chan_dung-ke_si

Sân khấu Thiên Đăng dựng kịch từ tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp

06-09-2024

Lượt xem 1276

Đánh giá 2 lượt đánh giá

Chia sẻ

  Nguyễn Huy Thiệp

Sân khấu Thiên Đăng dựng kịch từ tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp

Poster vở Chuyến đò định mệnh - Ảnh: Sân khấu Thiên Đăng

Thông tin Sân khấu Thiên Đăng dựng vở Chuyến đò định mệnh từ kịch bản Đến bờ bên kia của tác giả Nguyễn Huy Thiệp, khiến nhiều người trong giới chú ý.

Vở sẽ ra mắt tại Sân khấu Thiên Đăng vào ngày 12-9.

Hy vọng thêm một vở hay ở Sân khấu Thiên Đăng

Sở dĩ người trong nghề trông chờ vở diễn vì đây là kịch bản hay, ý nghĩa. Vở từng được vài sinh viên Trường đại học Sân khấu - Điện ảnh TP.HCM dựng làm vở tốt nghiệp đạo diễn.

Tuy nhiên, có thể nói đây là lần đầu tiên kịch bản được dàn dựng trên sân khấu kịch nói chuyên nghiệp của TP.HCM.

NSND Trần Minh Ngọc, đạo diễn của vở, tâm sự ông rất vui khi được Thiên Đăng mời dựng.

Ông cho biết vở này đã được đạo diễn trẻ Võ Cẩm Tiên (hiện đang cộng tác tại Sân khấu Hồng Hạc) làm vở tốt nghiệp năm 2022 với tên Sông hát, sau đó một sinh viên ở lớp đạo diễn tài năng cũng làm. 

Bản dựng của các bạn có sự tìm tòi nhưng cũng chỉ ở mức độ vừa phải.

"Ở Sân khấu Thiên Đăng thì có điều kiện hơn để các bạn có thể xử lý hiệu quả tính ước lệ" - ông Ngọc giải thích.

Trong kịch bản, vở là câu chuyện gói gọn trên một chuyến đò. Có người đàn bà lái đò trông rất bình thản và có phần bí ẩn.

Ai lên đò cũng được yêu cầu đeo mặt nạ và không được mang vác nặng. Lần lượt từng người bước lên chuyến đò ấy: nhà thơ, thầy giáo, nhà sư, đôi tình nhân trẻ, cặp mẹ con, gã nhà thầu, kẻ cướp...

Với kịch bản này, để dựng cho hay không phải dễ và đòi hỏi lực diễn của diễn viên rất lớn vì họ trụ gần như xuyên suốt vở kịch.

Đạo diễn Trần Minh Ngọc tiết lộ với kịch bản mang nhiều triết lý thì ê kíp của Thiên Đăng đã tìm nhiều hình thức để vở hấp dẫn, không quá nặng nề, nghiêm túc, có những chỗ có thể cười. Từ tiếng cười bật ra những suy nghiệm về cuộc sống.

Ông cũng chia sẻ thêm trong kịch bản quy định nhân vật mang mặt nạ nhưng sân khấu đã có những thử nghiệm làm khác đi, sử dụng những trình thức mà người xem có thể tưởng tượng được hình dáng chiếc thuyền trên sân khấu.

Các nhân vật cũng có sự thay đổi để đẩy vai trò của họ lên như nhân vật nhà thơ (Thành Lộc đóng). Đạo diễn Trần Minh Ngọc đặc biệt chú ý đến nhân vật nhà sư của nghệ sĩ Hữu Châu. Ông tin rằng vai diễn này khi ra mắt sẽ gây ấn tượng với công chúng.

Hữu Châu lần đầu tiên đóng vai nhà sư

huu_chau

Nghệ sĩ Hữu Châu với tạo hình nhân vật nhà sư trong vở Chuyến đò định mệnh - Ảnh: Sân khấu Thiên Đăng

Trong những ngày tập, nghệ sĩ Hữu Châu liên tục bày tỏ sự hào hứng với vở diễn trên trang cá nhân.

Anh viết: "Vở này rất hay, mấy nay anh em, chú cháu tập trung đầy lửa và nhiệt tình. Sắp mừng Sân khấu Thiên Đăng tròn 1 tuổi".

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, nghệ sĩ Hữu Châu chia sẻ đây là lần đầu tiên anh đóng vai một nhà sư.

Hữu Châu vốn có sự quan tâm tới đạo Phật, anh thường xuyên đọc sách về Phật giáo nên dù vai diễn mới mẻ nhưng anh cảm thấy rất dễ thấm.

Chiếc thuyền trong vở diễn với anh như chiếc thuyền bát nhã trong nhà Phật.

Anh cho biết thêm vai diễn của anh thoại rất ít, chỉ thường xuyên nói câu "Nam mô A di đà Phật", nhưng khi đã nói thì là những câu thoại đắt giá.

"Đây là cơ hội để tôi có thể diễn ngầm khiến khi tập mình cảm thấy rất đã vì có một vai hay" - Hữu Châu nói về vai diễn và anh cũng nhớ đến nghệ sĩ Ba Vân.

Ngày xưa ông đóng Khi người điên biết yêu, thoại chỉ vài câu thôi mà qua lực diễn của ông người làm nghề và công chúng phải gọi ông là Quái kiệt Ba Vân.

Ngoài nghệ sĩ Thành Lộc, Hữu Châu, Chuyến đò định mệnh còn có sự tham gia của các nghệ sĩ Lê Khánh, Lương Thế Thành, Huy Tứ, Trương Hạ, Quốc Trung, Kiều Ngân, Mạnh Hùng…

Truyện ngắn Sang sông được chính tác giả Nguyễn Huy Thiệp chuyển thể thành kịch bản sân khấu có tên Đến bờ bên kia.

Năm 2008, đạo diễn Anh Tú đã dựng vở này dưới sự cố vấn của đạo diễn Doãn Hoàng Giang. Kịch tham gia Liên hoan Sân khấu thử nghiệm toàn quốc vào tháng 12 năm đó, thu hút dư luận trong giới với những ý kiến khen chê trái chiều.

Năm 2022, đạo diễn Bùi Như Lai lại dựng vở Đến bờ bên kia theo hình thức sân khấu thể nghiệm cho Đoàn kịch nói Hải Phòng.

Vở kịch tham gia Liên hoan Sân khấu quốc tế thử nghiệm lần thứ 5 năm 2022 và được trao huy chương vàng.

Mới đây, hồi tháng 6, Trung tâm Kịch Seoul cũng chọn dựng vở kịch thể nghiệm từ truyện ngắn Sang sông (cùng với truyện Không có vua) được in trong tập truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp do TS Kim Joo Young dịch, Nhà xuất bản Văn Học và Trí Tuệ xuất bản tại Hàn Quốc năm 2023.

Vở kịch được công diễn trong Chương trình giới thiệu kịch châu Á: Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc và Nhật Bản tại thủ đô Seoul, Hàn Quốc.

Theo tuoitre.vn

Bài liên quan
  • Việt Nam khai quật thành công ‘kho báu’ bị chôn vùi 12 thế kỷ ở một xã ven biển miền Trung, được công nhận kỷ lục thế giới

    Việt Nam khai quật thành công ‘kho báu’ bị chôn vùi 12 thế kỷ ở một xã ven biển miền Trung, được công nhận kỷ lục thế giới

    Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) khi đó đã đề nghị cơ quan chức năng phong tỏa khẩn cấp khu vực để bảo vệ nguyên trạng, họp bàn tìm cách khai quật tối ưu.
  • VIẾT TRUYỆN NGẮN NHƯ THẾ NÀO* - CHEKOV

    VIẾT TRUYỆN NGẮN NHƯ THẾ NÀO* - CHEKOV

    Sao lại nói là không có cốt truyện? Không đúng. Cốt truyện có ở mọi nơi mọi chỗ. Anh hãy nhìn vào bức tường này. Ai cũng biết ở đấy chẳng có gì cả. Nhưng anh hãy nhìn kỹ vào đó, hãy tìm trong đó một cái gì của mình, một cái gì không ai thấy được. Và anh hãy viết ra. Xin cứ tin điều tôi nói, bấy giờ thế nào cũng có một truyện ngắn. Cũng như anh có thể viết rất hay về một chủ đề đã cũ mèm như viết về ánh trăng, miễn là biết nhìn ra trong ánh trăng một cái gì của mình mà không phải một cái gì khác đã quá nhàm.
  • Nhà văn Minh Chuyên được phong tặng Anh hùng Lao động

    Nhà văn Minh Chuyên được phong tặng Anh hùng Lao động

    Theo thông tin từ nhà thơ Nguyễn Quang Thiều - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, nhà văn Minh Chuyên vừa được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động bởi những đóng góp đặc biệt cho văn học viết về chiến tranh thời hậu chiến.
  • Nhà thơ Bùi Giáng: Kỳ cuối: Gặp hoạn nạn là Kim Cương có mặt

    Nhà thơ Bùi Giáng: Kỳ cuối: Gặp hoạn nạn là Kim Cương có mặt

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Lúc đầu thấy Bùi Giáng cầu hôn Kim Cương không được, Nguyễn Thùy có lần đã đề nghị với Kim Cương một cách nghiêm túc hay là Kim Cương lấy Bùi Giáng làm chồng, biết đâu sẽ giúp anh ấy bớt khùng và viết lách đường hoàng, đĩnh đạc, dễ hiểu hơn?
  • Nhà thơ Bùi Giáng - Kỳ 4: Tỉnh điên một cõi hồng trần

    Nhà thơ Bùi Giáng - Kỳ 4: Tỉnh điên một cõi hồng trần

    Nguyễn Thùy có cô người yêu là sinh viên Đại học Sư phạm ban Anh văn rất quý trọng Bùi Giáng, cô này thường đi theo Bùi Giáng uống cà phê, quàng vai ông rất thân thiết khiến Bùi Giáng rất vui.
  • Nhà thơ Bùi Giáng - Kỳ 3: Trong cõi điên nhân tình thế thái

    Nhà thơ Bùi Giáng - Kỳ 3: Trong cõi điên nhân tình thế thái

    Sau khi không may gặp hỏa hoạn, không chỉ nhà bị cháy mà tất cả tác phẩm và sách vở tài liệu bị cháy sạch, Bùi Giáng lại thêm một cú sốc lớn khiến tâm hồn nhạy cảm của ông càng bị chấn động. Bùi Giáng càng điên hơn, ban ngày ông lang thang ngoài đường trong trang phục “cái bang” với mấy con chó nhỏ trong túi vải đeo lủng lẳng quanh mình. Cứ thế ông rong chơi khắp phố phường và trêu chọc thiên hạ, nhất là các cô gái đẹp.
  • Nhà thơ Bùi Giáng - Kỳ 2: Bút lực hoa trôi nước chảy

    Nhà thơ Bùi Giáng - Kỳ 2: Bút lực hoa trôi nước chảy

    Để có cả một kho tàng tác phẩm như thế Bùi Giáng đã viết lúc nào trong khi ông thường dành hết thời giang trong ngày để rong chơi cho những cuộc điên tưởng chừng bất tận? Đây là một điểm rất bí ẩn mà cho đến nay chưa có lời giải, kể cả những người gần gũi nhất với ông.
  • Nhà thơ Bùi Giáng - Kỳ 1: 'Giáo sư' không tốt nghiệp đại học

    Nhà thơ Bùi Giáng - Kỳ 1: 'Giáo sư' không tốt nghiệp đại học

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Bùi Giáng không tốt nghiệp đại học nhưng lại làm “giáo sư” dạy học một thời gian, là nhà nghiên cứu, khảo luận, dịch thuật và nhất là làm thơ. Ông dịch nhiều tác phẩm nổi tiếng của các tác giả tên tuổi trên thế giới, viết khảo luận đông tây kim cổ và đặc biệt là làm thơ nhanh như chớp bất cứ ở đâu, trong trường hợp nào.
  • Cửa ô Hà Nội hơn 100 năm trước

    Cửa ô Hà Nội hơn 100 năm trước

    Hà Nội từng có 21 cửa ô nhưng đến năm 1866, trên bản đồ chỉ còn 15 cái tên.
  • Chữ quốc ngữ khiến người Việt bị đứt gãy về văn hóa?

    Chữ quốc ngữ khiến người Việt bị đứt gãy về văn hóa?

    Một câu hỏi được đưa ra từ lâu trong giới nghiên cứu nhưng không dễ trả lời: sự thay đổi chữ viết tạo ra sự đứt gãy về văn hóa, truyền thống trong dân tộc ta?