chan_dung-ke_si

VĂN CHƯƠNG

  • KHUYỂN ĐẾ - Truyện thiếu nhi Trần Tâm

    KHUYỂN ĐẾ - Truyện thiếu nhi Trần Tâm

    Lượt xem: 1078
    (1)
    Chân Dung Kẻ Sĩ: KHUYỂN ĐẾ là truyện ngắn trong tập truyện cùng tên viết cho thiếu nhi in năm 2017 của nhà văn Trần Tâm, đứng bên cạnh một số lượng lớn những sáng tác cần mẫn ông viết về những người thợ mỏ vùng đất Quảng Ninh, trong đó có tiểu thuyết đồ sộ Đất Bỏng, dài 4 tập, thắng Giải Nhất cuộc thi viết về đề tài công nhân do Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức.
  • MI LÀ NGƯỜI BÌNH THƯỜNG – Truyện ngắn Lê Đạt

    MI LÀ NGƯỜI BÌNH THƯỜNG – Truyện ngắn Lê Đạt

    Lượt xem: 1927
    (1)
    Chân Dung Kẻ Sĩ: Nhà văn Lê Đạt (1929-2008) từng bị cấm viết ba mươi năm, từ 1958 đến năm 1988, năm ông được phục hồi tư cách hội viên Hội nhà văn Việt Nam. Đây là thời điểm Việt Nam bước vào thời mở cửa, và văn chương Việt Nam xuất hiện cơn bão do nhà văn Nguyến Huy Thiệp tạo ra với Tướng Về Hưu năm 1987.
    Nhà văn Lê Đạt được trao Giải thưởng Nhà nước với các tập thơ: Bóng chữ, Ngỏ lời và tập truyện ngắn Hèn đại nhân vào năm 2007. Ngay cùng năm, ông cho xuất bản tập truyện ngắn Mi là người bình thường, trong đó có truyện ngắn cùng tên.
  • MỘT QUÃNG ĐƯỜNG – Tự truyện Tô Hoài (phần 2)

    MỘT QUÃNG ĐƯỜNG – Tự truyện Tô Hoài (phần 2)

    Lượt xem: 1388
    (1)
    MỘT QUÃNG ĐƯỜNG tiếp theo và hết.
    Trích:
    Thỉnh thoảng, Nguyễn Huy Tưởng đến đưa vài đồng của anh em gửi giúp. Nếu chúng tôi không có tiền ấy và anh Khôi tôi, người bạn đã nhờ Nam Cao dạy mấy đứa cháu học cấp cho gạo ăn cầm hơi, không biết tình thế sẽ thế nào. Có thể chết như hai Bủng, dễ lắm.
        Nam Cao nhận thư của vợ. Thư kể mấy tháng nay mẹ con chỉ ăn rau sam. Con bé út mới sinh được hơn một năm - con bé, anh đặt tên là Bình Yên. Con Bình Yên chê cơm nhà đói khó, đã bỏ đi rồi. Cái thư đau đớn đọc xong, biết làm thế nào, anh thờ thẫn nuốt nước mắt.
  • MỘT QUÃNG ĐƯỜNG – Tự truyện Tô Hoài (phần 1)

    MỘT QUÃNG ĐƯỜNG – Tự truyện Tô Hoài (phần 1)

    Lượt xem: 1661
    (2)
    Chân Dung Kẻ Sĩ: MỘT QUÃNG ĐƯỜNG là tự truyện của nhà văn Tô Hoài, viết về quãng đường từ lúc ông đi làm, rồi bắt đầu bước chân vào nghề viết cùng với những nhà văn, những chí sĩ lừng lẫy đương thời như nhà văn Như Phong, nhà văn Nam Cao, nhà văn Nguyên Hồng... 
    Trích:
    ...
    Cũng hồi này, tôi gửi cho Tự Lực văn đoàn truyện ngắn Con gà ri. Truyện ngắn này đầu tiên tên là Mê gái đăng số 1 tuần báo Chủ Nhật của văn đoàn ấy.
        Một hôm, Đinh Hùng và Huyền Kiêu dẫn tôi đến làm quen với toà báo Chủ Nhật và nhà xuất bản Đời Nay.
        Khái Hưng reo ầm lên, gọi hoạ sĩ Tô Ngọc Vân, nhà văn Thạch Lam và nhiều người xung quanh đến:
        - Tôi đã bảo mà? Tác giả truyện ngắn này còn rất trẻ! Rất trẻ!
        Tôi cảm động run cả tay, khi bắt tay mọi người. Nhưng ông Khái Hưng chỉ khen tôi mà không trả tôi đồng nào, cũng chẳng cho tôi một tờ báo biếu? Vẫn cái lệ toà báo chỉ trả tiền và biếu báo người được mời viết.
        Tôi đến với nghề văn đại khái như vậy. Tôi không có cảm tưởng nào mới lạ hơn khi tôi nghĩ lại những nghề bán giày, làm kế toán, đánh máy chữ, coi kho hay dạy trẻ học và những khi thất nghiệp với những mong ước của một người lương thiện muốn có một công việc làm.
        Tôi bắt đầu làm quen với nhiều người trong nghề mới của tôi. Nhưng không dễ quen được đâu. Cánh Tự Lực văn đoàn thì ăn mảnh. Vài người tìm cách chơi với họ "thấy người sang bắt quàng làm họ", ra vẻ hí hửng. Những ông kiểu như ông Lưu Thần thuộc đám trác táng cao đạo, cũng không để mắt đến tôi.
        Bọn lau nhau chúng tôi thì khá đông, có anh đã viết, có anh chưa viết và những anh không biết viết chuyên điếu đóm chạy hiệu để các đàn anh sai bảo. Mỗi đứa - có một biệt hiệu lố lăng: Cát Noát, Zannine Lệ Thuỷ, hoặc tên bố mẹ đặt cho lại đem lộn ngược lên cho lạ kiểu, như Thái Kim Điên, Thái Đình Gia (Đinh Gia Thái). Tôi ở trong đám đó.
  • MÙA THU RỒI... – Truyện ngắn Hoàng Văn Bổn

    MÙA THU RỒI... – Truyện ngắn Hoàng Văn Bổn

    Lượt xem: 1393
    (1)
    Chân Dung Kẻ Sĩ: Nhà văn Hoàng Văn Bổn có một gia tài văn chương rất đồ sộ và là một trong những nhà văn nổi bật nhất của Nam Bộ nói chung và Đồng Nai nói riêng. Ngay từ tiểu thuyết đầu tay Vỡ Đất, viết năm 1951 khi ông mới 21 tuổi, ông đã thắng Giải thưởng Cửu Long năm 1952. Năm 2007, ông được trao Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật cho các tiểu thuyết: Trên mảnh đất này, Mùa mưa và tập ký Hàm rồng.
  • CHỚP TRÊN ĐỈNH KON TỪNG - Truyện ngắn Trung Trung Đỉnh

    CHỚP TRÊN ĐỈNH KON TỪNG - Truyện ngắn Trung Trung Đỉnh

    Lượt xem: 1116
    (1)
    Nhà văn Trung Trung ĐỈnh: Và tôi viết cái truyện ngắn này luôn luôn nghĩ tới mấy bố già, mấy người thầy của tôi, nhất là bác Nguyễn Sáng và bác Kim Lân. Nên nhân vật họa sĩ trong truyện có dáng vẻ lẩn mẩn của bác Kim và cực đoan của bác Sáng. Cú lao xuống thác của họa sĩ Phạm Luận là vậy. Chỉ có người tài năng cao thủ và cực đoan hết mức mới hóa thân như thế. Vậy thôi…
  • HOA RỪNG – Truyện ngắn Dương Thị Xuân Quý

    HOA RỪNG – Truyện ngắn Dương Thị Xuân Quý

    Lượt xem: 1313
    (0)
    Chân Dung Kẻ Sĩ: Hoa rừng là truyện ngắn trong tập truyện ký nổi tiếng được trao Giải thưởng Nhà nước Hoa Rừng của nhà văn Dương Thị Xuân Quý, viết năm 1969.
  • LÁ ĐƠN TÌNH NGUYỆN – Truyện ngắn của Chu Cẩm Phong

    LÁ ĐƠN TÌNH NGUYỆN – Truyện ngắn của Chu Cẩm Phong

    Lượt xem: 1679
    (3)
    Chân Dung Kẻ Sĩ: Cuộc đời sáng tác của nhà văn anh hùng Chu Cẩm Phong chỉ kéo dài ngắn ngủi hơn ba năm ở chiến trường trước khi hy sinh, nhưng ông đã để lại rất nhiều tác phẩm có giá trị. Bên cạnh tác phẩm hay nhất Nhật ký chiến tranh, ông còn viết nhiều tác phẩm khác bao gồm truyện và ký như; Vườn cây ăn quả nhà mẹ Thám; Gió lộng từ Cửa Đại; Mặt Biển - Mặt trận; Rét tháng Giêng; Mẹ con chị Hiền... Năm 2007, nhà văn Chu Cẩm Phong được nhà nước phong tặng Giải thưởng Nhà Nước về Văn học Nghệ thuật. Đến năm 2010, ông được phong tặng Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân với tư cách nhà văn.
« 1 2 3 5 7 8 9 10 » ( 61 )