chan_dung-ke_si

MỘT LẦN TỚI THỦ ĐÔ - Truyện ngắn Trần Đăng

30-11-2023

Lượt xem 1836

Đánh giá 0 lượt đánh giá

Chia sẻ

  Trần Đăng

MỘT LẦN TỚI THỦ ĐÔ - Truyện ngắn Trần Đăng

Nhà văn Trần Đăng (Đặng Trần Thi - 1921-1949)

Chân Dung Kẻ Sĩ: Một lần tới Thủ đô có thể coi là một lời tuyên ngôn của nhà văn Trần Đăng, viết hồi tháng Một năm 1946.

Nhà văn chào tạm biệt Hà Nội xưa cũ, một Hà Nội mà: "Thủ đô Việt Nam được tô điểm bằng bao nhiêu màu sắc quốc tế. Đời sống Việt Nam cũng phản chiếu được ngay cái ánh sáng phù hoa ấy. Phòng trà ở góc phố Hàng Bạc, một ánh sáng đều nhạt, dịu dàng. Những thanh niên tuấn tú ngồi bên những màu thêu hoa. Những tiếng đàn rền rĩ ở những cung trầm. Xa chút nữa, cánh cửa của một tiệm nhảy hé mở để một võ quan ngoại quốc cao lớn lách cặp thướt tha cũng như chợt thoát bay ra ngoài tiếng đàn lả lướt."

 

Trời vừa tối sầm lại thì bốn chiến sĩ xuống cầu vào tới trong thành phố. Trong gió rét căm căm, dưới trời mù tối và xám lạnh, sương tỏa vào phố từ phía bờ sông, nên không nhìn rõ mặt mũi của bốn bóng người, hàng một, thấp thoáng bước theo nhau. Nhưng chỉ nhìn những bộ quần áo đen xám mỏng tanh, chẽn vào lưng, thắt vào bắp chân mỗi người, khẩu súng lớn đeo bên hông của người đi đầu, hình con dao quắm bên sườn một người đi sau cũng đủ biết đấy là bốn chiến sĩ mới từ chiến khu về.

Trời vừa tối sầm lại thì bốn chiến sĩ xuống cầu vào tới trong thành phố. Trong gió rét căm căm, dưới trời mù tối và xám lạnh, sương tỏa vào phố từ phía bờ sông, nên không nhìn rõ mặt mũi của bốn bóng người, hàng một, thấp thoáng bước theo nhau. Nhưng chỉ nhìn những bộ quần áo đen xám mỏng tanh, chẽn vào lưng, thắt vào bắp chân mỗi người, khẩu súng lớn đeo bên hông của người đi đầu, hình con dao quắm bên sườn một người đi sau cũng đủ biết đấy là bốn chiến sĩ mới từ chiến khu về.

Dân chúng Hà thành từ hai, ba tháng nay đã quen thuộc với những hình dạng ấy. Và những ngày chưa xa, chính những hình dạng ấy đã làm tất cả Hà Nội sôi nổi, hân hoan.

Nhưng hôm nay mới về thì hình như chiến sĩ đến chậm quá! Mà có bốn người thì ít quá! Hình ảnh khêu gợi và quyến rũ của chiến sĩ đều trở nên tầm thường rồi.

Vả lại những trẻ bán báo, những bác hàng rong, những phu phen, thợ thuyền… nghĩa là tất cả những người còn thích xem chiến sĩ nhất, sau một ngày vất vả làm ăn trong thành phố đã tản mát cả ra những ngoại ô, ngoài bãi, trở về nhà; hoặc đã chúi vào mấy xó cửa ngay trong phố tránh cái rét, càng về chiều càng buốt căm căm.

Nhưng mặc dầu, chỉ biết rằng chiều hôm nay, không có ai đi đón chiến sĩ mà cũng chẳng ai đi theo xem. Nhớ lại có ngày chân cầu, thành cầu đầy người bám, và phố ở dưới chân cầu, người xếp hàng hai bên dài tăm tắp.

Nhưng mà thực ra, chiến sĩ thản nhiên, im lặng bước, đi hàng một - lối đi rừng - người đi sau dẫm lên dấu chân của người đi trước, không hề chú ý gì đến chung quanh.

Cho tới đầu phố Hàng Ngang thì đèn thành phố bật sáng. Và cùng với đèn thành phố, một cảnh tượng tưng bừng cũng sáng bật lên. Lối đèn phòng thủ lù mù vừa bị bỏ đi. Nhiều cửa hiệu im lìm suốt mấy năm chiến tranh đã sáng rực hẳn lên. Những tủ kính hắt ra hè phố từng mảng ánh sáng vuông vắn - Ánh sáng rực rỡ, ấm cúng lạ thường, trong không khí lạnh dưới trời không trăng sao, và lòng người như phấn khởi hẳn lên. Không ai bảo ai, tất cả mọi người đua nhau ra đường. Mỗi lúc một đông thêm, từ các ngả đường, người và xe dần dần như nêm như cối náo nhiệt đổ mãi vào những phố Hàng Ngang, Hàng Đào, mạch máu của Hà Nội.

Thực là đằng đẵng mấy năm trời sau bao nhiêu biến cố, hãi hùng và mong đợi, cảnh phồn thịnh, lộng lẫy, sáng sủa như vậy mới trở lại. Nhưng trở lại hơi vội quá chăng?

Nhiều thứ hàng thuộc về loại xa xỉ phẩm tưởng không bao giờ còn được trông thấy nữa, hay còn dùng làm gì được nữa, đã lại từ lúc nào hiện về, nằm im trong lần kính, quý giá và êm đềm như giấc ngủ của nàng công chúa trong truyện thần tiên.

Hà Nội vội vàng sống lại đêm nay những đêm nào của một thời đã qua để xứng với tên kinh thành hoa lệ và người của Hà Nội chiều nay cũng thực là những người của đất văn vật nghìn năm…

Rất nhiều kiều dân và võ quan ngoại quốc trong bộ đồ len ấm áp, sang trọng tỏa ra những hương thơm ngào ngạt của nước hoa và của yên hương. Những chiếc áo khoác trắng như tuyết trên vai những thiếu nữ Việt Nam hay những thiếu phụ mới từ miền Bắc xuống đây, thấp thoáng trong những chiếc xe hơi kiểu lạ, bóng loáng, xịch máy, từ từ đi trong phố. Mặc dầu tất cả những sự đã xảy ra, một võ quan Nhật Bản vẫn lẫm lượt ngồi trong một chiếc xe hơi buông mui với gươm và găng tay trắng, rẽ qua một cổng chào có hình thanh thiên bạch nhật và hàng chữ Hoan hô Đồng minh.

Thủ đô Việt Nam được tô điểm bằng bao nhiêu màu sắc quốc tế. Đời sống Việt Nam cũng phản chiếu được ngay cái ánh sáng phù hoa ấy. Phòng trà ở góc phố Hàng Bạc, một ánh sáng đều nhạt, dịu dàng. Những thanh niên tuấn tú ngồi bên những màu thêu hoa. Những tiếng đàn rền rĩ ở những cung trầm. Xa chút nữa, cánh cửa của một tiệm nhảy hé mở để một võ quan ngoại quốc cao lớn lách cặp thướt tha cũng như chợt thoát bay ra ngoài tiếng đàn lả lướt.

Tiếng đàn lả lướt vẳng đưa trên trời và trong đêm Hà Nội. Những ham muốn mạnh mẽ và hồi hộp nặng sa vào trong lòng mấy trang thanh niên bước vội trên vỉa hè. Nước hồ gươm rung làn ánh sáng như giục giã. Chút sương mờ trước mắt như đợi chờ.

“Ái tình trong giờ phút này đã phấn khởi hẳn lên trong mắt những ai ai”.

Nhưng trong ánh sáng ấy, giữa những luồng sinh khí ấy, bốn chiến sĩ vẫn thản nhiên bước theo hàng một lối đi rừng người đi sau dẫm lên dấu chân người đi trước. Nét mặt họ lúc này đã trông rõ được: bốn khuôn mặt to, đen sạm, hiền hậu vô cùng, nhưng yên lặng và thản nhiên vô cùng. Những đôi mắt ấy không sáng lên một chút nào trước những ánh sáng rực rỡ kia. Những đôi mắt chỉ nhìn thẳng để bước đều lên. Tiếng hát của một hộp vô tuyến điện có làm cho người đi đầu nhìn ngang một chút, nhưng mà vẫn như không nghe thấy. Vì tiếng hát đã hát rằng:

Buồn nhớ khóm trúc ngày xưa
Buồn trông tình xưa còn đó.

Người xưa còn nhớ ta chăng ?
Hay đã quên rồi?

Thực vậy, mắt mở mà không trông, tai lắng mà không nghe, bốn chiến sĩ đều bước theo người đi đầu dẫn đường. Không có một chút tình ý gì, không có một dây liên lạc nào giữa những người ấy, với những cảnh tượng ấy. Kỷ niệm âm u và xa vắng của rừng núi không tan biến trước ánh sáng của kinh thành.

Bốn chiến sĩ cứ tiến dần mãi ra ngoại ô. Họ tìm tới một trường quân chính. Đây là mục đích của họ lần này về Thủ đô. Họ đến chậm rồi, nên có vẻ vội vã lắm.

Sáng mau, ở bãi cỏ nhà trường, họ sẽ chào lá cờ đỏ sao vàng. Những ngày ở lại đây, học còn được xem nữa cái ánh sáng của kinh thành. Nhưng xem mà vẫn không hề lưu luyến. Không bao giờ hai bên sẽ hiểu nhau. Một ngày mai, trở về rừng núi, hay xông pha nơi khói lửa, có lẽ kỷ niệm của họ ở Thủ đô chỉ là một lá cờ mỗi sáng kéo lên trên bãi cỏ ướt của nhà trường. Còn những cảnh khác vô tình họ đã nhìn thấy, thì lại sẽ vô tình lần lần phai mờ mà mất hẳn đi.

Và đấy là một kỷ niệm ấm áp độc nhất của một thành phố đầy ánh sáng và len dạ.
Tháng 1/1946

Bài liên quan
  • BẾN ĐỢI CHỒNG – Truyện ngắn Nguyễn Thị Châu Giang

    BẾN ĐỢI CHỒNG – Truyện ngắn Nguyễn Thị Châu Giang

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Nhiên cất tiếng hát "Ơi chàng ơi chim có bạn có bầy, thuyền có bến có sông sao lại để em năm canh gối chiếc chăn đơn đợi chàng... "
  • HAI NGƯỜI BẠN – Truyện ngắn Khái Hưng

    HAI NGƯỜI BẠN – Truyện ngắn Khái Hưng

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Hai người bạn là truyện ngắn của nhà văn Khái Hưng, in trong tập truyện ngắn Hạnh, Đời nay xuất bản năm 1940.
  • CÁI ĐÈN LỒNG – Truyện ngắn Vũ Bằng

    CÁI ĐÈN LỒNG – Truyện ngắn Vũ Bằng

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Vũ Bằng hoạt động sôi nổi trong lĩnh vực báo chí từ những năm 1930-1940 khi tuổi đời còn rất trẻ. Ông là chủ bút tờ Tiểu Thuyết Thứ Bảy, thư ký tòa soạn tờ Trung Bắc Chủ Nhật khi mới hơn hai mươi tuổi. Khi Nhật-Pháp so kè với nhau chiếm nước ta, dưới áp lực kinh người của những kẻ xâm lược, Vũ Bằng vẫn giữ tư thế của tờ Trung Bắc Chủ Nhật là phục vụ người Việt, vì quốc gia dân tộc, khiến cả chính quyền Pháp và Nhật đều phải kiêng nể.  Trước 1945, Vũ Bằng nổi tiếng trong việc giúp đỡ các nhà văn khác cả tiền bạc lẫn kinh nghiệm viết lách. Rất nhiều nhà văn nhận những lời khuyên của Vũ Bằng sau này đều trở thành những nhà văn lớn của Việt Nam. Thế nhưng, một thời gian dài kể từ khi Vũ Bằng di cư vào Nam năm 1954, các tác phẩm của ông biến mất không còn dấu vết, không được nhắc tới trong nhà trường, bị đưa vào danh mục cấm do cái tiếng "dinh tê, về thành", nhà văn "quay lưng lại với Kháng chiến"... gây ra. Ông lâm trọng bệnh và mất ở TP. Hồ Chí Minh năm 1984 trong cảnh vô cùng túng thiếu. Mãi sau này, ông mới được minh oan rằng không phải ông quay lưng với kháng chiến mà là ông đã nhận nhiệm vụ hoạt động bí mật trong giới trí thức nội thành từ năm 1952 và vào Nam năm 1954 theo lệnh của tổ chức. Tháng 3 năm 2000, Cục Chính trị thuộc Tổng cục 2 - Bộ Quốc phòng Việt Nam đã có văn bản xác nhận nhà văn Vũ Bằng là chiến sĩ quân báo.
  • ÔNG NỘI VÀ ÔNG NGOẠI – Truyện ngắn Xuân Quỳnh

    ÔNG NỘI VÀ ÔNG NGOẠI – Truyện ngắn Xuân Quỳnh

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ hàng đầu của Việt Nam nửa cuối thế kỷ XX, sức ảnh hưởng của Xuân Quỳnh lớn tới nỗi Google từng vinh danh bà trên trang chủ của họ vào năm 2019. Là nhà thơ nên tất nhiên bà nổi tiếng về thơ và hầu như khó tìm được ai không biết bài Thuyền và Biển của bà. Nhưng Xuân  Quỳnh cũng viết văn và viết rất nhiều truyện cho thiếu nhi, truyện Ông nội và ông ngoại dưới đây là một trong số đó.
  • LỜI NGUYỀN - Truyện ngắn Khái Hưng

    LỜI NGUYỀN - Truyện ngắn Khái Hưng

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Lời Nguyền là truyện ngắn của nhà văn Khái Hưng, viết về quãng thời gian ông bị thực dân Pháp bắt tại Hà Nội (1941) và đưa lên giam giữ tại trại giam Vụ Bản, Châu Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình. Truyện được xem là một trong những tác phẩm xuất sắc cuối cùng của nhà văn Khái Hưng. 
  • CHÙA ĐÀN III. - MƯỠU CUỐI - Truyện ngắn Nguyễn Tuân

    CHÙA ĐÀN III. - MƯỠU CUỐI - Truyện ngắn Nguyễn Tuân

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Mưỡu Cuối được nhà văn Nguyễn Tuân viết năm 1946, đặt làm Phần cuối và đem đi xuất bản ở Quốc Văn với tên Chùa Đàn. Với Tâm sự của nước độc, Nguyễn Tuân băng băng trèo lên đỉnh đèo văn, còn với Chùa Đàn, ông bồng bềnh trôi, chưa mỏi gối nhưng đã không còn đỉnh đèo nào để leo nữa.
  • CHÙA ĐÀN - II. TÂM SỰ CỦA NƯỚC ĐỘC - Truyện ngắn Nguyễn Tuân

    CHÙA ĐÀN - II. TÂM SỰ CỦA NƯỚC ĐỘC - Truyện ngắn Nguyễn Tuân

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Phần II của Chùa Đàn, được nhà văn Nguyễn Tuân viết năm 1945 có tên Tâm sự của nước độc. Truyện có phần đề từ lấy trong Chữ Nhàn, một bài hát nói của Nguyễn Công Trứ; “Ai hay hát mà ai hay nghe hát”. Trong Chùa Đàn, truyện được sắp xếp thành phần II. Nhà văn Khái Hưng và một số nhà văn khác cho rằng, (việc) Nguyễn Tuân viết thêm Dựng và Mưỡu Cuối, đã làm hỏng mất sự toàn bích một tác phẩm tuyệt mỹ.
  • CHÙA ĐÀN - DỰNG - Tuyện ngắn Nguyễn Tuân

    CHÙA ĐÀN - DỰNG - Tuyện ngắn Nguyễn Tuân

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Chùa Đàn được xem là tác phẩm hội tụ những gì tinh hoa nhất của nhà văn Nguyễn Tuân do Quốc Văn xuất bản năm 1946 tại Hà Nội. Chùa Đàn bắt đầu từ truyện ngắn Tâm sự của nước độc trong loạt truyện kinh dị Yêu Ngôn ông đăng trên các báo thời bấy giờ. Đến năm 1946, để phù hợp với diễn biến thời cuộc, ông viết thêm hai phần bổ sung, đặt làm phần Một và Ba, Tâm sự của nước độc trở thành phần Hai của tác phẩm.
    Dù là tác phẩm hay nhất của Nguyễn Tuân, nhưng Chùa Đàn đã bị đánh giá thấp do các yếu tốc ma quái kì dị đầy màu sắc tâm linh của nó. Kể từ lần in năm 1946 và sau đó được Tân Việt tái bản ở Sài Gòn* năm 1947, đến tận năm 1981, Chùa Đàn vẫn không được nhà xuất bản đưa vào tuyển tập của ông. Điều này đã khiến Nguyễn Tuân buồn bã đến nỗi; "Tôi tiếc cái Chùa Đàn quá. Họ cắt cái Chùa Đàn khỏi tuyển tập này, cũng giống như cắt cái gan ra khỏi bụng tôi".
    Đến năm 1999, Chùa Đàn mới được in trở lại trong tập Yêu Ngôn do nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh thực hiện. Ngày nay Chùa Đàn không những đã được xuất bản, mà còn được chuyển thể sang nhiều loại hình nghệ thuật khác như kịch nói, cải lương, phim điện ảnh. Ở mảng điện ảnh, Chùa Đàn được dựng thành bộ phim khá nổi tiếng Mê Thảo – thời vang bóng do đạo diễn Việt Linh thực hiện.
  • NGÕ LỖ THỦNG – Trung Trung Đỉnh Phần cuối

    NGÕ LỖ THỦNG – Trung Trung Đỉnh Phần cuối

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Phần cuối của Ngõ lỗ thủng, tác phẩm dựa trên những ký ức, sự kiện và nhân vật có thật của nhà văn Trung Trung Đỉnh, về một con ngõ quanh co gần phố Vân Hà của Hà Nội thời đất nước đang chuyển mình những năm 1980. Truyện, cùng với Tiễn biệt những ngày buồn, đã được Đài truyền hình Việt Nam chuyển thể thành phim truyền hình 29 tập Ngõ Lỗ Thủng, và dù, ông viết lời cho ca khúc trong phim, nhưng ông lại chả biết bộ phim ấy thế nào, vì ông bảo không xem phim.
  • NGÕ LỖ THỦNG – Trung Trung Đỉnh Phần 1

    NGÕ LỖ THỦNG – Trung Trung Đỉnh Phần 1

    Chân Dung Kẻ Sĩ: Ngõ lỗ thủng của Trung Trung Đỉnh dựa trên ký ức của những sự kiện, nhân vật có thật của chính nhà văn, về một con ngõ quanh co gần phố Vân Hà của Hà Nội thời đất nước đang chuyển mình những năm 1980. Truyện, cùng với Tiễn biệt những ngày buồn, đã được Đài truyền hình Việt Nam chuyển thể thành phim truyền hình 29 tập Ngõ Lỗ Thủng, và dù, ông viết lời cho ca khúc trong phim, nhưng ông lại chả biết bộ phim ấy thế nào, vì ông bảo không xem phim.