Tôi bèn giã bộ:

 

- ủa, lúc nãy em ngủ mà em cũng nghe sao ?

 

Nàng gật đầu:

 

- Ngủ gì đâu, xe xóc quá.

 

Thế là nàng đã rơi vào "cái bẫy" mà tôi đã giăng ra . Cám ơn mày Thịnh ơi! Tôi hãnh diện trả lời:

 

- Thơ của anh đó.

 

- Trời đất! anh cũng biết làm thơ nữa hả ?

 

Lời ngạc nhiên của nàng làm tôi sướng phồng cả hai lổ mũi . Thùy nói tiếp:

 

- Anh chép bài thơ đó tặng cho em nghen?

 

- Ðồng ý một trăm phần trăm.

 

Và tôi không quên bỏ lỡ cơ hội tán tỉnh:

 

- Nhưng em cho anh địa chỉ để anh cầm bài thơ đó đến nhà em. Ðến vào đêm ba mươi Tết, em có thích không?

 

Nàng im lặng, xe vun vút lao đi . Trời về khuya lành lạnh khiến người ta ngồi sát lại gần nhau là điều hợp lý. Tôi khéo léo ngồi sát lại phía gần Thùy . Bất chợt bàn tay tôi chạm vào bàn tay nàng. Nóng như than, như lửa . Nàng để yên như không biêt chuyện đó xảy ra . Tôi để yên như tận hưởng một hạnh phúc đến bất ngờ. Thời gian trôi qua . Tim tôi nóng ran. Và Thùy nói:

 

- Thôi được, khi xuống xe thì em sẽ trao địa chỉ cho anh. Còn bây giờ thì bí mật.

 

Tôi mừng rơn và siết chặt tay Thùy . Lúc đó, những tiếng pháo báo hiệu mùa xuân sắp đến lại rộ lên. Lòng tôi đầy hạnh phúc. Và đến gần bảy giờ sáng hôm sau thì xe chúng tôi đã đến Ðà Nẵng. Thời gian trôi qua nhanh như sự hối tiếc của tôi . Ngay giữa bến xe Ðà Nẵng khi chia tay nhau Thùy trao cho tôi một tờ giấy nhỏ, ghi địa chỉ của nàng. Tôi nhét vội vàng vào túi áo, để còn kịp gọi xe xích lô chở nàng về nhà. Mọi người đều mệt mỏi trên chuyến xe tốc hành nên ai cũng muốn nhanh chóng trở về nhà. Tôi cũng vậy . Tôi thèm về ngay nhà để tắm giặt, ngủ một giấc cho đã đời . Ðà Nẵng ơi Ðà Nẵng!!!! Tôi đã về quê ăn Tết.

 

Suốt mấy ngày sắp Tết, tôi phải bận rộn với biết bao là việc phải làm. Không có thời gian dành cho chuyện nghỉ ngơi và đi chơi . Kim cũng vậy . Nàng chỉ đến thăm tôi một vài lần. Tất cả mọi chuyện chúng tôi đều hẹn vào ngày mồng một Tết hoặc đêm ba mươi Tết. Và đêm ba mươi Tết cũng đã đến. Khi ủi quần áo, để diện thật bảnh trong đêm đi đón giao thừa, tôi sực nhớ lại tờ giấy của Thùy . Lật tờ giấy đó, tôi thấy ghi: " Phương Thùy địa chỉ X đường Triệu Nữ Vương". Trời ơi!!!!!! Tôi cảm thấy xây xẩm mặt mày như vừa trúng cơn gió độc. Tôi vò mạnh tờ giấy trong lòng bàn tay và bỏ vào miệng nuốt xuống cổ họng. Tim tôi đau thắt lại . Ðó chính là địa chỉ của Phương Kim -- người yêu của tôi . Lẻ nào ??? Lẽ nào Phương Thùy và Phương Kim là hai chị em ruột của nhau ? Tôi đã bắt cá hai tay ...

 

Sự thật bao giờ cũng đơn giãn. Tôi đã phạm một lỗi lầm rất lớn. Kim không thể tha thứ cho tôi . Ðêm ba mươi Tết này tôi phải đi đâu ? Tôi chạy trốn người tình. Tôi nghe trên trời xanh vọng về tiếng hát " Trời đang Tết hay lòng mình sắp Tết? Tháng ngày đã trôi qua tình đã phôi pha người xa khuất. Chỉ còn một chút hương xưa giờ cũng phong ba rụng cuối mùa ..." Tình tôi đã rụng. Và như một tội phạm tôi chạy trốn người tình trong đêm ba mươi Tết.

Bài liên quan
  • BẾN ĐỢI CHỒNG – Truyện ngắn Nguyễn Thị Châu Giang

    BẾN ĐỢI CHỒNG – Truyện ngắn Nguyễn Thị Châu Giang

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Nhiên cất tiếng hát "Ơi chàng ơi chim có bạn có bầy, thuyền có bến có sông sao lại để em năm canh gối chiếc chăn đơn đợi chàng... "
  • HAI NGƯỜI BẠN – Truyện ngắn Khái Hưng

    HAI NGƯỜI BẠN – Truyện ngắn Khái Hưng

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Hai người bạn là truyện ngắn của nhà văn Khái Hưng, in trong tập truyện ngắn Hạnh, Đời nay xuất bản năm 1940.
  • CÁI ĐÈN LỒNG – Truyện ngắn Vũ Bằng

    CÁI ĐÈN LỒNG – Truyện ngắn Vũ Bằng

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Vũ Bằng hoạt động sôi nổi trong lĩnh vực báo chí từ những năm 1930-1940 khi tuổi đời còn rất trẻ. Ông là chủ bút tờ Tiểu Thuyết Thứ Bảy, thư ký tòa soạn tờ Trung Bắc Chủ Nhật khi mới hơn hai mươi tuổi. Khi Nhật-Pháp so kè với nhau chiếm nước ta, dưới áp lực kinh người của những kẻ xâm lược, Vũ Bằng vẫn giữ tư thế của tờ Trung Bắc Chủ Nhật là phục vụ người Việt, vì quốc gia dân tộc, khiến cả chính quyền Pháp và Nhật đều phải kiêng nể.  Trước 1945, Vũ Bằng nổi tiếng trong việc giúp đỡ các nhà văn khác cả tiền bạc lẫn kinh nghiệm viết lách. Rất nhiều nhà văn nhận những lời khuyên của Vũ Bằng sau này đều trở thành những nhà văn lớn của Việt Nam. Thế nhưng, một thời gian dài kể từ khi Vũ Bằng di cư vào Nam năm 1954, các tác phẩm của ông biến mất không còn dấu vết, không được nhắc tới trong nhà trường, bị đưa vào danh mục cấm do cái tiếng "dinh tê, về thành", nhà văn "quay lưng lại với Kháng chiến"... gây ra. Ông lâm trọng bệnh và mất ở TP. Hồ Chí Minh năm 1984 trong cảnh vô cùng túng thiếu. Mãi sau này, ông mới được minh oan rằng không phải ông quay lưng với kháng chiến mà là ông đã nhận nhiệm vụ hoạt động bí mật trong giới trí thức nội thành từ năm 1952 và vào Nam năm 1954 theo lệnh của tổ chức. Tháng 3 năm 2000, Cục Chính trị thuộc Tổng cục 2 - Bộ Quốc phòng Việt Nam đã có văn bản xác nhận nhà văn Vũ Bằng là chiến sĩ quân báo.
  • ÔNG NỘI VÀ ÔNG NGOẠI – Truyện ngắn Xuân Quỳnh

    ÔNG NỘI VÀ ÔNG NGOẠI – Truyện ngắn Xuân Quỳnh

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ hàng đầu của Việt Nam nửa cuối thế kỷ XX, sức ảnh hưởng của Xuân Quỳnh lớn tới nỗi Google từng vinh danh bà trên trang chủ của họ vào năm 2019. Là nhà thơ nên tất nhiên bà nổi tiếng về thơ và hầu như khó tìm được ai không biết bài Thuyền và Biển của bà. Nhưng Xuân  Quỳnh cũng viết văn và viết rất nhiều truyện cho thiếu nhi, truyện Ông nội và ông ngoại dưới đây là một trong số đó.
  • LỜI NGUYỀN - Truyện ngắn Khái Hưng

    LỜI NGUYỀN - Truyện ngắn Khái Hưng

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Lời Nguyền là truyện ngắn của nhà văn Khái Hưng, viết về quãng thời gian ông bị thực dân Pháp bắt tại Hà Nội (1941) và đưa lên giam giữ tại trại giam Vụ Bản, Châu Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình. Truyện được xem là một trong những tác phẩm xuất sắc cuối cùng của nhà văn Khái Hưng. 
  • CHÙA ĐÀN III. - MƯỠU CUỐI - Truyện ngắn Nguyễn Tuân

    CHÙA ĐÀN III. - MƯỠU CUỐI - Truyện ngắn Nguyễn Tuân

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Mưỡu Cuối được nhà văn Nguyễn Tuân viết năm 1946, đặt làm Phần cuối và đem đi xuất bản ở Quốc Văn với tên Chùa Đàn. Với Tâm sự của nước độc, Nguyễn Tuân băng băng trèo lên đỉnh đèo văn, còn với Chùa Đàn, ông bồng bềnh trôi, chưa mỏi gối nhưng đã không còn đỉnh đèo nào để leo nữa.
  • CHÙA ĐÀN - II. TÂM SỰ CỦA NƯỚC ĐỘC - Truyện ngắn Nguyễn Tuân

    CHÙA ĐÀN - II. TÂM SỰ CỦA NƯỚC ĐỘC - Truyện ngắn Nguyễn Tuân

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Phần II của Chùa Đàn, được nhà văn Nguyễn Tuân viết năm 1945 có tên Tâm sự của nước độc. Truyện có phần đề từ lấy trong Chữ Nhàn, một bài hát nói của Nguyễn Công Trứ; “Ai hay hát mà ai hay nghe hát”. Trong Chùa Đàn, truyện được sắp xếp thành phần II. Nhà văn Khái Hưng và một số nhà văn khác cho rằng, (việc) Nguyễn Tuân viết thêm Dựng và Mưỡu Cuối, đã làm hỏng mất sự toàn bích một tác phẩm tuyệt mỹ.
  • CHÙA ĐÀN - DỰNG - Tuyện ngắn Nguyễn Tuân

    CHÙA ĐÀN - DỰNG - Tuyện ngắn Nguyễn Tuân

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Chùa Đàn được xem là tác phẩm hội tụ những gì tinh hoa nhất của nhà văn Nguyễn Tuân do Quốc Văn xuất bản năm 1946 tại Hà Nội. Chùa Đàn bắt đầu từ truyện ngắn Tâm sự của nước độc trong loạt truyện kinh dị Yêu Ngôn ông đăng trên các báo thời bấy giờ. Đến năm 1946, để phù hợp với diễn biến thời cuộc, ông viết thêm hai phần bổ sung, đặt làm phần Một và Ba, Tâm sự của nước độc trở thành phần Hai của tác phẩm.
    Dù là tác phẩm hay nhất của Nguyễn Tuân, nhưng Chùa Đàn đã bị đánh giá thấp do các yếu tốc ma quái kì dị đầy màu sắc tâm linh của nó. Kể từ lần in năm 1946 và sau đó được Tân Việt tái bản ở Sài Gòn* năm 1947, đến tận năm 1981, Chùa Đàn vẫn không được nhà xuất bản đưa vào tuyển tập của ông. Điều này đã khiến Nguyễn Tuân buồn bã đến nỗi; "Tôi tiếc cái Chùa Đàn quá. Họ cắt cái Chùa Đàn khỏi tuyển tập này, cũng giống như cắt cái gan ra khỏi bụng tôi".
    Đến năm 1999, Chùa Đàn mới được in trở lại trong tập Yêu Ngôn do nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh thực hiện. Ngày nay Chùa Đàn không những đã được xuất bản, mà còn được chuyển thể sang nhiều loại hình nghệ thuật khác như kịch nói, cải lương, phim điện ảnh. Ở mảng điện ảnh, Chùa Đàn được dựng thành bộ phim khá nổi tiếng Mê Thảo – thời vang bóng do đạo diễn Việt Linh thực hiện.
  • NGÕ LỖ THỦNG – Trung Trung Đỉnh Phần cuối

    NGÕ LỖ THỦNG – Trung Trung Đỉnh Phần cuối

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Phần cuối của Ngõ lỗ thủng, tác phẩm dựa trên những ký ức, sự kiện và nhân vật có thật của nhà văn Trung Trung Đỉnh, về một con ngõ quanh co gần phố Vân Hà của Hà Nội thời đất nước đang chuyển mình những năm 1980. Truyện, cùng với Tiễn biệt những ngày buồn, đã được Đài truyền hình Việt Nam chuyển thể thành phim truyền hình 29 tập Ngõ Lỗ Thủng, và dù, ông viết lời cho ca khúc trong phim, nhưng ông lại chả biết bộ phim ấy thế nào, vì ông bảo không xem phim.
  • NGÕ LỖ THỦNG – Trung Trung Đỉnh Phần 1

    NGÕ LỖ THỦNG – Trung Trung Đỉnh Phần 1

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Ngõ lỗ thủng của Trung Trung Đỉnh dựa trên ký ức của những sự kiện, nhân vật có thật của chính nhà văn, về một con ngõ quanh co gần phố Vân Hà của Hà Nội thời đất nước đang chuyển mình những năm 1980. Truyện, cùng với Tiễn biệt những ngày buồn, đã được Đài truyền hình Việt Nam chuyển thể thành phim truyền hình 29 tập Ngõ Lỗ Thủng, và dù, ông viết lời cho ca khúc trong phim, nhưng ông lại chả biết bộ phim ấy thế nào, vì ông bảo không xem phim.