chan_dung-ke_si

Nhà phê bình Thụy Khuê: Nhiều nhà văn Pháp kính trọng Nguyễn Huy Thiệp như một nhà văn lớn của nhân loại

07-03-2024

Lượt xem 1731

Đánh giá 0 lượt đánh giá

Chia sẻ

  Nguyễn Huy Thiệp

Nhà phê bình Thụy Khuê: Nhiều nhà văn Pháp kính trọng Nguyễn Huy Thiệp như một nhà văn lớn của nhân loại

Nhà phê bình Thụy Khuê (giữa) cùng hai nhà phê bình Ngô Văn Giá (trái), Phạm Xuân Nguyên (phải) trong buổi trò chuyện về Nguyễn Huy Thiệp tại Không gian Nguyễn Huy Thiệp đang hoàn thiện. Ảnh: Hoàng Hương

Chân Dung Kẻ Sĩ - Bà Thụy Khuê: Mỗi lần Nguyễn Huy Thiệp sang Pháp thì nhiều tờ báo phỏng vấn viết về ông, từ những báo lớn nhất như Le monde, Libération, le Nouvel Observateur đến những báo ít nổi tiếng hơn. Nhà báo kỳ cựu Jean Lacouture, một tên tuổi lớn ở Pháp, đã từng nhiều lần phỏng vấn Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông Phạm Văn Đồng, cũng tìm phỏng vấn Nguyễn Huy Thiệp. Nhiều nhà văn Pháp tìm đến gặp, trò chuyện với Nguyễn Huy Thiệp, trong đó có cả nhà văn được giải Goncourt. Những cuộc trò chuyện cho thấy họ kính trọng Nguyễn Huy Thiệp như một nhà văn lớn của nhân loại.

Nhà nghiên cứu, phê bình Thụy Khuê, một người bạn rất thân thiết với Nguyễn Huy Thiệp và có công lớn giới thiệu Nguyễn Huy Thiệp ra quốc tế, đặc biệt là ở Pháp, vừa có buổi trò chuyện về Nguyễn Huy Thiệp sáng 25.2 tại chính Không gian Nguyễn Huy Thiệp được nâng cấp từ ngôi nhà xưa của cố nhà văn ở Hà Nội. Không gian đang dần được hai con trai của cố nhà văn hoàn thiện.

thuy_khue_nguyen_huy_thiep

Nhà phê bình Thụy Khuê thăm nhà văn Nguyễn Huy Thiệp khi ông còn sống - Ảnh blog thuykhue

Lần về nước này, ở tuổi 80, bà Thụy Khuê trao tặng gia đình nhiều tư liệu quý về Nguyễn Huy Thiệp mà bà lưu trữ rất cẩn thận trong 30 năm tình bạn giữa nhà văn tài năng và nhà phê bình tinh tường.

Người Pháp đánh giá cao Nguyễn Huy Thiệp

Nguyễn Huy Thiệp được dịch ở Pháp nhiều nhất. Tuyển tập 45 truyện ngắn đặc sắc nhất của Nguyễn Huy Thiệp đã được dịch trong tuyển tập tại Pháp. Ông cũng là nhà văn Việt Nam duy nhất được phát hành sách bỏ túi ở Pháp. Có nghĩa sách của ông có nhiều bạn đọc, tên tuổi của ông phổ biến ở Pháp.

Nguyễn Huy Thiệp đã thả hai “quả bom” ở Pháp. Lần thứ nhất là năm 1990, khi Tướng về hưu được dịch và phát hành ở Pháp.

Lần thứ hai là năm 2005, khi tiểu thuyết Tuổi 20 yêu dấu được dịch và xuất bản tại Pháp. Trái với dư luận trong nước nhiều người không thích tiểu thuyết của Nguyễn Huy Thiệp và cho ông không thành công ở thể loại tiểu thuyết. Nhưng khi ông chuyển hướng sang viết tiểu thuyết thì người Pháp vẫn tiếp đón nhận ông nồng nhiệt không kém khi Tướng về hưu ra mắt ở đất nước này. Nhà xuất bản Aube đã không ngừng hoàn chỉnh, tái bản cuốn tiểu thuyết.

nguyen_huy_thiep_works

Những tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp được in dạng sách bỏ túi ở Pháp. Ảnh: Hoàng Hương

Ở Pháp, người ta không chỉ dịch và xuất bản văn của Nguyễn Huy Thiệp mà họ còn chiếu phim chuyển thể từ truyện ngắn của ông (Những người thợ xẻ của đạo diễn Vương Đức), dựng kịch…

Mỗi lần Nguyễn Huy Thiệp sang Pháp thì nhiều tờ báo phỏng vấn viết về ông, từ những báo lớn nhất như Le monde, Libération, le Nouvel Observateur đến những báo ít nổi tiếng hơn. Nhà báo kỳ cựu Jean Lacouture, một tên tuổi lớn ở Pháp, đã từng nhiều lần phỏng vấn Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông Phạm Văn Đồng, cũng tìm phỏng vấn Nguyễn Huy Thiệp. Giống như trong viết văn, khi trả lời báo chí Nguyễn Huy Thiệp rất thông minh và thâm thúy, nói đa nghĩa khiến nhiều khi người dịch không biết phải dịch thế nào mới truyền tải được hết nghĩa.

Khi Nguyễn Huy Thiệp sang Pháp thường ở nhà bà Thụy Khuê nên bà có dịp chứng kiến nhiều nhà văn Pháp tìm đến gặp, trò chuyện với Nguyễn Huy Thiệp, trong đó có cả nhà văn được giải Goncourt. Những cuộc trò chuyện cho thấy họ kính trọng Nguyễn Huy Thiệp như một nhà văn lớn của nhân loại.

thuy_khue_tang_tranh_nguyen_huy_thiep

Bà Thụy Khuê giới thiệu về bức Ký họa Nguyễn Huy Thiệp ký họa dịch giả trẻ đã dịch Tuổi 20 yêu dấu ra tiếng Pháp, được bà tặng lại cho gia đình nhà văn. Ảnh: Hoàng Hương

“Chúng ta còn đang nợ Nguyễn Huy Thiệp”

Nhà phê bình Thụy Khuê cũng thử lý giải tại sao người Pháp quý trọng Nguyễn Huy Thiệp như vậy. Theo bà, lý do là vì họ trọng giá trị văn học của Nguyễn Huy Thiệp. Giá trị ấy nằm ở chữ của ông. Chữ ấy được thể hiện qua đối thoại trong truyện của Nguyễn Huy Thiệp. Có thể coi ông là kịch tác gia vì thế.

Người ta yêu Nguyễn Huy Thiệp còn bởi xã hội mà ông đưa ra trong các tác phẩm văn chương rất tàn nhẫn nhưng nó lại cũng rất nhân đạo. Kịch Quỷ ở với người phóng tác từ truyện ngắn Không có vua khi được dịch sang tiếng Pháp thì đài phát thanh văn hóa của Pháp đã dựng kịch, rất hay. Bà Thụy Khuê nghe cũng giật mình.

Đĩa Nguyễn Huy Thiệp vẽ lại chân dung Thụy Khuê thời trẻ do họa sĩ Lê Thị Lựu vẽ, nay bà Thụy Khuê tặng lại cho Không gian Nguyễn Huy Thiệp. Ảnh: Hoàng Hương

Độc giả quốc tế nói chung và độc giả Pháp nói riêng thích Nguyễn Huy Thiệp bởi văn chương của ông có tính nhân loại. “Nguyễn Huy Thiệp viết về xã hội Việt Nam thời ông sống một cách rất sâu sắc, nhưng nó cũng là bi kịch của con người nói chung. Dân tộc nào đọc mà hiểu được thì cũng thấy truyện của Nguyễn Huy Thiệp ghê gớm quá… Mỗi chỗ ông châm ngòi bút vào đều đau, đều ghê gớm, đều đáng cho mình đọc. Với một số chữ cực tiểu ông làm được một điều cực đại”, bà Thụy Khuê nói.

Bà cho biết đã đọc khá nhiều nhưng chưa từng thấy tác giả nào có thể mô tả sự tan nát của một gia đình, sự tan nát của một xã hội lại sâu sắc mà chỉ bằng một số chữ ngắn ngủi như Nguyễn Huy Thiệp. Mỗi nhân vật trong Không có vua là một vũ trụ riêng nhưng ông có thể tóm gọn nhiều vũ trụ ấy chỉ trong ít trang giấy.

Nhà Phê bình Thụy Khuê tặng lại một valy tài liệu về Nguyễn Huy Thiệp bà tập hợp, lưu giữ 30 năm. Ảnh: Hoàng Hương

Khẳng định giá trị văn chương của Nguyễn Huy Thiệp, bà Thụy Khuê bày tỏ suy nghĩ bà “có cảm tưởng trong nước không hiểu Nguyễn Huy Thiệp với đúng tầm vóc của ông”.

Nhà phê bình Văn Giá cũng đồng tình điều này. Ông bảo, bằng chuyên môn của mình, ông hoàn toàn tin tưởng Nguyễn Huy Thiệp là nhà văn lớn của đất nước. Văn chương của ông có khả năng đục thủng các biên giới địa lý và văn hóa để đi ra quốc tế. Không phải vô cớ mà Pháp dịch Nguyễn Huy Thiệp rất nhiều. Còn trong nước dường như chưa đánh giá đúng tầm vóc của ông. “Chúng ta còn đang nợ Nguyễn Huy Thiệp”, ông Giá nói.

Nguyễn Huy Thiệp không phải là nhà văn phản kháng

Bà Thụy Khuê cho biết việc dịch Nguyễn Huy Thiệp sang tiếng Anh hạn chế hơn những bản dịch tiếng Pháp. Bà kể có lần Nguyễn Huy Thiệp đã trò chuyện với bà bày tỏ ông không hài lòng với các bản dịch tiếng Anh các tác phẩm của ông. Vì dịch giả đã trình bày Nguyễn Huy Thiệp như một nhà văn phản kháng nhưng Nguyễn Huy Thiệp muốn được coi mình chỉ là nhà văn đúng nghĩa chung của từ này.

“Coi Nguyễn Huy Thiệp là nhà văn phản kháng là quây tròn ông lại trong một vòng rất nhỏ bé trong khi địa bàn tư tưởng của ông ấy rộng lớn hơn nhiều… Dương Thu Hương nổi tiếng là một nhà văn phản kháng còn Nguyễn Huy Thiệp khác, đọc ông khó và dịch ông còn khó hơn. Bởi văn Nguyễn Huy Thiệp, tả một cách nôm na là thứ văn ghềnh thác, khúc khuỷu, luôn có những ẩn dụ giấu bên trong”, nhà phê bình Thụy Khuê nói.

Kim Băng - theo Hoàng Hương/nguoidothi.net.vn

Bài liên quan
  • 9 huyền thoại văn chương chưa từng nhận giải Nobel

    9 huyền thoại văn chương chưa từng nhận giải Nobel

    Có nhiều đóng góp to lớn cho nền văn học, một số nhà văn xứng đáng được vinh danh tại giải Nobel nhưng dường như họ lại "vô duyên" với giải thưởng danh giá này.
  • Top 10 tác phẩm âm nhạc nổi bật của TP.HCM có Đất nước trọn niềm vui, Một đời người một rừng cây

    Top 10 tác phẩm âm nhạc nổi bật của TP.HCM có Đất nước trọn niềm vui, Một đời người một rừng cây

    Mùa xuân trên TP.HCM, Đất nước trọn niềm vui, Thành phố trẻ, Thành phố tình yêu và nỗi nhớ... có tên trong danh sách bình chọn 50 tác phẩm nổi bật thuộc nhiều lĩnh vực của TP.HCM.
  • Thể lệ Giải thưởng Thơ 1-2-3 lần thứ I

    Thể lệ Giải thưởng Thơ 1-2-3 lần thứ I

    Kể từ khi thể thơ 1-2-3 ra đời vào mùa thu năm 2018 đến nay, ngoài hàng trăm tác giả trong và ngoài nước sáng tác thể nghiệm, đã có nhiều tập thơ 1-2-3 được xuất bản, chưa kể những bài thơ 1-2-3 in chung với các thể loại thơ khác trong các tập thơ. Đó là thành quả chung của những người yêu thơ và làm thơ 1-2-3.
  • 'Thơ ngày nay xa rời hiện thực'

    'Thơ ngày nay xa rời hiện thực'

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Nhà thơ Đặng Huy Giang cho rằng hiện nay tìm được bài thơ hay thì hiếm hoi như "sao buổi sớm, lá mùa thu".
  • Nhà văn Mỹ Francis Scott Fitzgerald: Một đời lấy ngắn nuôi dài

    Nhà văn Mỹ Francis Scott Fitzgerald: Một đời lấy ngắn nuôi dài

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Viết truyện ngắn nhảm nhí để sinh nhai những mong Great Gatsby sẽ trở thành tiểu thuyết khiến giới văn chương Mỹ công nhận mình là một nhà văn lớn, thế nhưng cuốn tiểu thuyết, sau này sẽ trở thở thành một tượng đài của văn chương Mỹ, chỉ nhận được những bài điểm sách vặt của các phóng viên thay vì những bài của các nhà phê bình sành sỏi. Dù sao thì, mặc cho Great Gatsby không được công nhận trong thời đại Fitzgerald đang sống, nhưng tới ngày nay, khi mà nhiều người trong số các nhà văn nổi tiếng cùng thời với ông đã bị rơi vào quên lãng, Great Gatsby, tác phẩm hay nhất của ông vẫn được nhiều người tìm đọc, được giảng dạy trong nhiều chương trình đại học Mỹ, là một sự công nhận lớn nhất mà một người là nhà văn hằng mong ước.
  • Việt Nam khai quật thành công ‘kho báu’ bị chôn vùi 12 thế kỷ ở một xã ven biển miền Trung, được công nhận kỷ lục thế giới

    Việt Nam khai quật thành công ‘kho báu’ bị chôn vùi 12 thế kỷ ở một xã ven biển miền Trung, được công nhận kỷ lục thế giới

    Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) khi đó đã đề nghị cơ quan chức năng phong tỏa khẩn cấp khu vực để bảo vệ nguyên trạng, họp bàn tìm cách khai quật tối ưu.
  • VIẾT TRUYỆN NGẮN NHƯ THẾ NÀO* - CHEKOV

    VIẾT TRUYỆN NGẮN NHƯ THẾ NÀO* - CHEKOV

    Sao lại nói là không có cốt truyện? Không đúng. Cốt truyện có ở mọi nơi mọi chỗ. Anh hãy nhìn vào bức tường này. Ai cũng biết ở đấy chẳng có gì cả. Nhưng anh hãy nhìn kỹ vào đó, hãy tìm trong đó một cái gì của mình, một cái gì không ai thấy được. Và anh hãy viết ra. Xin cứ tin điều tôi nói, bấy giờ thế nào cũng có một truyện ngắn. Cũng như anh có thể viết rất hay về một chủ đề đã cũ mèm như viết về ánh trăng, miễn là biết nhìn ra trong ánh trăng một cái gì của mình mà không phải một cái gì khác đã quá nhàm.
  • Nhà văn Minh Chuyên được phong tặng Anh hùng Lao động

    Nhà văn Minh Chuyên được phong tặng Anh hùng Lao động

    Theo thông tin từ nhà thơ Nguyễn Quang Thiều - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, nhà văn Minh Chuyên vừa được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động bởi những đóng góp đặc biệt cho văn học viết về chiến tranh thời hậu chiến.
  • Nhà thơ Bùi Giáng: Kỳ cuối: Gặp hoạn nạn là Kim Cương có mặt

    Nhà thơ Bùi Giáng: Kỳ cuối: Gặp hoạn nạn là Kim Cương có mặt

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Lúc đầu thấy Bùi Giáng cầu hôn Kim Cương không được, Nguyễn Thùy có lần đã đề nghị với Kim Cương một cách nghiêm túc hay là Kim Cương lấy Bùi Giáng làm chồng, biết đâu sẽ giúp anh ấy bớt khùng và viết lách đường hoàng, đĩnh đạc, dễ hiểu hơn?
  • Nhà thơ Bùi Giáng - Kỳ 4: Tỉnh điên một cõi hồng trần

    Nhà thơ Bùi Giáng - Kỳ 4: Tỉnh điên một cõi hồng trần

    Nguyễn Thùy có cô người yêu là sinh viên Đại học Sư phạm ban Anh văn rất quý trọng Bùi Giáng, cô này thường đi theo Bùi Giáng uống cà phê, quàng vai ông rất thân thiết khiến Bùi Giáng rất vui.